Lớp Giáo Lý
1 Tê Sa Lô Ni Ca 4–5


1 Tê Sa Lô Ni Ca 4–5

Khi Đấng Ky Tô Sẽ Trở Lại Thế Gian

“He Comes Again to Rule and Reign” by Mary R. Sauer. Jesus Christ is descending to Earth at his Second Coming. There are men, women, and children surrounding him. He is wearing a red robe and is looking down at those who are gathering.

Em có câu hỏi hoặc suy nghĩ nào khi nghĩ về Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô? Trong bức thư đầu tiên gửi cho người Tê Sa Lô Ni Ca, chương 4–5, Sứ Đồ Phao Lô đã dạy những chi tiết quan trọng về Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi và cách để chúng ta có thể sẵn sàng cho điều đó. Bài học này nhằm giúp em hiểu điều gì sẽ xảy ra và cách em có thể chuẩn bị cho thời điểm Chúa Giê Su trở lại thế gian.

Học viên chuẩn bị: Yêu cầu học viên tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi Đấng Cứu Rỗi tái lâm. Mời các em trả lời những câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập hoặc trên một tờ giấy: Điều gì làm các em hào hứng về Ngày Tái Lâm? Điều gì làm các em lo lắng?

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Những câu hỏi về Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô

Hãy trưng ra một bức hình mô tả Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô, chẳng hạn như bức hình ở đầu bài học. Có thể nhắc nhở học viên về sinh hoạt chuẩn bị của các em khi thảo luận những câu hỏi sau đây.

  • Em biết điều gì về Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Em không biết điều gì?

Phần này của bài học không nhằm để bao gồm tất cả những điều học viên biết hoặc để trả lời tất cả các câu hỏi của các em về Ngày Tái Lâm. Đúng hơn là bài học này để giúp học viên liên hệ bản thân với Các Thánh Hữu người Tê Sa Lô Ni Ca, là những người hiểu một số điều nhưng lại có thắc mắc về những điều khác.

Các Thánh Hữu người Tê Sa Lô Ni Ca cũng có những câu hỏi về Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi. Dựa trên những lời dạy của Phao Lô trong các chương này, họ có thể đã đặt ra những câu hỏi như: “Khi nào thì những người thân yêu đã qua đời của chúng tôi sẽ được phục sinh?”, “Khi nào thì Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô sẽ xảy ra?”, hoặc “Chúng tôi có thể chuẩn bị bản thân như thế nào cho Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô?” Có thể em đã có những thắc mắc tương tự. Các sinh hoạt học tập sau đây đề cập đến những câu hỏi này.

Các sinh hoạt học tập sau đây nhằm giúp học viên nghiên cứu và giải thích những lời dạy của Phao Lô dành cho người Tê Sa Lô Ni Ca về Ngày Tái Lâm.

Color Handouts Icon

Một cách để thực hiện điều này là chia lớp học thành các cặp hoặc nhóm nhỏ và cung cấp cho mỗi nhóm một trong các tài liệu phát tay sau đây để cùng nhau nghiên cứu và thảo luận. Sau đó, có thể yêu cầu một học viên từ mỗi nhóm tóm tắt ngắn gọn cho cả lớp về những điều nhóm mình đã học được từ những nghiên cứu của nhóm.

Ngoài ra, có thể xếp học viên thành nhóm ba người, mỗi học viên được giao một tài liệu phát tay khác nhau để hoàn thành độc lập. Sau đó, mỗi học viên trong nhóm có thể tóm lược những điều các em đã học được cho các bạn khác trong nhóm.

Học viên có thể sử dụng mặt sau của tờ giấy để ghi lại câu trả lời của mình.

Sinh Hoạt Học Tập 1: Điều gì sẽ xảy ra cho người sống và người chết vào Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô?

Hãy đọc 1 Tê Sa Lô Ni Ca 4:13–18 , tìm kiếm những hiểu biết sâu sắc về điều sẽ xảy ra cho người ngay chính khi Chúa Giê Su tái lâm. Lưu ý sự khác biệt giữa những điều sẽ xảy ra cho những người đã chết và những người vẫn đang sống vào Ngày Tái Lâm. (Từ “người đã ngủ” và “những kẻ ngủ” trong những câu này ám chỉ những người đã chết.)

  • Điều gì là quan trọng đối với em trong những câu này?

Tiếp theo, hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 88:96–98 , tìm kiếm thêm những hiểu biết sâu sắc về những sự kiện này. (Em cũng có thể muốn đọc các câu 99–101 để tìm hiểu về điều sẽ xảy ra cho những người không chấp nhận Chúa Giê Su Ky Tô trong cuộc sống này.)

  • Em đã có thêm những sự hiểu biết sâu sắc nào?

Một lẽ thật mà em có thể đã nhận ra có thể là Các Thánh Hữu trung tín nào chết trước Ngày Tái Lâm sẽ được phục sinh khi Chúa Giê Su Ky Tô trở lại.

