Lớp Giáo Lý
Thông Thạo Giáo Lý: 2 Tê Sa Lô Ni Ca 2:1–3


Thông Thạo Giáo Lý: 2 Tê Sa Lô Ni Ca 2:1–3

“Ngày Chúa … Sẽ Không Đến Vì Phải Có Sự Bỏ Đạo Đến Trước”

Hình Ảnh
Image of man at a desk writing on parchment

Trong bài học trước, em đã học được rằng người xưa đã tiên tri rằng trước Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô, Sự Bội Giáo trong Giáo Hội của Ngài sẽ xảy ra (xin xem “2 Tê Sa Lô Ni Ca 2”). Bài học này sẽ giúp em học thuộc lòng phần tham chiếu thông thạo giáo lý và cụm từ thánh thư then chốt cho 2 Tê Sa Lô Ni Ca 2:1–3 , giải thích giáo lý và áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh trong tình huống thực tế.

Giúp học viên tiếp cận các câu hỏi và tìm ra câu trả lời với đức tin. “Nhiều học viên của chúng tôi đã được ban phước với ân tứ [là] một tấm lòng tin tưởng. Đa số học viên của chúng tôi có thắc mắc chứ không phải nghi ngờ. Cách chúng ta tiếp cận Thông Thạo Giáo Lý nên xác nhận đức tin và giúp học viên tự trả lời các câu hỏi và chuẩn bị để giúp đỡ những người khác. Nhưng không bao giờ được thực hiện điều đó theo cách có thể tạo ra sự nghi ngờ hoặc làm giảm bớt đức tin” (Chad H Webb, “Chương Trình Thông Thạo Giáo Lý” [bài nói chuyện trong buổi phát sóng chương trình huấn luyện thường niên của Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo, ngày 14 tháng Sáu năm 2016]).

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về câu hỏi sau đây và chuẩn bị trước khi đến lớp để giải thích cách các em sẽ trả lời câu hỏi đó: “Tại sao Thượng Đế lại cần hiện đến cùng Joseph Smith để phục hồi Giáo Hội của Ngài nếu Ky Tô Giáo đã được thiết lập và có nhiều người đã tin vào Kinh Thánh?”

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Bài học này được thiết kế để dạy sau bài học “2 Tê Sa Lô Ni Ca 2,” là bài học về bối cảnh cho đoạn thông thạo giáo lý 2 Tê Sa Lô Ni Ca 2:1–3. Nếu bài học này cần được chuyển sang một tuần khác để phù hợp với lịch học thì hãy nhớ chuyển cả bài học về bối cảnh.

Học thuộc lòng và giải thích

Hãy trưng ra mỗi phần tham chiếu thánh thư 2 Tê Sa Lô Ni Ca 2:1–3 và mời học viên trả lời câu hỏi sau đây.

Hãy học thuộc lòng phần tham chiếu thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt cho 2 Tê Sa Lô Ni Ca 2:1–3. Một cách để thực hiện việc này là hoàn thành sinh hoạt sau đây (hoặc sinh hoạt tương tự bằng ứng dụng Thông Thạo Giáo Lý trên thiết bị di động):

Học viên có thể tự mình hoàn thành sinh hoạt sau đây hoặc cả lớp có thể cùng thực hiện sinh hoạt này trên bảng.

Viết 2 Tê Sa Lô Ni Ca 2:1–3: “Ngày Chúa … sẽ không đến vì phải có sự bỏ đạo đến trước” trong nhật ký ghi chép việc học tập hoặc trên thiết bị kỹ thuật số của em.

Đọc thành tiếng phần tham chiếu và cụm từ thánh thư then chốt hoặc đọc thầm một vài lần.

Bôi hoặc xóa một cụm từ, chẳng hạn như “sự bỏ đạo đến trước” và thử lặp lại toàn bộ phần tham chiếu và cụm từ thánh thư then chốt một lần nữa.

