Tự Lực Cánh Sinh
Các Nguồn Tài Liệu


Các Nguồn Tài Liệu

Ví Dụ Thực Tập Phỏng Vấn

Chọn vai và diễn theo kịch bản sau đây. Tùy vào độ lớn của nhóm, anh chị em có thể đóng nhiều vai.

  • Người dẫn chuyện

  • Điều phối viên

  • David (Người phỏng vấn)

  • Jennifer (Người tìm việc)

  • Thành Viên 1 trong Nhóm

  • Thành Viên 2 trong Nhóm

  • Thành Viên 3 trong Nhóm

Hãy tưởng tượng anh chị em đang xem một nhóm tự lực thực tập sinh hoạt phỏng vấn này.

Điều phối viên: Vậy thì để bắt đầu các bài tập thực hành phỏng vấn của chúng ta, có vẻ như chúng ta cần hai người xung phong—một sẽ là người phỏng vấn, và một sẽ là người đang tìm việc làm. Có ai xung phong không?

David: Tôi sẽ thử làm người phỏng vấn cho lần này.

Jennifer: Tôi sẽ làm người tìm việc làm. Có lẽ cũng bắt đầu trước luôn.

Điều phối viên: Vậy thì tuyệt! Trước khi đi lên phía trước để đóng vai, chị Jennifer có thể nhanh chóng cho chúng tôi biết về công việc chị đang quan tâm không?

Jennifer: Được chứ. Tôi quan tâm đến một vị trí làm giao dịch viên tại một ngân hàng địa phương.

Điều phối viên: Cảm ơn chị. Bây giờ, cả hai anh chị vui lòng đi lên phía trước để bắt đầu thực tập cuộc phỏng vấn. David, hãy nhớ là người phỏng vấn nên anh có một kịch bản và các câu hỏi mẫu để làm theo.

Tiếp tục ở trang sau.

David (người phỏng vấn): Chào mừng, Jennifer. Tôi đã trông đợi được gặp gỡ với chị. Mời chị ngồi.

Jennifer (người tìm việc): Cảm ơn anh.

David (người phỏng vấn): Jennifer, để bắt đầu, chị có thể vui lòng cho tôi biết một chút về bản thân chị không?

Jennifer (người tìm việc): Tôi rất sẵn lòng. Tôi luôn luôn thích làm việc với các khách hàng. Tôi có hơn sáu năm kinh nghiệm làm dịch vụ khách hàng, gồm có ba năm với một tổ chức tài chính khác. Trong mỗi vị trí trước đây của tôi, tôi nhanh chóng tạo được tiếng tốt về độ tin cậy và tính chuẩn xác. Ví dụ, tại Ngân hàng ABC, tôi được yêu cầu thực hiện việc kiểm tra sổ sách hằng ngày chỉ sau một tháng làm việc. Ngoài ra, tôi có bằng đại học hai năm về ngành kế toán. Tôi tự tin rằng kinh nghiệm và kỹ năng của mình sẽ phù hợp với các nhu cầu của anh.

David (người phỏng vấn): Xin cảm ơn. Chị có vui lòng kể cho tôi về một vấn đề mà chị đã giải quyết không?

Jennifer (Người tìm việc): Có chứ. Khi tôi còn là một giao dịch viên tại Ngân hàng ABC, tôi đang xử lý tiền gửi của chúng tôi hằng đêm, và nó bị hụt đi vài ngàn đô la. Tôi đã đếm số tiền đó thêm hai lần nữa để chắc chắn. Tiền gửi vào của chúng tôi chưa bao giờ bị hụt số tiền lớn như thế. Tôi nói với những giao dịch viên khác và làm theo các quy trình của chúng tôi để kiểm chứng các giao dịch của họ. Tôi đã có thể tìm ra một sai sót của một trong các giao dịch viên. Chúng tôi làm việc cùng nhau và nhanh chóng sửa lại sai sót đó. Kết quả là chúng tôi cân đối được tiền quỹ của mình và đó là một cơ hội học hỏi cho người giao dịch viên đó. Tôi tin các kỹ năng giải quyết vấn đề của mình cũng sẽ giúp đỡ ngân hàng này.

David (người phỏng vấn): Xin cảm ơn. Chị có thể nói cho tôi biết tại sao chị nghỉ không làm vị trí cũ không?

Tiếp tục ở trang sau.