Từ “cất lên” ( 1 Tê Sa Lô Ni Ca 4:17) dùng để chỉ những người ngay chính tụ họp lại với nhau để gặp Đấng Cứu Rỗi khi Ngài đến.

Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ điều sau đây về sự kiện thiêng liêng này:

15:1
Official portrait of Elder Neil L. Andersen of the Quorum of the Twelve Apostles, 2010, August.

Không có điều gì củng cố ước muốn của tôi để nói về Đấng Ky Tô hơn việc tưởng tượng sự tái lâm của Ngài. Tuy chúng ta không biết khi nào Ngài sẽ tái lâm nhưng những sự kiện của việc Ngài tái lâm sẽ rất ngoạn mục! Ngài sẽ tái lâm trong các đám mây trên trời trong sự uy nghi và vinh quang cùng với tất cả các thiên sứ thánh của Ngài. Không phải chỉ một vài thiên sứ mà tất cả các thiên sứ thánh của Ngài. Đây không phải là các thần Chê Ru Bin má hồng do Raphael vẽ ra và được thấy trên các tấm thiệp lễ Tình Nhân của chúng ta. Đây là các thiên sứ của hàng thế kỷ, các thiên sứ được gửi đến bịt miệng sư tử, để mở cửa nhà tù, để loan báo sự giáng sinh được mong đợi đã lâu của Ngài, để an ủi Ngài trong vườn Ghết Sê Ma Nê, để trấn an các sứ đồ của Ngài lúc Ngài thăng lên trời, và để mở ra Sự Phục Hồi vinh quang của phúc âm.

Anh chị em có thể tưởng tượng được cất lên để gặp Ngài, dù ở bên này hay ở bên kia bức màn che không? Đó là lời hứa của Ngài dành cho những người ngay chính. Kinh nghiệm tuyệt vời này sẽ mãi mãi ảnh hưởng mạnh mẽ lên linh hồn chúng ta.

(Neil L. Andersen, “Chúng Ta Nói về Đấng Ky Tô”, Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 91)

Hãy dành một chút thời gian để tưởng tượng xem việc được tính vào những người ngay chính khi Đấng Cứu Rỗi giáng lâm có thể sẽ như thế nào.

  • Em có thể có những suy nghĩ hoặc cảm nhận gì vào ngày đó? Em cảm thấy như thế nào khi biết rằng Đấng Cứu Rỗi muốn em đi cùng Ngài khi Ngài đến? Việc tưởng tượng về ngày tương lai đó ảnh hưởng như thế nào đến em ngày hôm nay?

Trong 1 Tê Sa Lô Ni Ca 4:18 , Phao Lô khuyến khích Các Thánh Hữu “dùng lời đó mà yên ủi nhau.”

  • Những lời giảng dạy của Phao Lô an ủi em ra sao? Những lời đó có thể mang lại sự an ủi như thế nào trong những hoàn cảnh em có thể gặp phải ở tương lai?

New Testament Seminary Teacher Manaul - 2023

Sinh Hoạt Học Tập 2: Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô sẽ xảy ra khi nào?

Em đã bao giờ tự hỏi khi nào Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô sẽ xảy ra hoặc liệu em có sẵn sàng không? Các Thánh Hữu Tê Sa Lô Ni Ca có lẽ đã có cùng những câu hỏi đó.

Hãy đọc 1 Tê Sa Lô Ni Ca 5:1–3 và tìm những phép ẩn dụ Phao Lô đã dùng để mô tả thời điểm Chúa Giê Su trở lại thế gian.

  • Em tìm thấy điều gì?

  • Những phép ẩn dụ của Phao Lô về một tên trộm trong đêm và một phụ nữ sắp sinh dạy cho em điều gì về Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi?

Hãy đọc 1 Tê Sa Lô Ni Ca 5:4–6 và tìm kiếm những lẽ thật Phao Lô đã dạy về cách để chuẩn bị cho Ngày Tái Lâm. Hãy thử so sánh những lời giảng dạy này với Giáo Lý và Giao Ước 106:4–5 .

  • Em đã có được những sự hiểu biết sâu sắc nào?

Một lẽ thật chúng ta có thể học được từ những lời dạy của Phao Lô là nếu chúng ta cố gắng trở thành “con cái của sự sáng” bằng cách noi theo Chúa Giê Su Ky Tô thì chúng ta sẽ sẵn sàng khi Ngài tái lâm.

Để tìm hiểu thêm về những cách thức khác nhau mà Chúa mời gọi chúng ta trở thành con cái của sự sáng, hãy đọc 3 Nê Phi 18:24 ; Giáo Lý và Giao Ước 50:23–25 ; 88:67–68 . Liệt kê trong nhật ký ghi chép việc học tập những điều em tìm thấy giúp cho em hiểu cách để trở thành con cái của sự sáng.

  • Em đang mời gọi sự sáng của Chúa vào cuộc sống của mình như thế nào? Làm thế nào em có thể mời thêm sự sáng của Ngài vào cuộc sống của mình?

