Lớp Giáo Lý
Đánh Giá Việc Học Tập của Em 10


Đánh Giá Việc Học Tập của Em 10

Ga La Ti–2 Tê Sa Lô Ni Ca

A young man dressed in New Testament era armor with a sword and shield.

Bài học này nhằm giúp em đánh giá những mục tiêu đã đặt ra và sự phát triển cá nhân mà em đã có được trong quá trình học Kinh Tân Ước. 

Đánh giá cao những đóng góp của học viên. Mỗi người học có khả năng đóng góp vào việc học của những người khác. Hãy giúp học viên hiểu rằng khi tham gia vào buổi học, các em có thể có ảnh hưởng tích cực đến các học viên khác. Khuyến khích học viên chân thành lắng nghe khi bạn cùng lớp đang phát biểu và phản hồi các nhận xét của nhau. Mỗi học viên mang đến một quan điểm riêng cho lớp học mà có thể ban phước cho các học viên khác.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về những mục tiêu mà các em đã đặt ra khi học từ Ga La Ti cho đến 2 Tê Sa Lô Ni Ca. Yêu cầu các em chuẩn bị trước khi đến lớp để chia sẻ về sự tiến triển mà các em đã đạt được và những trở ngại mà các em gặp phải khi nỗ lực để đạt được những mục tiêu đó.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Sự tiến triển thuộc linh của em

Bài học này nhằm để cho học viên đánh giá các mục tiêu mà các em đã đặt ra, khả năng giải thích những lời giảng dạy trong Kinh Tân Ước, và sự thay đổi trong thái độ, mong muốn và khả năng sống theo phúc âm của các em. Phần nghiên cứu của lớp học về Ga La Ti–2 Tê Sa Lô Ni Ca có thể đã nhấn mạnh vào những lẽ thật mà khác với những lẽ thật có trong các sinh hoạt sau đây. Nếu vậy, có thể điều chỉnh các sinh hoạt sau đây để bao gồm những lẽ thật đó.

Hãy suy ngẫm về một khả năng, tài năng hoặc đặc điểm mà em đang phát triển nhưng đòi hỏi nỗ lực thường xuyên và kiên định.

  • Động lực nào khiến em dành thời gian và nỗ lực cần thiết để cải thiện?

  • Khi em làm việc chăm chỉ để tiến triển, em mong đợi điều gì sẽ xảy ra để giúp em biết nỗ lực của mình là đáng giá?

Chúng ta có nhiều cơ hội trong suốt thời gian sống trên thế gian để cố gắng hướng tới việc trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn, là điều mà giúp chuẩn bị cho chúng ta trở lại sống với Ngài và Cha Thiên Thượng của chúng ta. Có thể là hữu ích nếu đánh giá theo định kỳ sự tiến triển của chúng ta và thực hiện bất kỳ điều chỉnh cần thiết nào.

Mục đích của bài học này là để cho em có cơ hội đánh giá sự tiến triển về mặt thuộc linh của mình. Em sẽ có cơ hội để đánh giá những điều đã học được từ Kinh Tân Ước cho đến nay và đánh giá sự tiến triển của em liên quan đến những mục tiêu mà em có lẽ đã đặt ra nhờ vào những điều đã học được.

Hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm về việc học Kinh Tân Ước gần đây và những hành động em đã thực hiện nhờ vào những điều đã học được. Em có thể muốn xem lại những điều em đã viết trong nhật ký hoặc những gì đã đánh dấu trong thánh thư gần đây để nhận ra những mục tiêu em đã đặt ra và những ấn tượng đã nhận được.

Học viên có thể ghi lại những suy nghĩ của mình trong nhật ký. Khi học viên đã có đủ thời gian, hãy yêu cầu các em chia sẻ những điều đã viết. Những câu hỏi sau đây có thể giúp học viên biết điều gì cần chia sẻ.

  • Em đã học được điều gì từ Kinh Tân Ước mà đã giúp em đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn?

  • Em đã học được điều gì về Ngài từ Kinh Tân Ước mà nổi bật đối với em?

Nếu học viên chia sẻ những kinh nghiệm học tập quan trọng nhưng khác với những kinh nghiệm được liệt kê dưới đây, thì hãy dành thời gian để giúp các em đánh giá những điều các em đã học được và sự phát triển của các em nhờ vào những kinh nghiệm của mình. Nếu không, hãy sử dụng một hoặc tất cả các sinh hoạt sau đây.

Sinh Hoạt A: Giải thích về Thời Kỳ Đại Bội Giáo và Sự Phục Hồi

An old 1946 Chevy

Hãy nhìn vào hai bức ảnh này và suy ngẫm về ý nghĩa của việc phục hồi một thứ gì đó.

