Viện Giáo Lý
Bài Học 13: Giảng Dạy Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô (Phần 1)


13

Giảng Dạy Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô (Phần 1)

Lời Giới Thiệu

Phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô chứa đựng các giáo lý, các nguyên tắc, các luật pháp, các giao ước, và các giáo lễ vĩnh cửu cần thiết cho loài người để trở về nơi hiện diện của Thượng Đế và được tôn cao trong vương quốc thượng thiên. Các nguyên tắc và giáo lễ đầu tiên của phúc âm là đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, sự hối cải, phép báp têm bằng cách dìm mình xuống nước, và ân tứ Đức Thánh Linh. Những người truyền giáo tương lai cần phải được chuẩn bị để giúp đỡ những người tầm đạo có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và hối cải các tội lỗi của họ trước khi chịu phép báp têm và tiếp nhận Đức Thánh Linh.

Chuẩn Bị Trước

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Qua Đấng Ky Tô, Chúng Ta Có Thể Được Thanh Tẩy khỏi Tội Lỗi

Nhằm giúp các sinh viên chuẩn bị để học từ bài học, viết lên bảng câu hỏi này trước khi lớp học bắt đầu:

Làm thế nào tiêu chuẩn của thế gian về điều đúng và điều sai khác với tiêu chuẩn của Cha Thiên Thượng?

Sau khi lớp học bắt đầu, mời một vài sinh viên trả lời câu hỏi ở trên bảng. Sau khi một vài sinh viên đã trả lời, yêu cầu một sinh viên đọc to ô có tựa đề “Tội Lỗi” ở trang 68 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Rồi hỏi:

  • Tại sao là quan trọng để những người tầm đạo hiểu thế nào là tội lỗi và những hậu quả của nó là gì trước khi học về phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô?

Viết câu hỏi sau đây lên trên bảng và mời các sinh viên tìm câu trả lời khi họ học phần “Qua Đấng Ky Tô, Chúng Ta Có Thể Được Thanh Tẩy khỏi Tội Lỗi” ở các trang 67–68 trong sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta:

Một số lẽ thật được giảng dạy trong phần này mà có thể giúp đỡ những người tầm đạo có ước muốn đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn là gì?

Sau khi đã cho các sinh viên đủ thời gian để đọc, hãy mời họ chia sẻ điều họ tìm được. Những câu trả lời của họ có thể bao gồm các lẽ thật sau đây:

  • Thượng Đế gửi Con Trai Yêu Dấu của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô, xuống thế gian để chúng ta có thể trở về sống nơi hiện diện của Ngài sau khi chúng ta chết.

  • Chỉ qua ân điển và lòng thương xót của Đấng Cứu Rỗi, chúng ta mới có thể trở nên thanh sạch khỏi tội lỗi.

  • Qua Sự Chuộc Tội và Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô, toàn thể nhân loại sẽ được mang trở lại nơi hiện diện của Thượng Đế để được phán xét.

  • Không một vật gì ô uế có thể vào được vương quốc của Thượng Đế.

  • Chúa Giê Su Ky Tô đứng ở vị trí của chúng ta và chịu hình phạt cho các tội lỗi của chúng ta.

  • Chúa Giê Su Ky Tô tha thứ các tội lỗi của chúng ta khi chúng ta chấp nhận Ngài, hối cải, và tuân theo các lệnh truyền của Ngài.

Tiếp đó, cho sinh viên một vài phút để học hoặc đánh dấu một vài đoạn thánh thư được liệt kê trong các đoạn họ vừa đọc hoặc trong ô Học Tập Thánh Thư ở trang 67 mà minh họa một trong các nguyên tắc họ vừa nhận ra. Hãy cân nhắc việc cho nửa lớp học chọn các đoạn thánh thư trong các đoạn vừa đọc và một nửa kia chọn các đoạn thánh thư trong ô Học Tập Thánh Thư. Yêu cầu các sinh viên hãy sẵn sàng để giải thích cách họ có thể sử dụng một hoặc nhiều hơn các đoạn thánh thư này để giúp một người tầm đạo hiểu và biết ơn những gì Cha Thiên Thượng và Vị Nam Tử của Ngài là Chúa Giê Su Ky Tô đã làm nhằm giúp chúng ta khắc phục những hậu quả của tội lỗi. Sau một vài phút, hãy mời một vài sinh viên giải thích điều họ học được.

