Lớp Giáo Lý
2 Cô Rinh Tô 1; 4


2 Cô Rinh Tô 1; 4

Được An Ủi từ Thượng Đế

Two young women sit together on a bench. One of the young women appears to be distraught, sad, or concerned about something. The other young woman is showing concern and appears to be trying to comfort the other.

Tất cả chúng ta đều phải trải qua đau khổ và buồn phiền, thất bại và trở ngại, khó chịu và bệnh tật. Khi người dân Cô Rinh Tô gặp khó khăn, Phao Lô đã viết thư cho các tín hữu Giáo Hội ở đó để tiếp tục hỗ trợ và khuyên bảo. Ông làm chứng về sự an ủi và bình an dành cho họ qua Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem 2 Cô Rinh Tô 1:3–4). Bài học này có thể giúp em hiểu một số cách Thượng Đế an ủi con cái Ngài và nhận ra những cách em có thể chia sẻ sự an ủi của Ngài với những người khác.

Sử dụng đồ vật và hình ảnh. Một số khái niệm phúc âm có thể khó hiểu. Việc sử dụng các đồ vật và hình ảnh có thể là một cách hữu hiệu để giúp học viên hiểu những nguyên tắc thuộc linh.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên nghĩ ra những cách khác nhau để các em nhận được sự an ủi khi có những điều không như ý trong cuộc sống. Nếu có thể, hãy khuyến khích học viên mang theo một bức tranh hoặc đồ vật tượng trưng cho nguồn an ủi đối với các em.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Điều gì mang lại sự an ủi cho em?

Nếu học viên được yêu cầu thực hiện sinh hoạt chuẩn bị, thì hãy mời các em cho cả lớp xem đồ vật mà mình mang theo và giải thích đồ vật đó mang lại cảm giác an ủi cho các em như thế nào.

  • Em tìm đến điều gì hoặc người nào để được an ủi trong những thời điểm khó khăn?

  • Điều gì hoặc người nào mang lại sự an ủi cho em nhiều nhất? Tại sao?

Lập một bản liệt kê các tình huống trong cuộc sống hiện tại hoặc tương lai mà em có thể cần được giúp đỡ và an ủi để vượt qua.

Suy ngẫm về những câu hỏi sau đây:

  • Tại sao em có thể tin cậy rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô sẽ an ủi mình qua ân tứ Đức Thánh Linh trong những lúc này?

  • Em cảm thấy như thế nào khi nhận ra và nhận được sự an ủi mà Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô ban cho qua Đức Thánh Linh?

  • Làm cách nào em có thể chia sẻ sự an ủi, mà Hai Ngài ban cho, với những người khác?

Hãy tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi ở trên trong khi em học bài học này.

Phao Lô muốn an ủi Các Thánh Hữu Cô Rinh Tô trong những thử thách của họ

Khi ở Ma Xê Đoan, Phao Lô nhận được tin từ một môn đồ tên là Tít rằng bức thư trước đó của ông đã được các Thánh Hữu ở Cô Rinh Tô nhận được (xin xem 2 Cô Rinh Tô 2:13 ; 7:5). Phao Lô cũng biết được những thử thách dai dẳng của Các Thánh Hữu này và viết một bức thư khác (2 Cô Rinh Tô) để an ủi họ và giải quyết vấn đề của họ.

  • Em nhớ gì về Cô Rinh Tô và những khó khăn của Các Thánh Hữu ở đó?

Nếu học viên gặp khó khăn để trả lời, hãy nhắc các em nhớ rằng Cô Rinh Tô là một thành phố lớn, giàu có, nổi tiếng là thờ phượng các hình tượng và lối sống đồi bại. Các Thánh Hữu ở đó vất vả lắm mới giữ được sự đoàn kết, chấp nhận sự khôn ngoan của Thượng Đế thay vì những lời dạy sai trái, và tuân giữ luật trinh khiết.

Hãy đọc 2 Cô Rinh Tô 1:1–4 , chú ý đến cách Phao Lô mở đầu bức thư thứ hai gửi cho Các Thánh Hữu Cô Rinh Tô.

Cân nhắc yêu cầu học viên nhận ra những tên mà Phao Lô dùng để nói đến Cha Thiên Thượng, sau đó viết những tên này lên trên bảng.

  • Em chú ý đến điều gì nhất trong phần giới thiệu của Phao Lô về Các Thánh Hữu?

  • Những tên hoặc danh hiệu nào mà Phao Lô đã sử dụng cho Cha Thiên Thượng khiến em chú ý?

  • Những tên hoặc danh hiệu đó dạy cho em điều gì về Cha Thiên Thượng?

  • Phao Lô dạy lẽ thật nào trong câu 4 ?

