Tự Lực Cánh Sinh
Bản Phụ Lục


Bản Phụ Lục

Hồ Sơ Theo Dõi Việc Tìm Việc Làm

Ngày 1

Các Nguồn Tài Liệu:

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □ □ □ □ □ □

Tổng Số Hằng Ngày

Những Mối Liên Lạc:

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □

Tổng Số Hằng Ngày

Các Buổi Họp:

□ □

Tổng Số Hằng Ngày

Ghi Chú:

Ngày 2

Các Nguồn Tài Liệu:

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □ □ □ □ □ □

Tổng Số Hằng Ngày

Những Mối Liên Lạc:

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □

Tổng Số Hằng Ngày

Các Buổi Họp:

□ □

Tổng Số Hằng Ngày

Ghi Chú:

Ngày 3

Các Nguồn Tài Liệu:

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □ □ □ □ □ □

Tổng Số Hằng Ngày

Những Mối Liên Lạc:

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □

Tổng Số Hằng Ngày

Các Buổi Họp:

□ □

Tổng Số Hằng Ngày

Ghi Chú:

Ngày 4

Các Nguồn Tài Liệu:

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □ □ □ □ □ □

Tổng Số Hằng Ngày

Những Mối Liên Lạc:

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □

Tổng Số Hằng Ngày

Các Buổi Họp:

□ □

Tổng Số Hằng Ngày

Ghi Chú:

Ngày 5

Các Nguồn Tài Liệu:

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □ □ □ □ □ □

Tổng Số Hằng Ngày

Những Mối Liên Lạc:

□ □ □ □ □ □ □ □ □ □

Tổng Số Hằng Ngày

Các Buổi Họp:

□ □

Tổng Số Hằng Ngày

Ghi Chú:

Mẫu Theo Dõi Mối Liên LẠC

Liên Lạc

Cá nhân hoặc tổ chức:

Số điện thoại:

Địa chỉ:

Email:

Tôi được giới thiệu bởi:

Tôi đã liên lạc người này

  • Không

Ngày:

Các Mục Đã Thảo Luận

1.

2.

3.

Những Sinh Hoạt Để Theo Dõi

1.

2.

3.

Người Giới Thiệu Mới

1. Tên:

Số điện thoại:

Số Fax:

Email:

Địa chỉ:

2. Tên:

Số điện thoại:

Số Fax:

Email:

Địa chỉ:

Đánh Giá Cuộc Phỏng Vấn và Buổi Họp

Ngày

Hãy sao chép mẫu này trước khi anh chị em điền vào. Sử dụng mẫu này để đánh giá các cuộc phỏng vấn và các buổi họp cũng như để theo dõi tiến triển của anh chị em. Thêm những người giới thiệu mới vào danh sách mối liên hệ của anh chị em.

Cá nhân hoặc tổ chức:

Tôi đã chuẩn bị.

  • Không

  • Lời Phê Bình Góp Ý:

Tôi đã đạt được các mục tiêu của mình.

  • Không

  • Lời Phê Bình Góp Ý:

Tôi đã thể hiện bản thân tốt.

  • Không

  • Lời Phê Bình Góp Ý:

Các mục đã thảo luận:

1.

2.

3.

Điều Gì Đã Diễn Ra Tốt Đẹp

Điều Gì Tôi Cần Cải Thiện

Những sinh hoạt để theo dõi:

1.

2.

3.

Người giới thiệu mới:

1. Tên:

Số điện thoại:

Số Fax:

Email:

Địa chỉ:

2. Tên:

Số điện thoại:

Số Fax:

Email:

Địa chỉ:

Tạo Mối Liên Hệ Cao Cấp

Nhận Ra Những Người Đưa Ra Quyết Định

Đọc:Trên cả việc nói chuyện với người anh chị em quen biết, anh chị em cũng nên liên lạc với các doanh nghiệp. Khi liên lạc với các doanh nghiệp, những nỗ lực của anh chị em sẽ càng hiệu quả hơn nếu anh chị em nói chuyện với những người đưa ra quyết định tuyển dụng. Hãy sử dụng mạng internet và các trang mạng xã hội chuyên nghiệp để nhận ra những người nào mà anh chị em nên nói chuyện.