Đức Tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô

Cùng với các sinh viên ôn lại lời phát biểu về mục đích của người truyền giáo được tìm thấy ở ô có tựa đề “Mục Đích của Anh Chị Em” nằm ở trang 1 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Rồi hỏi:

  • Điều gì khác biệt giữa việc (1) giúp đỡ một người nào đó “đến cùng Đấng Ky Tô” và trở nên được cải đạo theo phúc âm phục hồi của Ngài và (2) chỉ đơn thuần giúp đỡ một người nào đó trở thành một tín hữu của Giáo Hội?

  • Tại sao là quan trọng hơn đối với những người truyền giáo để giúp mọi người đến cùng Đấng Ky Tô hơn là giúp họ trở thành các tín hữu của Giáo Hội?

Mời các sinh viên học đoạn đầu tiên trong phần có tựa đề “Đức Tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô” ở trang 68 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Khi sinh viên học, yêu cầu họ tìm kiếm những cách thức mà đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp một người trở nên được cải đạo theo phúc âm phục hồi của Ngài. Rồi hỏi:

  • Từ những gì các em đọc, có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô có nghĩa là gì?

  • Làm thế nào đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô dẫn dắt một người nào đó trở nên được cải đạo theo phúc âm phục hồi của Ngài?

Viết lên trên bảng: Đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô dẫn đến hành động. Mời các sinh viên đọc phần còn lại của phần “Đức Tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô” ở các trang 68–69 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Khi các sinh viên đọc, hãy yêu cầu họ đánh dấu một số hành động biểu lộ đức tin của một người nơi Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài. Sau một vài phút, hãy hỏi:

  • Một số hành động mà có thể cho thấy rằng một người tầm đạo đang phát triển đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô là gì? (Câu trả lời có thể gồm có: hối cải, học hỏi về và trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi, vâng theo các lệnh truyền, tránh phạm tội, cầu nguyện để có sức mạnh chinh phục cám dỗ, học hỏi lời của Thượng Đế, và tuân giữ những cam kết để tuân theo các nguyên tắc của phúc âm.)

  • Theo như những gì các em đọc, khi chúng ta vận dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, Ngài ban phước cho chúng ta trong cuộc sống thường ngày của chúng ta như thế nào? (Câu trả lời có thể gồm có: Ngài ban cho chúng ta sức mạnh để đáp ứng với những thử thách của cuộc sống; Ngài giúp chúng ta thay đổi những ước muốn của lòng mình; Ngài chữa lành chúng ta về mặt thể chất lẫn thuộc linh.)

Mời các sinh viên viết xuống câu trả lời cho các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của họ:

  • Làm thế nào đức tin của các em nơi Chúa Giê Su Ky Tô đã thúc đẩy các em hành động trong những cách thức được mô tả trong phần này?

  • Các em có thể làm gì nữa để cho thấy rõ hơn rằng các em có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

Chia các sinh viên ra thành từng cặp hay là các cặp đồng hành. Mời các cặp chuẩn bị một bài học dài hai hoặc ba phút về đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Khi các sinh viên chuẩn bị, cho họ sử dụng tài liệu trong sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta, các trang 69–70, kể cả một hoặc hai đoạn thánh thư từ ô Học Tập Thánh Thư. Sinh viên cũng có thể sử dụng sổ tay của người truyền giáo có tựa đề Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Sau khi sinh viên đã có đủ thời gian để chuẩn bị, sắp xếp các cặp thành các nhóm gồm có bốn sinh viên (mỗi nhóm hai cặp). Chỉ định cho một cặp sinh viên giảng dạy cho cặp sinh viên kia. Giải thích rằng họ cần dùng lời riêng của họ và phải dạy một cách đơn giản và rõ ràng.

Khi các sinh viên kết thúc kinh nghiệm giảng dạy của họ, hãy cho các nhóm nhỏ thảo luận với nhau về điều đã diễn ra tốt đẹp, điều gì họ cảm thấy là khó để giảng dạy và lý do tại sao, và làm thế nào điều họ giảng dạy giúp những người được giảng dạy cảm thấy tầm quan trọng của việc có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Sau đó thay đổi vai và cho cặp kia dạy. Chắc chắn cho họ đủ thời gian để họ cũng nhận được ý kiến phản hồi.