  • Tại sao điều gì đó cần được phục hồi?

  • Những bức ảnh này có thể được so sánh như thế nào với Sự Bội Giáo và Sự Phục Hồi?

Để xem lại mối liên hệ giữa Sự Bội Giáo và Sự Phục Hồi, hãy hoàn thành sinh hoạt sau đây:

Hãy tưởng tượng rằng những người truyền giáo đang dạy cho một trong những người bạn của em tại nhà của em. Họ yêu cầu em dạy một phần của bài học tiếp theo về Sự Bội Giáo và Sự Phục Hồi. Em biết rằng bạn của mình đã quen thuộc với Kinh Thánh, vì vậy có thể là ý kiến hay nếu sử dụng một số câu từ Kinh Tân Ước trong bài học.

Sử dụng Công Vụ Các Sứ Đồ 3:21 ; Ê Phê Sô 1:10 ; Ê Phê Sô 2:19–22 ; và 2 Tê Sa Lô Ni Ca 2:1–3 (hoặc những câu khác mà em chọn), hãy viết những điều em có thể nói trong bài học để giúp người bạn này hiểu tại sao Đấng Cứu Rỗi cần phục hồi phúc âm của Ngài cho thế gian.

Có thể mời học viên chia sẻ câu trả lời của các em theo cặp, trong nhóm nhỏ hoặc cùng với cả lớp.

Sinh Hoạt B: Gia tăng tình yêu thương của em dành cho Chúa Giê Su Ky Tô và mong muốn được phục vụ Ngài

Nếu học viên có viết một bức thư cho bản thân trong tương lai trong bài học “Phi Líp 3,” thì hãy cân nhắc sử dụng sinh hoạt sau đây để giúp các em đánh giá tình yêu thương của mình dành cho Thượng Đế.

Trong bài học “Phi Líp 3,” em đã có cơ hội viết một bức thư cho bản thân trong tương lai, trong đó em nhận ra những sự hy sinh em có thể thực hiện mà sẽ giúp em hiểu rõ hơn về Chúa Giê Su Ky Tô và chuẩn bị cho cuộc sống vĩnh cửu.

Nếu em đã viết bức thư này, thì hãy dùng nó để tham khảo. Hãy so sánh cảm nghĩ hiện tại của em về Chúa Giê Su Ky Tô hoặc mong muốn của em để phục vụ Ngài với những cảm nghĩ và mong muốn của em khi viết bức thư đó. Nếu có bất cứ điều gì em muốn thêm vào bức thư dựa trên những kinh nghiệm gần đây của em, thì hãy thực hiện ngay bây giờ.

Cân nhắc mời những người tình nguyện chia sẻ bất kỳ những hiểu biết sâu sắc hoặc suy nghĩ nào mà các em có khi xem lại những bức thư của mình. Những câu hỏi sau đây có thể giúp học viên suy ngẫm và chia sẻ những suy nghĩ của các em.

  • Khi xem lại bức thư của mình, em có nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về tình yêu thương của em dành cho Chúa Giê Su Ky Tô không? Nếu có, em nghĩ tại sao tình yêu thương đó lại thay đổi?

  • Những kinh nghiệm nào gần đây đã làm gia tăng tình yêu thương của em dành cho Thượng Đế và sự sẵn lòng của em để phục vụ Ngài?

  • Em cảm thấy đâu là những bước tiếp theo mà em có thể làm để giúp em gia tăng tình yêu thương dành cho Thượng Đế?

Sinh Hoạt C: Mang trọn bộ giáp của Thượng Đế

Page from the New Testament Seminary Teacher Manual. Put on the Whole Armor of God.
  • Em nhớ gì về bộ giáp của Thượng Đế? Em nhớ gì về ý nghĩa của từng mảnh giáp? Nếu em cần giúp đỡ, thì hãy tham khảo Ê Phê Sô 6:14–18 để biết câu trả lời.

Cân nhắc vẽ hình ảnh này lên trên bảng và mời học viên lên bảng để bổ sung thêm ý nghĩa thuộc linh cho mỗi mảnh giáp.

  • Em sẽ tóm tắt ý nghĩa của việc “mang lấy mọi khí giáp của Thượng Đế” như thế nào? ( Ê Phê Sô 6:11).

Vẽ một hình người que trong nhật ký của em.

  • Em đang nỗ lực thực hiện điều gì để mang lấy bộ giáp của Thượng Đế?

Vẽ một mảnh hoặc các mảnh giáp tượng trưng cho những nỗ lực đó.

  • Em đã trải nghiệm được thành quả nào từ những nỗ lực của mình chưa? Nếu có, em đã trải nghiệm những điều gì? Nếu chưa, em nghĩ có thể đạt được những kết quả nào khi tiếp tục nỗ lực?