Ví dụ, Josh muốn làm việc trong lãnh vực hỗ trợ máy vi tính. Anh ấy có thể tìm một công ty và cố gắng nhận ra những người quản lý Phòng Công Nghệ Thông Tin. Anh ấy có thể đọc danh bạ công ty hoặc tìm kiếm người trong công ty qua mạng xã hội. Rồi anh ấy có thể gọi đến công ty và yêu cầu gặp những người này với tên cụ thể. Khi sử dụng đúng tên, anh chị em sẽ ngạc nhiên để thấy thường xuyên anh chị em sẽ được liên lạc trực tiếp với họ.

Mỗi doanh nghiệp và người mà anh chị em nhận ra là một nguồn nhân lực. Mỗi lần tiếp xúc để xin việc làm mà anh chị em có với một doanh nghiệp hoặc người trong doanh nghiệp là một mối liên lạc. Anh chị em càng tạo ra nhiều liên lạc cá nhân với các doanh nghiệp và con người trong các doanh nghiệp đó, anh chị em sẽ càng nhanh chóng tìm được việc làm.

Hãy sử dụng Những Kịch Bản

Đọc:Viết các kịch bản có thể là một cách tuyệt vời để chuẩn bị bản thân để tiếp xúc hiệu quả. Việc này sẽ giúp anh chị em nghe tự tin hơn và thành công hơn. Để giúp anh chị em với việc này, sau đây là một số kịch bản mẫu cho ba hoàn cảnh giả định cơ bản khi liên lạc với người ta hoặc các doanh nghiệp.

Liên Lạc Với Người Mà Anh Chị Em Quen Biết

Hãy nói: “Xin chào, (tên của người liên lạc), tôi tên là (tên của anh chị em). Anh/Chị có thể dành ba hoặc bốn phút để nói chuyện với tôi không?”

Hãy giải thích ngắn gọn lý do anh chị em gọi (đừng lâu hơn 15 giây).

Hãy dùng các câu nói 30 Giây về Tôi.

Hãy kết thúc với việc hỏi xin sự giúp đỡ (hãy nhớ bao gồm những mối liên lạc, giới thiệu, và các cơ hội).

Cảm ơn người đó cho thời gian của anh ấy hay cô ấy.

Liên Lạc Với Người Mà Anh Chị Em Được Giới Thiệu Đến

Hãy nói: “Xin chào, (tên của người liên lạc), tôi tên là (tên của anh chị em), và (tên của người đã giới thiệu anh chị em) khuyên tôi nên gọi cho anh chị. Anh/Chị có thể dành ba hoặc bốn phút để nói chuyện với tôi không?”

Hãy giải thích ngắn gọn lý do anh chị em gọi (đừng lâu hơn 15 giây).

Hãy dùng các câu nói 30 Giây về Tôi.

Hãy kết thúc với việc hỏi xin sự giúp đỡ (hãy nhớ bao gồm những mối liên lạc, giới thiệu, và các cơ hội).

Nếu người mà anh chị em đang nói chuyện đề cập đến một công việc đang tuyển nội bộ, hãy đề nghị có một cuộc phỏng vấn. (Hãy chắc chắn đề nghị hai sự lựa chọn về thời gian gặp mặt.)

Cảm ơn người đó cho thời gian của anh ấy hay cô ấy.

Liên Lạc Với Người Mà Anh Chị Em Không Quen (Một Doanh Nghiệp)

Hỏi xin tên của người chủ, người quản lý hoặc người giám sát.

Hãy nói: “Xin cám ơn. Vui lòng cho phép tôi nói chuyện với (tên của người giám sát), được không?”

Khi người giám sát trả lời, hãy nói: “Xin chào, (tên của người giám sát), tôi tên là (tên của anh chị em). Anh/Chị có thể dành ba hoặc bốn phút để nói chuyện với tôi không?”

Hãy giải thích ngắn gọn lý do anh chị em gọi (đừng lâu hơn 15 giây).

Hãy dùng các câu nói 30 Giây về Tôi.

Hãy kết thúc với việc hỏi xin sự giúp đỡ (bao gồm những mối liên lạc, cơ hội việc làm, thông tin phỏng vấn, và vân vân).

Nếu người mà anh chị em đang nói chuyện đề cập đến một công việc đang tuyển nội bộ, hãy đề nghị có một cuộc phỏng vấn. (Hãy chắc chắn đề nghị hai sự lựa chọn về thời gian gặp mặt.)

Cảm ơn người đó cho thời gian của anh ấy hay cô ấy.