Jennifer (người tìm việc): Cảm ơn anh vì đã hỏi. Tôi thích thời gian làm ở Ngân hàng ABC và đã có được kinh nghiệm quý báu tại đó. Gần đây tôi chuyển lại đến khu vực này để tiếp tục việc học của mình. Kết quả là tôi phải nghỉ việc. Tuy nhiên, tôi rất vui khi tìm được một cơ hội cho phép tôi sử dụng các kỹ năng và kinh nghiệm để làm việc lần nữa. Tôi dự định ở đây trong vài năm. Điều tôi trình bày có trả lời cho thắc mắc của anh không?

David (người phỏng vấn): Có. Cảm ơn chị. Jennifer, chị có câu hỏi nào cho tôi không?

Jennifer (người tìm việc): Vâng tôi có. Anh có thể nói cho tôi về một ngày làm việc điển hình của vị trí này không?

David (người phỏng vấn): Chắc chắn rồi. Phần lớn thời gian của chị sẽ dành cho việc tiếp xúc với khách hàng của chúng tôi. Chúng tôi có một số người đến ngân hàng mỗi ngày cũng như có những khách hàng sử dụng dịch vụ drive-through (khách hàng ngồi trên xe). Chị cũng sẽ giúp quảng cáo các sản phẩm tài chính khác, như là các loại tài khoản vô kỳ hạn hoặc các khoản cho vay. Chị đã nhắc đến việc cân đối các khoản ký gửi, đó cũng là một bổn phận hằng ngày.

Jennifer (người tìm việc): Cảm ơn anh. Làm việc với khách hàng là một trong những điều tôi thích nhất khi làm ở vị trí cũ.

David (người phỏng vấn): Tốt. Chị có câu hỏi nào khác nữa không?

Jennifer (người tìm việc): Không ạ. Cảm ơn anh cho cơ hội được gặp gỡ với anh. Tôi trông đợi được nghe tin từ anh.

David (người phỏng vấn): Tôi cũng thích cuộc gặp gỡ với chị. Chúng ta sẽ giữ liên lạc nhé. Cảm ơn chị.

Người dẫn chuyện: David và Jennifer thở ra nhẹ nhõm và quay lại mỉm cười với những thành viên còn lại trong nhóm. Cả nhóm vỗ tay cho họ.

Jennifer: Được rồi, mọi người ơi, tôi làm được không?

Tiếp tục ở trang sau.

Thành Viên 1 trong Nhóm: Jennifer ơi, tôi nghĩ chị đã làm tốt nhiều điều. Ví dụ, khi David yêu cầu chị nói về bản thân mình, chị đã làm phần 30 Giây về Tôi rất tốt. Phần giới thiệu của chị liên quan đến công việc, không quá dài cũng không quá ngắn, và chị thậm chí còn đưa vào một ví dụ ngắn để tăng độ tin tưởng. Chị làm tốt lắm!

Jennifer: Chà, tôi đoán là tôi đã làm vậy! Xin cảm ơn. Còn gì nữa không?

Thành Viên 2 trong Nhóm: Tôi thích chị sử dụng một lời phát biểu về năng lực để trả lời câu hỏi của David về việc giải quyết một vấn đề. Chị đã chia sẻ một ví dụ về sửa sai số tiền gửi vào. Nhưng mà tôi tự hỏi nếu có những ví dụ khác về các vấn đề nan giải hơn mà chị đã giải quyết không. Việc gửi tiền có phải là một vấn đề thường gặp không?

Jennifer: Dạ đúng rồi. Việc đó hoàn toàn liên quan đến các nhu cầu của ngân hàng, nhưng các vấn đề gửi tiền là phổ biến. Tôi sẽ chuẩn bị một lời phát biểu về năng lực về một vấn đề nan giải hơn, bởi vì tôi có thể gặp câu hỏi đó lần nữa. Thật là tuyệt. Anh chị em có những phản hồi khác không?

Thành Viên 3 trong Nhóm: Chị làm tốt khi chuyển từ một điều tiêu cực sang điều tích cực về việc nghỉ làm công việc cũ. Tôi cá là nhà tuyển dụng sẽ lo lắng về việc chị có gắn bó với họ không. Chị đã nói với họ chị dự định ở đó trong vài năm. Tôi nghĩ điều đó giúp họ cảm thấy thoải mái hơn.

Jennifer: Cảm ơn.

David: Tôi để ý một điều mà chị có thể muốn cải thiện.

Jennifer: Ồ, hay quá. Đó là điều gì thế?

