Lớp Giáo Lý
1 Cô Rinh Tô 1–4


1 Cô Rinh Tô 1–4

Chúa Giê Su Ky Tô: Nền Tảng Vững Chắc Của Chúng Ta

Hình Ảnh
Temple of Apollo, Corinth, built about 600 B.C. This would have been one of the most imposing structures in Corinth in Paul’s day. Temples and shrines housing images of pagan deities were prevalent throughout the Greco-Roman world, and members of the Church in cities like Corinth would have encountered them daily. Paul noted that before the saints in Corinth had converted, they had been carried away unto these dumb [voiceless] idols, even as [they] were led (1 Cor. 12:2).

Hãy nghĩ về ảnh hưởng tiêu cực mà sự tranh chấp, kiêu ngạo, những lời giảng dạy sai lạc và vô luân gây ra cho thế giới ngày nay. Các tín hữu của Giáo Hội thời kỳ đầu sống ở Cô Rinh Tô đã phải đương đầu với những thử thách tương tự. Trong khi thuyết giảng tại Ê Phê Sô trong cuộc hành trình truyền giáo lần thứ ba, Sứ Đồ Phao Lô đã viết cho Các Thánh Hữu ở Cô Rinh Tô để củng cố họ và nhắc nhở họ hãy trông cậy nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Bài học này có thể giúp em hiểu bằng cách nào việc xây dựng cuộc sống của chúng ta trên nền tảng của Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp chúng ta vượt qua những thử thách thế gian. 

Làm chứng về giáo lý chân chính. Tìm kiếm những cơ hội để làm chứng về giáo lý chân chính. Khi anh chị em làm chứng về giáo lý chân chính, thì Thánh Linh sẽ xác nhận lẽ thật của giáo lý đó trong tâm hồn của những người mà anh chị em giảng dạy.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên yêu cầu một người trong gia đình hoặc bạn bè giải thích việc xây dựng cuộc sống của họ trên nền tảng của Chúa Giê Su Ky Tô đã giúp họ như thế nào khi đương đầu với những thử thách khác nhau trong cuộc sống.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Tiếp tục trung tín trong hoàn cảnh khó khăn

Hãy tưởng tượng rằng một người bạn thân sống ở một thành phố khác gửi cho em tin nhắn sau đây:

“Thật sự khó khăn khi bị bao vây bởi những ảnh hưởng tiêu cực ở khắp mọi nơi. Vì vậy, nhiều người ở đây không tuân giữ các lệnh truyền, và một số người bọn họ chỉ trích Giáo Hội. Tôi biết những người khác đã mất chứng ngôn trong những tình huống tương tự và tôi không muốn điều đó xảy ra với mình. Bạn có lời khuyên nào cho tôi không?”

  • Em sẽ nói gì với người bạn của mình?

  • Một số ảnh hưởng tiêu cực và độc hại mà em nhận thấy ở nơi mình sống là gì?

  • Đôi khi, những ảnh hưởng này khiến em khó để luôn trung tín với đức tin của mình như thế nào?

Khi học bài học này, hãy suy ngẫm xem em trung tín như thế nào khi đương đầu với những thử thách hoặc ảnh hưởng tiêu cực của thế gian. Hãy tìm kiếm sự hướng dẫn qua Đức Thánh Linh để biết cách củng cố nền tảng của em nơi Chúa Giê Su Ky Tô, và tìm kiếm những lẽ thật có thể giúp em vượt qua những thử thách của mình.Trong cuộc hành trình truyền giáo lần thứ hai, Sứ Đồ Phao Lô đã thuyết giảng phúc âm ở Cô Rinh Tô trong gần hai năm (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 18:1–18) và tổ chức một chi nhánh của Giáo Hội ở đó. (Để xác định vị trí của thành phố Cô Rinh Tô, xin xem Bản Đồ Kinh Thánh, số 13, “ Những Cuộc Hành Trình Truyền Giáo của Sứ Đồ Phao Lô .”) Thành Cô Rinh Tô là một trung tâm buôn bán giàu có và là thủ phủ của xứ A Chai thuộc Rô Ma. Nhiều người dân của Cô Rinh Tô thờ thần tượng và sống đồi bại. Một số cũng gây chia rẽ và tranh cãi. Trong môi trường này, việc vẫn luôn trung tín với phúc âm của Đấng Cứu Rỗi đã trở nên khó khăn đối với nhiều tín hữu trong Giáo Hội. Khi Phao Lô viết thư cho Các Thánh Hữu Cô Rinh Tô để giúp họ vượt qua thử thách, ông nói về nền tảng mà ông đã đặt cho họ.