Các Cuộc Phỏng Vấn Cung Cấp Thông Tin

Đọc:Các cuộc phỏng vấn cung cấp thông tin là một công cụ mạnh mẽ khác để tạo các mối liên hệ. Trong các cuộc phỏng vấn cung cấp thông tin, anh chị em gặp gỡ người ta để nghe lời khuyên về công việc làm của anh chị em, để biết thêm về họ hoặc công việc làm của họ, và để tạo sự kết nối tuyệt vời. Những cuộc phỏng vấn này rất giống với phỏng vấn xin việc, nhưng ít áp lực hơn cho cả hai bên bởi vì không cần phải bàn về khả năng có lời mời làm việc. Tuy nhiên, nếu thể hiện tốt, thì anh chị em cũng giống như vừa có một cuộc phỏng vấn sơ khảo tốt đẹp, và anh chị em có thể được giới thiệu cho nhiều người và cơ hội hơn. Những cuộc phỏng vấn này là một cách tuyệt vời để tạo dựng các mối quan hệ cho công việc.

Michael chia sẻ kinh nghiệm sau đây về cách các buổi phỏng vấn cung cấp thông tin đưa anh đến thành công lớn khi tìm kiếm công việc làm và sự nghiệp.

“Khi tôi đang tìm việc, tôi biết rằng hầu hết các vị trí đã tìm được người mà không cần phải quảng cáo. Tôi biết có một cơ hội dành cho mình ở đâu đó. Nếu tôi có thể thiết lập các mối liên lạc đúng, tôi tự tin rằng mình có thể tạo được ấn tượng tốt. Một vài mối liên lạc của tôi đã giới thiệu tôi đến những người khác mà họ biết là đang làm việc trong ngành tôi thích. Tôi tìm đến họ qua điện thoại, email, hoặc gặp trực tiếp. Tôi giải thích về mối quan tâm của mình về ngành nghề hoặc công ty và hỏi xin nếu có thể có được 15 phút của họ. Đa số họ đều chấp thuận!

“Tôi nhanh chóng học được rằng mình cần phải chuẩn bị cho những cuộc trao đổi này và có sẵn một số câu hỏi. Tôi cũng học được rằng những cuộc trao đổi này là một tiến trình sơ khảo, rất giống với một cuộc phỏng vấn đầu tiên. Người ta đánh giá tôi, xem rằng liệu tôi có thể là một người phù hợp với công ty của họ không. Nếu họ thích tôi, chúng tôi sẽ gặp lại lần nữa hoặc họ sẽ giới thiệu tôi với những mối liên lạc khác. Tôi bắt đầu nhận ra những cuộc phỏng vấn cung cấp thông tin đã cho tôi khả năng để tạo ra các cơ hội sơ khảo mà không cần đợi đến một cuộc phỏng vấn công việc làm chính thức. Những cuộc phỏng vấn cung cấp thông tin của tôi bắt đầu đưa đến các cuộc phỏng vấn công việc làm thật sự, tất cả đều là cho những công việc mà không được quảng cáo. Tiến trình này đưa đến kết quả là tôi đã có được bốn lời mời về việc làm! Kể từ lúc đó, mỗi sự tiến cử tôi nhận được hoặc công việc làm mà tôi có được đều qua các mối liên hệ và các cuộc phỏng vấn cung cấp thông tin.”

Các Cuộc Phỏng Vấn Cung Cấp Thông Tin: Những Đề Nghị để Thành Công

Đọc:Hãy nhớ, khi anh chị em bắt đầu một cuộc phỏng vấn cung cấp thông tin, người anh chị em đang gặp đang giúp đỡ anh chị em. Sau đây là một số đề nghị để giúp các anh chị em sử dụng tốt nhất thời gian của người đó và có một kinh nghiệm tuyệt vời. Lần lượt, mỗi anh chị em trong nhóm đọc lớn một đề nghị.

  • Sử dụng một kịch bản (xin xem các trang 198–200) để đề nghị có một cuộc phỏng vấn cung cấp thông tin.

  • Tìm hiểu trước về ngành nghề hoặc công ty của người đó.

  • Chuẩn bị trước các câu hỏi phù hợp.

  • Nếu cần, hãy liên lạc với người ta bằng nhiều cách để có được một cuộc phỏng vấn.

  • Đừng hỏi xin nhiều hơn 15 đến 30 phút thời gian mỗi người.

  • Đừng để quá thời gian đã thỏa thuận.

  • Hãy chuẩn bị trả lời các câu hỏi sau đây:

    • Anh chị em có thể cho chúng tôi biết một chút về bản thân anh chị em?
      (Hãy dùng 30 Giây về Tôi.)