Tiếp tục bôi hoặc xóa thêm các cụm từ khác cho đến khi em có thể lặp lại thuộc lòng toàn bộ phần tham chiếu và cụm từ thánh thư then chốt.

Em có thể nhớ rằng khi học 2 Tê Sa Lô Ni Ca 2 , em đã học được rằng người xưa đã tiên tri rằng trước Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô, sự bội giáo trong Giáo Hội của Ngài sẽ xảy ra.

Thay vì yêu cầu học viên viết lời giải thích về thời kỳ Đại Bội Giáo trong sinh hoạt sau đây, hãy cân nhắc sắp xếp học viên thành từng cặp và mời các em lần lượt giải thích cho nhau về thời kỳ Đại Bội Giáo. Nếu học viên cần hiểu rõ hơn về giáo lý của Sự Bội Giáo và Sự Phục Hồi trước khi hoàn thành sinh hoạt này, thì hãy cân nhắc dành một vài phút để ôn lại các tài liệu từ bài học trước.

Viết một lời giải thích cho thời kỳ Đại Bội Giáo là gì và tại sao việc đó lại xảy ra. Hãy viết như thể là em đang giải thích về Sự Bội Giáo cho một đứa trẻ. Sử dụng những lẽ thật từ 2 Tê Sa Lô Ni Ca 2:1–3 trong lời giải thích của em và gồm vào những hiểu biết sâu sắc về lý do tại sao cần phải có Sự Phục Hồi trọn vẹn Giáo Hội của Đấng Ky Tô.

Thực hành áp dụng

Nếu cần, hãy tạo cơ hội cho học viên ôn lại các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Một cách để thực hiện điều này là trưng ra bài kiểm tra ghép nối phù hợp sau đây để các em tự hoàn thành hoặc làm theo cặp hoặc nhóm nhỏ. Ngoài ra, có thể đưa ra bài kiểm tra dưới dạng điện tử thông qua một trò chơi trực tuyến nếu học viên có quyền truy cập vào các thiết bị có khả năng. Các câu trả lời đúng là (1) c; (2) a; (3) b.

Khi tiếp tục bài học này, em sẽ có cơ hội giúp người nào đó áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Để xem em ghi nhớ những nguyên tắc này tốt như thế nào, hãy thử ghép nối những câu sau đây với nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh mà mỗi câu mô tả.

  1. “Tuy nhiên, những người chân thành tìm kiếm lẽ thật nên thận trọng với các nguồn thông tin không đáng tin cậy.”

  2. “Tin cậy Thượng Đế và trước tiên tìm đến Ngài qua lời cầu nguyện chân thành, học về những lời giảng dạy của Ngài, và tuân theo các lệnh truyền của Ngài.”

  3. “Xem xét [những câu hỏi] theo văn cảnh của kế hoạch cứu rỗi và những lời dạy của Đấng Cứu Rỗi.”

a. Hành động với đức tin.b. Xem xét các khái niệm và câu hỏi bằng một quan điểm vĩnh cửu. c. Tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua các nguồn phương tiện đã được Chúa quy định.

Nếu em cần ôn thêm các nguyên tắc này, thì hãy đọc các đoạn 5–12 trong phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2022).

Mời học viên suy ngẫm về sự chuẩn bị của họ cho buổi học khi các em hoàn thành sinh hoạt thực hành áp dụng sau đây.

Hãy tưởng tượng rằng em đang nhắn tin cho người bạn có tên Keyshawn, là tín hữu của một giáo hội Ky Tô Giáo khác. Bạn ấy rất tận tâm với Chúa Giê Su Ky Tô và thường xuyên nghiên cứu Kinh Thánh. Trong một tin nhắn văn bản gửi cho em, Keyshawn nói: “Hôm nay, mục sư của tớ đã dạy rằng các tín hữu trong giáo hội của bạn tin rằng giáo hội của bạn là giáo hội chân chính duy nhất và mọi giáo hội khác đều là giả dối. Điều đó có đúng không? Tớ cảm thấy gần gũi hơn với Thượng Đế nhờ vào giáo hội của tớ. Làm sao mà giáo hội của tớ lại không đến từ Thượng Đế được?”