Hãy đọc 1 Cô Rinh Tô 2:1–51 Cô Rinh Tô 3:10–11 , tìm những cụm từ mô tả nền tảng này.

  • Em nghĩ việc xây dựng nền tảng của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô có nghĩa là gì?

Trong Sách Mặc Môn, Hê La Man cũng khuyên nhủ các con trai ông xây dựng trên nền móng của Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy đọc Hê La Man 5:12 , tìm kiếm những phước lành mà Hê La Man đã hứa.

  • Em có thể chia sẻ điều gì với người bạn của mình từ những câu này mà có thể hữu ích?

Một lẽ thật mà chúng ta có thể học được từ những câu thánh thư này là khi chúng ta xây dựng nền tảng cuộc sống của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể vượt qua ảnh hưởng của Sa Tan và những thử thách của thế gian.

  • Em biết, cảm nhận hoặc tin điều gì về Đấng Cứu Rỗi giúp em muốn có Ngài làm nền tảng?

Hãy giúp học viên hiểu sâu hơn và cảm nhận được lẽ thật và tầm quan trọng của nguyên tắc này. Sinh hoạt sau đây là một cách để thực hiện điều này. Học viên có thể thực hiện sinh hoạt này cùng với cả lớp trên bảng, hoặc có thể trưng ra các hướng dẫn và học viên có thể hoàn thành sinh hoạt này trong nhật ký ghi chép việc học tập của mình.

  • Vẽ một ngôi nhà hoặc tòa nhà đơn giản với móng hoặc nền vững chắc. Xung quanh ngôi nhà, viết một số thử thách hoặc ảnh hưởng tiêu cực mà em gặp phải.

  • Trong hoặc xung quanh nền móng, hãy viết những điều em có thể làm để đặt cuộc sống của mình nơi Đấng Cứu Rỗi.

Cân nhắc mời học viên viết lên trên bảng câu trả lời của mình đối với hai sinh hoạt trước đó.

  • Trả lời câu hỏi sau đây: Những hành động này đã giúp em như thế nào hoặc những hành động này có thể giúp em như thế nào khi em gặp những thử thách hoặc ảnh hưởng tiêu cực?

Các sinh hoạt sau đây tạo cơ hội cho học viên học hỏi thêm về những lời giảng dạy của Phao Lô liên quan đến sự chia rẽ và tranh chấp và sự nguy hiểm của việc áp dụng sự khôn ngoan của thế gian thay vì sự khôn ngoan của Thượng Đế. Cân nhắc những nhu cầu của học viên và lượng thời gian hiện có để xác định xem có nên thực hiện các sinh hoạt này trong lớp hay không. Học viên có thể chọn một trong các sinh hoạt để thực hiện riêng một mình hoặc theo nhóm nhỏ. Hoặc là, cả lớp có thể thực hiện một trong các sinh hoạt.

Trong bức thư của Phao Lô gửi cho người Cô Rinh Tô, ông đã đề cập đến một số vấn đề và dạy về việc Đấng Cứu Rỗi và phúc âm của Ngài có sức mạnh như thế nào để giúp người Cô Rinh Tô vượt qua thử thách của họ (xin xem 1 Cô Rinh Tô 1:23–24). Các sinh hoạt sau đây tập trung vào hai trong số các vấn đề đó. Hãy đọc các tùy chọn sau đây và chọn một tùy chọn có ý nghĩa nhất để em nghiên cứu.