    • Tại sao anh chị em quan tâm về việc này?

  • Khi trao đổi sâu hơn, có thể phù hợp để hỏi xin những liên lạc hoặc cơ hội việc làm khác.

  • Hãy theo dõi không lâu sau đó với lời cảm ơn.

  • Làm theo bất kỳ cam kết nào anh chị em đã hứa.

Những Tài Liệu Cần Viết

Các Ví Dụ về Những Thành Tựu trong Lý Lịch Nghề Nghiệp

  • Thu được hơn $10.000 hằng năm trong năm năm qua việc hoạch định sự kiện, truyền thông, và tuyển chọn tình nguyện viên. (Người mẹ)

  • Đạt được điểm trung bình 3.5 ở trường trung học khi vừa học vừa tham gia nhiều môn thể thao nhờ biết cách hoạch định và sắp xếp ưu tiên các hoạt động và bổn phận. (Sinh viên)

  • Tiết kiệm hơn $200.000 trong năm đầu tiên nhờ biết quản lý ngân sách linh hoạt và cải thiện việc kiểm soát chi phí. (Giám Đốc Kinh Doanh)

  • Đạt mức đánh giá 99 phần trăm chất lượng trên hàng ngàn mối hàn phức tạp trên kim loại hiếm, so với chất lượng trung bình của công ty là 92 phần trăm. (Thợ hàn)

Các Lời Khuyên về Lý Lịch Nghề Nghiệp

  1. Viết cho các nhu cầu của nhà tuyển dụng. Hầu hết những nhà tuyển dụng dành ít hơn 10 giây đọc lướt qua lý lịch nghề nghiệp của anh chị em, vì thế anh chị em cần viết sao cho họ dễ dàng thấy anh chị em phù hợp với điều họ đang tìm kiếm.

  2. Giữ cho các nội dung quan trọng nằm ở phần trên và phần bên trái lý lịch nghề nghiệp. Khi các nhà tuyển dụng đọc lướt lý lịch nghề nghiệp của anh chị em, họ chủ yếu nhìn vào phần trên và phần bên trái, vì thế hãy viết các thông tin quan trọng nhất của anh chị em tại đó.

  3. Hãy liệt kê theo từng dòng, không viết các đoạn văn. Hãy giúp những nhà tuyển dụng dễ dàng tìm thấy thông tin của anh chị em.

  4. Sử dụng định dạng dễ đọc dễ nhìn. Hãy tổ chức bản lý lịch nghề nghiệp của anh chị em theo dạng hình thang, với cùng loại thông tin được ngay hàng với nhau để mà những nhà tuyển dụng có thể tìm và hiểu nội dung một cách tự nhiên.

  5. Đừng sử dụng các mẫu lý lịch nghề nghiệp có sẵn. Các chương trình máy vi tính mà những nhà tuyển dụng sử dụng để lướt qua các bản lý lịch nghề nghiệp, được gọi là hệ thống kiểm tra hồ sơ đăng ký (ATS), không thể đọc được các mẫu có sẵn, và các mẫu có sẵn thường nhìn không đẹp bằng các lý lịch nghề nghiệp tự viết.

  6. Đừng ghi các định hướng nghề nghiệp. Các định hướng đó thường lỗi thời, và anh chị em có thế bị loại ra vì thiếu tính hiện tại.

  7. Gồm vào một đoạn tóm tắt nhắm vào các nhu cầu của nhà tuyển dụng. Sử dụng một phần tư đến một phần ba phần đầu trang để viết một đoạn tóm tắt đơn giản gồm có một tiêu đề, một đoạn tóm tắt, và các từ khóa.

  8. Hãy dùng các từ khóa từ phần mô tả công việc. Các từ khóa thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, và chương trình ATS được lập trình để tìm kiếm chúng.

  9. Mô tả những thành tựu của anh chị em sử dụng các lời phát biểu về năng lực phiên bản dùng cho lý lịch nghề nghiệp. Những lời phát biểu về năng lực này nên gồm có các chi tiết với con số, phần trăm, số lượng tiền, và vân vân.

  10. Cho thấy bối cảnh. Bằng cách đưa ra sự so sánh hoặc một ít quá trình của một tình huống, anh chị em làm mình khác biệt hơn những người khác.

  11. Gồm vào tất cả kinh nghiệm học vấn, ngay cả khi vẫn đang đi học. Hãy chắc chắn ghi chú rằng việc học đó đang diễn ra hoặc ghi vào ngày tốt nghiệp dự kiến.