New Testament Seminary Teacher Manaul - 2023

Sinh Hoạt Học Tập 3: Chúng ta có thể chuẩn bị bản thân như thế nào cho Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô?

Phao Lô kết thúc bức thư đầu tiên ông gửi cho người Tê Sa Lô Ni Ca với lời khuyên về cách Các Thánh Hữu có thể chuẩn bị tốt hơn để gặp Đấng Cứu Rỗi khi Ngài tái lâm.

Hãy đọc 1 Tê Sa Lô Ni Ca 5:14–22 và xem em có được những sự hiểu biết sâu sắc nào về cách chuẩn bị. Hãy mở lòng với những ý kiến về những lời giảng dạy có thể đặc biệt hữu ích cho em.

  • Những lời giảng dạy nào trong số những lời này đặc biệt có ý nghĩa đối với em? Tại sao?

Hãy tìm một hoặc hai câu thánh thư giúp hiểu sâu hơn về lời giảng dạy mà em đã chọn. (Em có thể sử dụng các cước chú hoặc tra cứu một đề mục trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư để giúp em tìm thấy một câu thánh thư có liên quan.)

  • Chúa Giê Su Ky Tô đã hoặc sẽ giúp em như thế nào để em sẵn sàng cho Ngày Tái Lâm của Ngài? Em có thể học được gì về Ngài qua điều này?

New Testament Seminary Teacher Manaul - 2023

Hãy suy ngẫm về những lẽ thật em đã học được ngày hôm nay và những hành động em cảm thấy được thúc giục thực hiện mà sẽ giúp em sẵn sàng hơn và hào hứng hơn để gặp lại Đấng Cứu Rỗi. Hãy ghi lại những suy nghĩ của em trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của mình.

Hãy làm chứng về các phước lành sẽ đến khi chúng ta thực hiện các bước đơn giản nhưng có ý nghĩa để chuẩn bị cho ngày Đấng Ky Tô trở lại thế gian.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

1 Tê Sa Lô Ni Ca 5:2 . Kỳ định cho Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi có thể so sánh như thế nào với một tên trộm trong đêm?

Anh Cả Bruce R. McConkie (1915–1985) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ giải thích rằng kẻ trộm giữa đêm thường đến “bất ngờ và không báo trước” (Doctrinal New Testament Commentary [năm 1973], 3:54). Phép so sánh này cho thấy rằng Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi sẽ gây bất ngờ cho một số người.

1 Tê Sa Lô Ni Ca 5:21 . Phao Lô có ý gì khi nói “hãy xem xét mọi việc, điều chi lành thì giữ lấy”?

Phao Lô đã mời Các Thánh Hữu Tê Sa Lô Ni Ca “hãy xem xét mọi việc”—nghĩa là xem xét hoặc kiểm tra những việc đó để biết đó là điều thiện hay điều ác—và “điều chi lành thì giữ lấy.” Là tín hữu của Giáo Hội, chúng ta không chỉ được dạy để học phúc âm mà còn phải suy ngẫm, cầu nguyện và cuối cùng là hiểu được phúc âm đó (xin xem 3 Nê Phi 17:1–3 ; Giáo Lý và Giao Ước 68:25–26). Sau đó, chúng ta cần phải vững chắc và trung tín với những điều thiện mà chúng ta đã hiểu được.

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

1 Tê Sa Lô Ni Ca 4:11–12 ; 2 Tê Sa Lô Ni Ca 3:10–11 . Tầm quan trọng của sự làm việc

Nếu học viên sẽ có lợi khi thảo luận về tầm quan trọng của sự làm việc, hãy cân nhắc sử dụng những sinh hoạt sau đây:

Yêu cầu học viên mô tả việc khó khăn nhất mà các em đã từng làm. Tại sao đó lại là một thử thách? Việc đó mang lại giá trị gì?

Mời học viên đọc 1 Tê Sa Lô Ni Ca 4:11–122 Tê Sa Lô Ni Ca 3:10–11 , tìm những điều Phao Lô đã dạy về sự làm việc. Hãy cho học viên chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của các em. Hãy cân nhắc yêu cầu học viên chia sẻ cách các em biết trân trọng giá trị của sự làm việc.

Cũng có thể mời học viên đọc và thảo luận phần “Sự Làm Việc và Tự Túc” trong cuốn sách nhỏ Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ ([năm 2011], trang 40–41).

Hỏi học viên làm thế nào mà việc trở thành một người làm việc chăm chỉ có thể giúp các em trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi.

1 Tê Sa Lô Ni Ca 5:11–22 . Ý kiến giảng dạy thay thế

Mời học viên chọn một cụm từ trong các câu này (ví dụ: “Hãy vui mừng mãi mãi” [ câu 16 ]) và viết một bài đăng trên mạng xã hội hoặc tạo một ảnh meme có tiêu đề này. Học viên có thể đưa vào đó những suy nghĩ của các em về lý do cụm từ này quan trọng đối với mình và cách cụm từ này có thể giúp một người nào đó đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn và sẵn sàng hơn cho sự tái lâm của Ngài.