Lựa Chọn A: Chia rẽ và tranh chấp

Một thử thách mà Các Thánh Hữu Cô Rinh Tô gặp phải là sự tranh chấp. Sự chia rẽ phát triển một phần vì họ tin rằng địa vị của họ trong Giáo Hội được xác định bởi tầm quan trọng của người đã làm phép báp têm cho họ (xin xem 1 Cô Rinh Tô 1:12).

Bên cạnh bức vẽ về một ngôi nhà, em có thể muốn liệt kê bất kỳ cách nào mà em gặp phải sự chia rẽ hoặc tranh chấp trong tiểu giáo khu, gia đình hoặc cộng đồng của mình.

Hãy cẩn thận để đảm bảo rằng các ví dụ mà học viên cung cấp không mang lại tinh thần tức giận hoặc tranh chấp trong kinh nghiệm học tập này. Nếu tranh cãi nảy sinh, thì hãy khuyến khích học viên thấu hiểu và yêu thương để Thánh Linh vẫn có thể hiện diện.

  • Một số hậu quả của sự chia rẽ và tranh chấp là gì?

Hãy đọc 1 Cô Rinh Tô 1:10–131 Cô Rinh Tô 3:3–9 , tìm kiếm cách Phao Lô cố gắng giúp người dân xây dựng trên nền tảng của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Em thấy điều gì trong những câu này có thể giúp mọi người vượt qua sự chia rẽ và tranh chấp?

  • Em nghĩ tại sao việc xây dựng cuộc sống của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô giúp chúng ta đoàn kết và ít tranh chấp hơn với những người xung quanh mình?

Lựa Chọn B: Sự khôn ngoan của thế gian

Nhiều người sống ở Cô Rinh Tô coi trọng sự khôn ngoan của thế gian. Sứ điệp về Đấng Mê Si bị đóng đinh trên thập tự giá không có ý nghĩa đối với nhiều người Do Thái và Dân Ngoại. Trong thế giới của người Rô Ma, hình phạt đóng đinh trên thập tự giá tượng trưng cho sự hổ thẹn và thất bại. Người Hy Lạp nghĩ rằng người nào đó sẵn lòng chịu đau khổ vì người khác là “sự rồ dại” ( 1 Cô Rinh Tô 1:23). Đối với người Do Thái, một Đấng Mê Si chết trên thập tự giá là một “sự cản trở” ( 1 Cô Rinh Tô 1:23) vì họ mong đợi Đấng Mê Si sẽ chiến thắng những kẻ thù của họ.

Hãy đọc 1 Cô Rinh Tô 1:17–25 , tìm kiếm xem Phao Lô đã phản ứng như thế nào trước những thái độ này.

Ở đâu đó cạnh hình vẽ ngôi nhà của em, hãy liệt kê những cách mà sự khôn ngoan của thế gian có thể ảnh hưởng hoặc thử thách chứng ngôn của em về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài.

  • Tại sao một số người có thể không hiểu hoặc không coi trọng Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài ngày nay?

  • Những thay đổi nào có thể xảy ra khi một người tiến đến việc biết và cảm thấy rằng Đấng Cứu Rỗi có quyền năng thực sự trong cuộc sống của họ? (xin xem 1 Cô Rinh Tô 1:24).

  • Làm cách nào mà việc xây dựng cuộc sống của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài có thể giúp em khi gặp phải những triết lý thách thức của thế gian?

Xây dựng cuộc sống của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô

Hãy dành một vài phút để đánh giá cuộc sống của chính em. Em đã xây dựng nền tảng của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô bằng những cách nào? Em có thể muốn cải thiện bằng những cách nào? Làm thế nào mà việc xây dựng cuộc sống của mình vững chắc hơn nơi Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài có thể giúp em đương đầu với những thử thách và ảnh hưởng tiêu cực của chính mình? Cân nhắc ghi lại suy nghĩ của em trong nhật ký ghi chép việc học tập.

Cân nhắc mời học viên chia sẻ những suy nghĩ của các em để kết thúc buổi học. Cũng thêm những hiểu biết sâu sắc và chứng ngôn cá nhân.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Tại sao tôi nên xây dựng nền móng của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

Anh Cả Chi Hong (Sam) Wong thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã tuyên bố:

Hình Ảnh
Official Portrait of Elder Chi Hong (Sam) Wong. Photographed in March 2017.