Vào lúc kết thúc sinh hoạt thực tập này, hỏi các sinh viên xem họ có câu hỏi gì hoặc họ có sự hiểu biết sâu sắc nào. Nếu các sinh viên ngần ngại trả lời, anh chị em có thể hỏi: “Các em thích những điều gì mà các em nghe được từ những người đã dạy mình?” Hỏi xem có bất cứ sinh viên nào muốn chia sẻ với cả lớp một kinh nghiệm trong cuộc sống của họ mà họ được ban phước vì có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Sự hối cải

Trưng bày tấm hình An Ma và Các Con Trai của Mô Si A (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, trang 77), và mời một sinh viên vắn tắt tóm lược câu chuyện về sự cải đạo của An Ma Con (xin xem An Ma 36:6–24). Sau đó cho một vài sinh viên thay phiên nhau đọc to An Ma 36:13, 17–21, và 23–25.

thiên sứ với An Ma và các con trai của Mô Si A

Rồi hỏi:

  • Làm thế nào An Ma đã cho thấy rằng ông có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Điều gì đã xảy ra từ việc An Ma cho thấy đức tin của ông?

  • Kết quả của sự hối cải chân thành của An Ma là gì?

Cho các sinh viên một phút để viết vào nhật ký ghi chép việc học thánh thư của họ định nghĩa về sự hối cải trong một câu văn. Yêu cầu vài sinh viên đọc các câu của họ cho lớp học nghe. Nhằm giúp các sinh viên củng cố trong tâm trí của họ một định nghĩa đơn giản về sự hối cải, hãy trưng bày đoạn trích dẫn sau đây của Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, rồi yêu cầu một sinh viên đọc to đoạn đó:

Anh Cả Neil L. Andersen

“Khi phạm tội, chúng ta lánh xa Thượng Đế. Khi hối cải, chúng ta quay về với Thượng Đế. …

“… Sự hối cải là từ bỏ một số điều như tính bất lương, kiêu ngạo, tức giận, và những ý nghĩ không trong sạch cùng hướng đến những điều khác như lòng nhân từ, vị tha, kiên nhẫn và nếp sống thuộc linh. Đó là ‘trở về’ với Thượng Đế” (“Hối Cải … Để Ta Có Thể Chữa Lành cho Các Ngươi,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2009, trang 40–41).

  • Làm thế nào định nghĩa đơn giản này có thể giúp các em giải thích ý nghĩa của sự hối cải? (Sau khi sinh viên đã trả lời xong, hãy viết nguyên tắc này lên trên bảng: Sự hối cải là quay trở về với Thượng Đế.)

Để giúp các sinh viên hiểu rõ hơn tiến trình và các kết quả của sự hối cải, hãy cân nhắc việc cho các sinh viên học Mô Si A 3:19; 4:1–3; và 5:2. Sau khi sinh viên học, hãy yêu cầu họ nhận ra các từ và cụm từ giúp họ định nghĩa ý nghĩa của sự hối cải. Sau khi đã cho đủ thời gian rồi, hãy mời một vài sinh viên giải thích cho lớp học điều họ tìm được. Rồi hỏi:

  • Các em thấy bằng chứng nào trong các câu này mà dân của Vua Bên Gia Min đã vận dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô để cuối cùng nhận được sự tha thứ cho những tội lỗi của họ?

Phân phát các tờ giấy phát tay chứa đựng bảng sau đây, hoặc vẽ nó lên trên bảng và cho các sinh viên chép xuống nhật ký học tập của họ:

Giấy phát tay về sự hối cải

Hối cải là gì?

Chúng ta hối cải như thế nào?

Các trái hoặc bằng chứng của sự hối cải là gì?

Sự thay đổi trong ý nghĩ, niềm tin, hành vi



Cảm thấy hối hận hoặc buồn rầu theo ý Chúa



Nhận được lòng thương xót của Đấng Ky Tô



Yêu cầu sinh viên học phần có tựa đề “Sự Hối Cải” ở các trang 69–70 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Khi các sinh viên đọc, yêu cầu họ điền vào các cột trên biểu đồ hoặc tờ giấy phát tay của họ bằng cách sử dụng những từ, cụm từ, hoặc các câu từ sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Trong mỗi cột đều có một ví dụ để giúp sinh viên thấy các loại cụm từ mà họ có thể bao gồm. Khi hoàn tất, biểu đồ của họ có thể trông giống như sau:

Hối cải là gì?

Chúng ta hối cải như thế nào?

Các trái hoặc bằng chứng của sự hối cải là gì?