Tiếp tục ở trang sau.

David: Vào cuối cuộc phỏng vấn, khi tôi hỏi nếu chị có câu hỏi không, câu hỏi đầu tiên của chị rất tốt. Tuy nhiên, tôi để ý thấy chị đã không hỏi cách để theo dõi hoặc về cách thức hay thời điểm mà nhà tuyển dụng sẽ đưa ra quyết định. Tôi nhớ có một vài lời khuyên từ cách kết thúc cuộc phỏng vấn hữu hiệu—rằng chúng ta nên cố gắng tìm ra cách chúng ta có thể theo dõi. Nó kiểu như cho chúng ta quyền kiểm soát một phần, thay vì chỉ chờ đợi để nghe quyết định.

Jennifer: Anh nói đúng! Tôi đã quá vui mừng rằng mình đã nhớ để hỏi được một câu hỏi đến nỗi tôi hoàn toàn quên mất điều đó. Tôi sẽ phải tiếp tục thực tập. Còn gì nữa không?

Thành Viên 1 trong Nhóm: Đừng quên gửi ngay cho David một thiệp cảm ơn!

Jennifer: Ý kiến hay. Được rồi, bây giờ đến lượt của tôi để là người phỏng vấn, và tôi có quyền chọn người tiếp theo. Olivia, em có muốn làm người tiếp theo không? Chị hứa sẽ dễ thương!

Trở lại trang 134.

Người Tìm Việc

Giả bộ rằng anh chị em đang có một cuộc phỏng vấn cho vị trí công việc đăng trên trang việc làm mà anh chị em mang theo hôm nay hoặc một công việc anh chị em quan tâm.

  • Trước khi anh chị em bắt đầu cuộc phỏng vấn, hãy chia sẻ với cả nhóm một mô tả ngắn về công việc.

  • Người phỏng vấn sẽ chào đón anh chị em và bắt đầu cuộc phỏng vấn.

  • Hãy trả lời các câu hỏi của người phỏng vấn mà dùng các kỹ năng phỏng vấn của anh chị em.

  • Một khi phần thực tập kết thúc, hãy yêu cầu ý kiến phản hồi từ nhóm.

  • Sau khi phần thảo luận về ý kiến phản hồi, hãy hoán đổi vai trò người phỏng vấn và chọn người được phỏng vấn tiếp theo.

Cho những chỉ dẫn về cách đóng vai người phỏng vấn, xin mở ra trang 144.

Cho những chỉ dẫn về cách đóng vai nhóm phản hồi, xin mở ra trang 145.

Trở lại trang 134.

Người Phỏng Vấn

Sau khi người tìm việc đã mô tả công việc với cả nhóm, hãy làm theo kịch bản này.

  • Chào đón người phỏng vấn, bắt tay, và mời người tìm việc ngồi xuống. Ngồi xuống. Cảm ơn anh ấy hoặc cô ấy vì đã đến phỏng vấn.

  • Hỏi câu số 1: “Cho tôi biết một chút về bản thân anh chị em.”

  • Hỏi câu số 2: (Chọn một câu hỏi từ danh sách “Các Câu Hỏi Mẫu để Phỏng Vấn” bên dưới.)

  • Hỏi câu số 3: (Chọn một câu hỏi từ danh sách “Các Câu Hỏi Mẫu để Phỏng Vấn” bên dưới.)

  • Hỏi câu số 4: “Anh chị em có câu hỏi nào cho tôi không?” (Anh chị em có thể tự tạo các câu trả lời cho những câu hỏi của người tìm việc.)

  • Cảm ơn người tìm việc cho thời gian của người ấy. Cho người tìm việc biết anh chị em sẽ liên lạc với người ấy về quyết định của anh chị em.

Các Câu Hỏi Mẫu để Phỏng Vấn

  • Hãy kể cho tôi về lúc anh chị em bất đồng với một người giám sát và cách anh chị em xử lý việc đó.

  • Hãy kể cho tôi về một vấn đề khó mà anh chị em đã giải quyết.

  • Những thế mạnh của anh chị em là gì?

  • Thành tựu lớn nhất về chuyên môn của anh chị em là gì?

  • Hãy kể cho tôi về một thất bại mà anh chị em có tại nơi làm việc và anh chị em đã được gì từ việc đó.

  • Anh chị em làm việc hợp nhất với kiểu người giám sát nào?