Nếu chúng ta có thể xây dựng nền tảng của mình trên Chúa Giê Su Ky Tô, thì chúng ta không thể nào đổ ngã được! Khi chúng ta trung tín kiên trì đến cùng, Thượng Đế sẽ giúp chúng ta thiết lập cuộc sống của mình trên đá của Ngài, và “các cổng ngục giới sẽ không thắng được [chúng ta]” ( Giáo Lý và Giao Ước 10:69). Chúng ta có thể không thay đổi được tất cả những gì sắp tới, nhưng chúng ta có thể chọn cách chuẩn bị cho những gì sắp tới.

(Chi Hong [Sam] Wong, “Chúng Không Thể Nào Thắng Thế Được; Chúng Ta Không Thể Nào Đổ Ngã Được”, Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 98)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

“Tìm Đâu Cho Thấy một Nền Vững Vàng”

Cân nhắc hát bài “Tìm Đâu Cho Thấy một Nền Vững Vàng” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 6) với học viên trước khi bắt đầu bài học. Mời học viên suy ngẫm về tầm quan trọng của một nền tảng vững chắc khi học bài này.

Lựa Chọn C: Sự phán xét và kiêu ngạo

Sau đây là một lựa chọn học tập bổ sung cho sinh hoạt cuối cùng của bài học.

Trong 1 Cô Rinh Tô 4:1–3 , có vẻ như một số tín hữu của Giáo Hội ở Cô Rinh Tô đã phán xét hoặc chỉ trích cách làm việc của Phao Lô khi là người truyền giáo và lãnh đạo của Giáo Hội. Họ có thể đã đặt câu hỏi về cách ông đánh giá hoặc nghĩ rằng người nào đó có thể đã hoàn thành công việc tốt hơn.

Bên cạnh bản vẽ ngôi nhà của mình, hãy liệt kê bất kỳ cách nào em có thể cảm thấy bị cám dỗ để phán xét những người lãnh đạo của mình.

Hãy đọc 1 Cô Rinh Tô 4:1–7 và lập một bản liệt kê các từ hoặc cụm từ có thể hữu ích cho em hoặc người khác mà đang gặp khó khăn để kiềm chế sự kiêu ngạo và phán xét sai những người khác.

Các từ hoặc cụm từ nào hữu ích nhất đối với em?

Tại sao là điều quan trọng để biết rằng chỉ có Chúa mới biết được những ý nghĩ và ý định trong lòng của chúng ta? (Xin xem 1 Cô Rinh Tô 4:5).

Làm cách nào mà việc xây dựng nền tảng của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp ích khi em hoặc những người khác đang kiêu ngạo hoặc phán xét sai người khác?

Thiết lập sự đoàn kết qua Chúa Giê Su Ky Tô

Có thể sử dụng video sau đây để minh họa cách thức chúng ta có thể đoàn kết với tư cách là môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách tuân theo Ngài, ngay cả khi có rất nhiều chủng tộc và văn hóa. Video này có thể giúp học viên trả lời câu hỏi sau: Làm cách nào mà việc xây dựng cuộc sống của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài có thể giúp em đoàn kết hơn với những người xung quanh?

Những vật yếu kém trong thế gian

Cân nhắc đọc 1 Cô Rinh Tô 1:26–27 với học viên và đặt những câu hỏi như sau:

  • Em nghĩ tại sao Thượng Đế chọn những người mà thế gian coi là điên rồ và yếu kém để thuyết giảng phúc âm của Ngài?

  • Làm cách nào mà việc xây dựng nền tảng vững chắc nơi Chúa Giê Su Ky Tô giúp em chuẩn bị chia sẻ phúc âm với những người khác?

Mời học viên chia sẻ những kinh nghiệm truyền giáo cá nhân hoặc kinh nghiệm từ những người trong gia đình mà đã phục vụ truyền giáo, khi Chúa đã làm việc qua họ để giúp những người khác đến cùng Đấng Ky Tô.

In