Sự thay đổi trong ý nghĩ, niềm tin, hành vi

Quan điểm mới về bản thân, Thượng Đế, và thế gian

Làm cho cuộc sống của chúng ta phù hợp với ý muốn của Thượng Đế

Tránh xa tội lỗi và không làm điều đó nữa

Liên tục cố gắng sửa lỗi lầm và cải thiện

Cảm thấy hối hận hoặc buồn rầu theo ý Chúa

Ngừng làm những điều sai trái

Tiếp tục làm những điều ngay chính

Nhận ra tội lỗi

Thú tội

Cầu xin Thượng Đế tha thứ

Chỉnh sửa những vấn đề có thể do hành động của chúng ta gây ra

Kìm nén bất cứ mong muốn nào để phạm tội

Phát triển những đặc tính giống như Đấng Ky Tô, trưởng thành trong sự hiểu biết, phục vụ

Cho thấy tình yêu thương dành cho Thượng Đế bằng cách vâng lời

Nhận được lòng thương xót của Đấng Ky Tô

Thay đổi quan điểm về bản thân và thế gian

Thấu hiểu mối liên hệ của chúng ta với Thượng Đế

Mong muốn mạnh mẽ hơn để noi theo Thượng Đế

Cảm nhận được sự tha thứ của Thượng Đế

Cảm nhận được sự bình an của Thượng Đế

Cảm giác có tội và buồn phiền tan biến

Cảm thấy tràn đầy Thánh Linh hơn

Sẵn sàng hơn để sống với Thượng Đế và Chúa Giê Su Ky Tô

Trở nên giống như Chúa Giê Su hơn

Cảm thấy niềm vui

Sau khi đã cho các sinh viên đủ thời gian để hoàn tất các biểu đồ của họ, hãy mời họ thảo luận với các sinh viên khác trong lớp học các cụm từ và từ mà họ bao gồm trong biểu đồ. Cân nhắc việc hỏi lớp học một số hoặc tất cả các câu hỏi sau đây để giúp cho các sinh viên hiểu sâu hơn về các giáo lý và nguyên tắc họ đã đọc:

  • Làm thế nào các nguyên tắc các em nhận ra trong cột thứ nhất và cột thứ hai giúp các em biết được là một người tầm đạo đang thực sự hối cải?

  • Theo như những gì các em viết trong cột thứ ba, các phước lành nào có được từ sự hối cải, ngoài việc nhận được sự tha thứ cho các tội lỗi?

  • Cân nhắc những điều trong các cột thứ nhất và thứ ba. Tại sao chúng ta cần phải có đức tin nơi Đấng Ky Tô nếu những điều này thực sự xảy ra?

Khi sinh viên trả lời, anh chị em có thể nêu ra rằng những người truyền giáo giảng dạy phúc âm nhằm giúp mọi người xây đắp đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và để động viên họ phải hối cải. Đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và sự hối cải là các điều kiện để nhận được các phước lành đến từ Sự Chuộc Tội. Sự hối cải cũng sẽ giúp những người tầm đạo đến gần với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn. Để chuẩn bị cho các sinh viên thực tập giảng dạy về sự hối cải, hãy chia sẻ tình huống sau đây với lớp học:

Em và bạn đồng hành của em đã giảng dạy cho hai người bạn cùng phòng được khoảng ba tuần. Một người đang tiến triển rất tốt. Người bạn kia dường như mất hứng thú và bây giờ thì đi ra khỏi phòng mỗi khi bài học bắt đầu. Khi em cuối cùng đã có cơ hội để hỏi người bạn cùng phòng không mấy quan tâm kia, anh ta giải thích rằng anh ta hiện đang không sống theo ý muốn của Thượng Đế, nhưng anh ta đã sống như vậy suốt cả đời rồi và cho rằng đó là con người của anh ta, và không thể làm gì nhiều hơn nữa.

Chia các sinh viên ra thành từng cặp hay là các cặp đồng hành. Cho các cặp đủ thời gian để chuẩn bị cách họ sẽ làm việc với nhau để giảng dạy cặp kia một bài học dài ba hoặc bốn phút về sự hối cải. Khuyến khích các sinh viên chuẩn bị để đóng diễn vai trò giảng dạy cho hai người bạn cùng phòng trong tình huống đó. Giải thích rằng những lời giảng dạy của họ cần phải đơn giản, rõ ràng, và tập trung vào những nhu cầu của hai người bạn cùng phòng. Họ cần cân nhắc cách họ có thể giúp người bạn cùng phòng không mấy quan tâm kia hiểu lý do tại sao anh ta cần phải thay đổi và cách để giúp anh ta nhận ra rằng với sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi, sự hối cải có thể thực hiện được. Cho các sinh viên sử dụng tài liệu trong sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta, các trang 69–70, hoặc trong sổ tay của người truyền giáo có tựa đề Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Khuyến khích họ bao gồm một hoặc hai đoạn thánh thư để minh họa tầm quan trọng của việc hối cải.