  12. Giữ bản lý lịch nghề nghiệp gọn gàng. Sử dụng các phần tiêu đề nhất quán, định dạng nhất quán, và khoảng cách rõ ràng.

  13. Đảm bảo không có lỗi chính tả hoặc ngữ pháp. Những lỗi này sẽ làm anh chị em bị loại nhanh chóng.

  14. Sử dụng phông chữ truyền thống. Chỉ dùng các phông chữ có chân hoặc không chân truyền thống.

  15. Đừng để kích cỡ phông chữ nhỏ hơn 11 chấm. Anh chị em muốn lý lịch nghề nghiệp của mình càng dễ đọc bởi các nhà tuyển dụng càng tốt.

  16. Viết bản lý lịch nghề nghiệp trong một mặt giấy. Chỉ viết trong một mặt giấy cho đến khi anh chị em có ít nhất bảy năm kinh nghiệm chuyên môn có liên quan.

  17. Sử dụng cùng tiêu đề cho mọi hồ sơ nghề nghiệp của anh chị em. Một tiêu đề là một phần của lý lịch nghề nghiệp thường gồm có tên của anh chị em và thông tin liên lạc.

  18. Đừng gồm vào những người giới thiệu trong lý lịch nghề nghiệp của anh chị em. Những nhà tuyển dụng giả định anh chị em có người giới thiệu, và nếu họ muốn, thì họ sẽ yêu cầu thông tin đó.

  19. Chuyển lý lịch nghề nghiệp thành bản PDF. Nếu anh chị em gửi email hoặc nộp lý lịch nghề nghiệp qua đường điện tử, hãy chuyển nó sang văn bản định dạng PDF. Nếu anh chị em không làm vậy, sẽ có rủi ro là phần mềm của nhà tuyển dụng không phù hợp với hồ sơ của anh chị em. Điều đó có thể đưa đến việc định dạnh bị thay đổi và nhà tuyển dụng không thể đọc được lý lịch nghề nghiệp của anh chị em.

  20. Tìm sự giúp đỡ về máy vi tính. Tìm bạn bè, gia đình, các nguồn trợ giúp cộng đồng, hoặc các công cụ trực tuyến để giúp anh chị em tạo ra những hồ sơ nhìn đẹp.

Các Lời Khuyên về Thư Xin Việc

  1. Hãy viết thư gửi cụ thể cho một doanh nghiệp, tổ chức, hoặc cơ hội việc làm.

  2. Sử dụng các lời phát biểu về năng lực để thu hút sự chú ý của người đọc và làm cho anh chị em nổi bật. Trong thư xin việc của anh chị em, giữ cho văn phong đơn giản và thẳng thắn.

  3. Viết ngắn thôi. Thường thư xin việc không nên dài hơn ba đoạn văn đơn giản và không bao giờ dài hơn nửa trang giấy.

  4. Đề nghị có một cuộc phỏng vấn.

  5. Sử dụng cùng tiêu đề cho mọi hồ sơ nghề nghiệp của anh chị em. Một tiêu đề là một phần của lý lịch nghề nghiệp thường gồm có tên của anh chị em và thông tin liên lạc.

Các Lời Khuyên về Hồ Sơ Đăng Ký

  1. Hãy viết phù hợp với công việc.

  2. Sử dụng các thành tựu để mô tả kinh nghiệm làm việc của anh chị em.

  3. Điền vào thông tin hoàn chỉnh và chính xác.

  4. Đảm bảo không có lỗi chính tả hoặc ngữ pháp.

  5. Nhận ra các từ khóa và sử dụng chúng trong hồ sơ đăng ký của anh chị em.

Lý Lịch Nghề Nghiệp theo Thời Gian

Bản lý lịch nghề nghiệp theo thời gian liệt kê các kinh nghiệm của anh chị em theo trình tự thời gian bắt đầu với vị trí gần đây nhất của anh chị em.

Dạng lý lịch này chủ yếu cho phép anh chị em thể hiện lịch sử làm việc hoàn chỉnh của mình, nhưng nó có lẽ không hiệu quả để cho thấy anh chị em phù hợp nhất với vị trí đang đăng ký như thế nào.

Hình Ảnh
Lý lịch nghề nghiệp của Clark

Lý Lịch Nghề Nghiệp Chức Năng

Một lý lịch nghề nghiệp chức năng liệt kê các kỹ năng và kinh nghiệm liên quan của anh chị em. Dạng lý lịch này cho phép anh chị em nhấn mạnh những gì khiến mình phù hợp nhất với vị trí đang đăng ký.