  • Tại sao việc các tín hữu của giáo hội khác có những câu hỏi như thế này là điều tự nhiên?

  • Em có thể trả lời Keyshawn như thế nào theo cách giống như Đấng Ky Tô?

Em nhắn lại cho Keyshawn, cảm ơn cậu ấy vì câu hỏi thấu đáo của cậu ấy. Em hỏi liệu em có thể chia sẻ câu trả lời của mình với cậu ấy vào ngày hôm sau không, và cậu ấy đồng ý.

Hãy sử dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh để chuẩn bị một câu trả lời cho Keyshawn. Nhớ sử dụng cả ba nguyên tắc. Sử dụng các câu hỏi và sinh hoạt sau đây để giúp em chuẩn bị câu trả lời của mình.

Học viên có thể thảo luận các câu hỏi sau đây theo cặp hoặc nhóm nhỏ trước khi tự viết câu trả lời của mình.

Có thể là hữu ích nếu học viên nộp lại các câu trả lời của các em để xem lại. Hãy đảm bảo rằng học viên hiểu đầy đủ giáo lý của Sự Bội Giáo và Sự Phục Hồi và các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

Tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua các nguồn phương tiện đã được Chúa quy định

Làm cách nào em có thể sử dụng những lẽ thật được dạy trong 2 Tê Sa Lô Ni Ca 2:1–3 để giúp Keyshawn?

Tìm thêm ít nhất ba câu thánh thư, bài nói chuyện hoặc bài viết mà em nghĩ sẽ hữu ích trong tình huống này. Cân nhắc sử dụng những nguồn tài liệu sau đây:

  1. Đọc các mục “ Bội Giáo ” và “ Sự Phục Hồi Phúc Âm ” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư. Những mục này có trên trang scriptures.ChurchofJesusChrist.org.

  2. &#160

  3. Tham khảo thánh thư và những lời phát biểu từ bài học “2 Tê Sa Lô Ni Ca 2” hoặc từ “Bài Học 1: Sứ Điệp về Sự Phục Hồi của Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô” trong Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta (năm 2018), trang 35–51.

  • Em đã tìm thấy những đoạn thánh thư nào hoặc các nguồn tài liệu nào khác mà có thể giúp em trả lời Keyshawn?

Xem xét các khái niệm và câu hỏi bằng một quan điểm vĩnh cửu

  • Những lẽ thật nào về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô mà em muốn chia sẻ với Keyshawn có thể giúp cậu ấy hiểu Sự Phục Hồi là cần thiết?

Hành động với đức tin

  • Em có thể mời Keyshawn thực hiện những hành động cụ thể nào để cậu ấy có thể tự tìm hiểu lý do tại sao Sự Phục Hồi Giáo Hội của Đấng Ky Tô lại cần thiết?

  • Keyshawn có thể mong đợi những kinh nghiệm gì nếu cậu ấy thực hiện những hành động này?

  • Làm thế nào mà việc mời cậu ấy hành động là một hành động của đức tin từ phía em?

Mời học viên sẵn sàng chia sẻ với cả lớp những câu trả lời của các em, bao gồm bất kỳ đoạn thánh thư, bài nói hoặc bài viết hữu ích nào mà các em tìm thấy. Nếu có thời gian, hãy cân nhắc mời những người tình nguyện chia sẻ cách các em đạt được chứng ngôn về Sự Phục Hồi.

Ôn lại phần thông thạo giáo lý

Khi bắt đầu hoặc kết thúc bài học sắp tới, hãy dành không quá ba đến năm phút để xem lại phần tham chiếu thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt cho đoạn thông thạo giáo lý này. Sử dụng cùng một sinh hoạt học thuộc lòng mà học viên đã hoàn thành trước đó trong bài học này.

In