Sắp xếp các sinh viên thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 2 cặp. Chỉ định một cặp sinh viên giảng dạy cho cặp kia, mà sẽ đóng vai những người bạn cùng phòng được mô tả trong tình huống trên. Giải thích cho các sinh viên biết rằng khi họ đóng vai những người tầm đạo, họ cần cảm thấy thoải mái để bày tỏ những mối quan tâm tiềm ẩn một cách chân thành mà không cần phải cố gắng gây ra cảm xúc mạnh mẽ hoặc không thân thiện đối với các sinh viên đang giảng dạy.

Khi các sinh viên kết thúc kinh nghiệm giảng dạy của họ, yêu cầu các nhóm thảo luận với nhau về việc giảng dạy đã diễn ra tốt đẹp như thế nào và cách giảng viên có thể dạy tốt hơn.

Sau đó cho các sinh viên thay đổi vai để cặp sinh viên kia có cơ hội để thực tập giảng dạy. Hãy chắc chắn có đủ thời gian để họ nhận được ý kiến phản hồi.

Sau việc đóng diễn vai, hãy hỏi các sinh viên xem họ có những câu hỏi nào hoặc nhận được những sự hiểu biết sâu sắc nào từ kinh nghiệm giảng dạy này.

hình biểu tượng videoĐể giúp các sinh viên cảm thấy lẽ thật và tầm quan trọng của sự hối cải là con đường để mọi người quay trở về với Thượng Đế, hãy cho xem video “Jesus Christ Is the Way (Chúa Giê Su Ky Tô là Đường Đi)” (5:02).

Sau khi xem video, hãy hỏi:

  • Các em thấy bằng chứng nào trong video này mà cho thấy chị phụ nữ đó đã thật sự thay đổi qua sự hối cải và đã quay trở về với Thượng Đế?

  • Các em đã có những cảm nghĩ gì khi các em xem cách sứ điệp phúc âm đã giúp chị phụ nữ này thay đổi và tìm đến Thượng Đế?

Kết thúc bằng cách hỏi các sinh viên xem có ai trong số họ muốn chia sẻ chứng ngôn của mình về quyền năng của đức tin và sự hối cải và nói lý do tại sao họ mong muốn được chia sẻ phúc âm. Kết thúc bằng cách cũng chia sẻ chứng ngôn của anh chị em.

Lời Mời để Hành Động

Mời các sinh viên học hỏi thêm về các phước lành của việc có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và có được sự tha thứ cho tội lỗi và niềm vui qua sự hối cải bằng cách làm một hoặc nhiều hơn các sinh hoạt được đề nghị sau đây:

  • Dạy một bài học trong buổi họp tối gia đình sắp tới về tầm quan trọng của đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và sự hối cải.

  • Học các đoạn thánh thư nói về đức tin được tìm thấy trong ô Học Tập Thánh Thư ở trang 69 trong sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Đánh dấu hoặc tô đậm các câu mà các em muốn sử dụng để giảng dạy những người khác trong khi phục vụ truyền giáo.

  • Sử dụng Sách Hướng Dẫn Thánh Thư và những lời của các vị tiên tri và các sứ đồ hiện đại để học về giáo lý của sự hối cải. Ghi xuống những điều các em học được vào nhật ký ghi chép việc học tập. Cân nhắc xem các em có một chứng ngôn về giáo lý này hay không để các em có thể chia sẻ với những người khác trong khi phục vụ truyền giáo. Củng cố đức tin của các em về nguyên tắc của sự hối cải bằng cách cố gắng hối cải hàng ngày, và ghi xuống những kinh nghiệm của mình trong nhật ký ghi chép việc học tập.

  • Sử dụng các công cụ trực tuyến chẳng hạn như phương tiện truyền thông xã hội để đăng video “Jesus Christ Is the Way (Chúa Giê Su Ky Tô là Đường Đi)” (hoặc video khác về Đấng Cứu Rỗi và Sự Chuộc Tội của Ngài) cho những người khác xem. Kèm theo một lời giải thích về tại sao video này có ý nghĩa đối với các em.

Giấy phát tay

Giấy phát tay về sự hối cải
Giấy phát tay về sự hối cải