Hình Ảnh
Lý lịch nghề nghiệp của Hill

Lý Lịch Nghề Nghiệp Kết Hợp

Một lý lịch nghề nghiệp kếp hợp liệt kê các kỹ năng, kinh nghiệm và lịch sử làm việc của anh chị em. Dạng lý lịch này cho phép anh chị em nhấn mạnh những gì khiến mình phù hợp nhất với vị trí đang đăng ký trong khi cũng đưa ra lịch sử làm việc theo thời gian.

Hình Ảnh
Lý lịch nghề nghiệp của Hermandez

Trang 2 ở trang kế tiếp.

Hình Ảnh
Lý lịch nghề nghiệp của Hermandez trang 2

Thư Xin Việc Mẫu 1

Hình Ảnh
Thư xin việc của Clark

Thư Xin Việc Mẫu 2

Hình Ảnh
Thư xin việc của Hills

Thư Xin Việc Mẫu 3

Hình Ảnh
Thư xin việc của Hernandez

Chuyển Điều Tiêu Cực thành Điều Tích Cực

Có Thể Tiêu Cực

Mối Lo Lắng Thực Tế của Nhà Tuyển Dụng Có Thể Là

Vượt tiêu chuẩn

Kỳ vọng mức lương cao

Sẽ nhanh chóng chuyển sang một vị trí tốt hơn

Có những khoảng trống trong lịch sử tuyển dụng

Có lẽ không đáng tin cậy

Sẽ không gắn bó với công việc

Không có kinh nghiệm làm việc trực tiếp

Việc huấn luyện có thể tốn kém và kéo dài

Không có khả năng làm công việc này

Nhân viên trẻ tuổi hơn

Thiếu chín chắn

Thiếu kinh nghiệm

Nhân viên lớn tuổi hơn

Kỹ năng tụt hậu

Có thể sớm rời khỏi vị trí

Thiếu kinh nghiệm làm việc

Khả năng học hỏi

Thích nghi với một công việc

Đạo đức làm việc

Thiếu bằng cấp hoặc các giấy chứng nhận

Không có đủ kiến thức để làm công việc này

Có lẽ cần được huấn luyện

Nhiều công việc trong một khoảng thời gian ngắn

Có thể sớm rời khỏi vị trí

Thiếu cam kết

Bị sa thải hoặc cho thôi việc trước đây

Không hòa hợp với những người khác

Đạo đức làm việc kém

Không có được việc làm gần đây

Các kỹ năng tụt hậu

Thích nghi với một công việc

Có lẽ cần được huấn luyện

Lịch sử phạm tội

Không đáng tin cậy

Tiếp tục ở trang kế tiếp.

Đây là một số câu hỏi phỏng vấn mẫu trong trường hợp anh chị em muốn chuyển từ một điều tiêu cực thành một điều tích cực.

  • Tại sao anh chị em nghỉ công việc trước đây?

  • Thất bại lớn nhất của anh chị em tại nơi làm việc là gì, và anh chị em đã học được gì từ việc đó?

  • Điều yếu kém nhất của anh chị em là gì?

  • Hãy kể cho tôi về lúc anh chị em bất đồng với người chủ của mình.

  • Hãy kể cho tôi về lúc anh chị em làm việc với một khách hàng hoặc đồng nghiệp khó tính.

Thương Lượng Một Cách Hữu Hiệu

Anh chị em cần tự trả lời một vài câu hỏi trước khi bước vào các cuộc thương lượng việc làm. Danh sách sau đây có thể hữu ích.

  • Mức lương tối thiểu anh chị em có thể chấp nhận là bao nhiêu?

  • Ngành nghề của anh chị em thường trả bao nhiêu cho các kỹ năng của anh chị em?

  • Những phúc lợi nào quan trọng với anh chị em?

    • Chăm sóc sức khỏe

    • Nghỉ hưu

    • Nghỉ khi bệnh

    • Nghỉ trong các kỳ nghỉ lễ

    • Các khoản thưởng

  • Anh chị em cảm thấy thế nào về đoạn đường đi làm?

  • Anh chị em cảm thấy thế nào về lịch làm việc?

Hãy lường trước những điều nào có thể có rắc rối, và rồi liệt kê một số lựa chọn để giải quyết các vấn đề đó.

Ghi Chú

In