  • Anh chị em kỳ vọng gì từ chúng tôi với tư cách một người chủ để anh chị em có thể thành công?

  • Tại sao anh chị em muốn công việc này?

  • Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng anh chị em?

  • Điều gì khiến anh chị em đủ điều kiện cho vị trí này?

  • Điều yếu kém nhất của anh chị em là gì?

  • Tại sao anh chị em nghỉ công việc trước đây? Hoặc tại sao anh chị em đang cân nhắc để nghỉ công việc hiện tại?

Cho những chỉ dẫn về cách đóng vai người tìm việc, xin mở ra trang 143.

Cho những chỉ dẫn về cách đóng vai nhóm phản hồi, xin xem phần phía dưới.

Trở lại trang 134.

Nhóm Phản Hồi

Vai trò của anh chị em là đưa ra ý kiến phản hồi.

  • Hãy quan sát cách người tìm việc thể hiện. Hãy để ý điều người ấy làm tốt và điều có thể cải thiện. Những gợi ý về ý kiến phản hồi dưới đây sẽ giúp anh chị em biết điều cần phải để ý.

  • Vào cuối cuộc phỏng vấn, người tìm việc sẽ yêu cầu ý kiến phản hồi. Chia sẻ điều anh chị em đã quan sát.

Gợi ý cho Ý Kiến Phản Hồi

  • Người đó có tạo một ấn tượng ban đầu tốt bằng cách bắt tay và chào người phỏng vấn không?

  • Ngôn ngữ cơ thể của người tìm việc trông như thế nào trong suốt cuộc phỏng vấn?

  • Người tìm việc có sử dụng 30 Giây về Tôi không? Nó có liên quan đến công việc đó không? Nó có quá dài hay quá ngắn không?

  • Người tìm việc có sử dụng những lời phát biểu về năng lực để trả lời các câu hỏi của người phỏng vấn không?

  • Có một cơ hội để chuyển từ một điều tiêu cực thành một điều tích cực không? Người tìm việc đã làm điều đó như thế nào?

  • Người tìm việc có hỏi câu hỏi vào lúc cuối không?

  • Người tìm việc có định ra những bước kế tiếp là gì và cách để theo dõi không?

Cho những chỉ dẫn về cách đóng vai người tìm việc, xin mở ra trang 143.

Cho những chỉ dẫn về cách đóng vai người phỏng vấn, xin mở ra trang 144.

Trở lại trang 134.

Thực Tập Để Trở Nên Hoàn Hảo

Henry chia sẻ cách mà việc thực tập đã giúp anh ấy có những cuộc phỏng vấn tuyệt vời.

“Tôi vượt qua năm vòng phỏng vấn để có được công việc của mình. Mỗi vòng đều khó, nhưng tôi đã chuẩn bị. Rất dễ để mất tập trung, hoặc bỏ qua thông tin quan trọng về bản thân mình, nhưng như tôi nói, tôi đã chuẩn bị … tôi nghĩ tôi đã chuẩn bị quá mức! Một số cuộc phỏng vấn của tôi là qua điện thoại, một số qua video, và cuộc phỏng vấn cuối cùng là trực tiếp. Để chuẩn bị cho mỗi cuộc phỏng vấn, tôi đã thực tập với những người khác. Tôi đưa cho họ những câu hỏi tôi lường trước rằng một người phỏng vấn sẽ hỏi và họ sẽ thử tôi để xem cách tôi sẽ phản ứng. Khi bước vào những cuộc phỏng vấn thật sự, tôi đã thực tập gần như mọi câu hỏi. Điều này tạo ra sự thay đổi cực kỳ lớn trong sự tự tin của tôi. Tôi đã sử dụng 30 Giây về Tôi, các lời phát biểu về năng lực, và những kỹ năng khác, và tôi biết điều đó đã khiến tôi khác biệt. Công ty đó biết tôi sẽ làm tốt công việc họ giao bởi vì tôi có thể minh chứng về thành công trước đây của mình, và tôi chịu áp lực giỏi.

“Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của sự chuẩn bị của tôi là lời cầu nguyện. Tôi cầu xin Cha Thiên Thượng giúp tôi được chuẩn bị và bình tĩnh. Tôi đã làm phần của mình qua việc thực tập, và tôi biết Ngài đã giúp tôi bởi vì tôi cho thấy đức tin. Tôi biết sự thành công của tôi đến bởi vì tôi nỗ lực để thực tập và chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn của mình.”

Trở lại trang 135.

In