Nhận được sự an ủi từ Cha Thiên Thượng và giúp những người khác nhận được điều đó

Em có thể đã nhận ra được một lẽ thật từ câu 4 giống như sau: Khi nhận được sự an ủi của Cha Thiên Thượng trong thời gian thử thách, chúng ta có thể giúp những người khác cũng nhận được sự an ủi đó tốt hơn.

Khi học viên nhận ra lẽ thật trong 2 Cô Rinh Tô 1:4 , hãy cân nhắc mời các em so sánh câu này với Mô Si A 18:8–10 và tìm những điểm tương đồng.

Cân nhắc chia sẻ câu trích dẫn của Anh Cả Gary E. Stevenson trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình” ở cuối bài học và đặt những câu hỏi như sau.

  • Em nghĩ “yên ủi kẻ khác trong sự khốn nạn nào họ gặp” nghĩa là gì? ( câu 4).

  • Em nghĩ tại sao sự mong đợi này là dành cho các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Có khi nào em hoặc người nào đó mà mình biết nhận được sự giúp đỡ và an ủi từ Cha Thiên Thượng trong thời gian thử thách?

  • Em hoặc họ đã học hỏi được điều gì từ kinh nghiệm đó?

  • Em nghĩ mình có thể làm gì để nhận được nhiều sự an ủi của Thượng Đế hơn khi cần?

Nếu câu trả lời của học viên không quá cá nhân, thì hãy mời một số học viên chia sẻ những kinh nghiệm của các em. Có thể là điều hữu ích cho học viên khi nghe một số cách mà Cha Thiên Thượng an ủi chúng ta. Cân nhắc thêm một chứng ngôn và kinh nghiệm cá nhân.

Hãy đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Spencer W. Kimball (1895–1985).

Portrait painting of President Spencer W. Kimball.

Quả thật Thượng Đế có để ý đến chúng ta, và Ngài trông nom chúng ta. Nhưng cách Ngài đáp ứng nhu cầu của chúng ta thường là qua một người khác. Do đó, điều thiết yếu là chúng ta phải phục vụ lẫn nhau trong vương quốc này.

(Teachings of Presidents of the Church: Spencer W. Kimball [năm 2006], trang 82)

4:59
  • Em nghĩ tại sao Cha Thiên Thượng thường dùng chúng ta để giúp người khác trong lúc họ gặp thử thách để họ cảm nhận được tình thương yêu và sự an ủi của Ngài?

Hãy nghĩ về một người nào đó mà em biết hiện đang gặp khó khăn. Hãy thành tâm suy ngẫm xem cách em có thể giúp họ cảm nhận được sự an ủi mà Cha Thiên Thượng ban cho khi em làm những việc sau đây:

A. Hãy suy ngẫm về những điều em đã học được từ 2 Cô Rinh Tô 1:1–4 mà có thể giúp ích cho người này.

B. Đọc hai hoặc nhiều nhóm câu thánh thư sau đây, trong đó có những lời dạy bổ sung của Phao Lô cho người Cô Rinh Tô về những thử thách. Tìm một cụm từ hoặc câu mà em cảm thấy có ý nghĩa với người mình đã chọn.

C. Hãy làm điều gì đó bây giờ để giúp người này cảm thấy sự an ủi của Cha Thiên Thượng. Cân nhắc cầu nguyện cho họ giống như Các Thánh Hữu Cô Rinh Tô đã cầu nguyện cho Phao Lô (xin xem 2 Cô Rinh Tô 1:11). Ngoài ra, em có thể viết cho người này một sứ điệp khích lệ như Phao Lô đã làm cho người Cô Rinh Tô, mặc dù sứ điệp của em có thể là bằng tin nhắn văn bản, email hoặc ghi chú thay vì một bức thư. (Cân nhắc bao gồm những điều em đã học được trong bài học này từ 2 Cô Rinh Tô 1; 4 cũng như bất kỳ kinh nghiệm cá nhân nào có thể hữu ích.)

D. Lập những kế hoạch bổ sung để giúp người này. Cha Thiên Thượng có thể thúc giục em thực hiện các hành động bổ sung, chẳng hạn như đi thăm họ hoặc phục vụ họ theo một cách nào đó. Hãy nhớ viết xuống bất kỳ kế hoạch nào em nghĩ đến ở nơi mà em sẽ được nhắc nhở làm theo, như trong lịch, trên điện thoại thông minh hoặc trên một tờ giấy mà em sẽ xem sau này.

Sau khi đã cho học viên đủ thời gian rồi, hãy mời các em chia sẻ một điều mà mình dự định làm để giúp đỡ người mà các em nghĩ đến. Mặc dù có thể là thích hợp để học viên chia sẻ về thử thách hoặc hoàn cảnh chung chung của người đó, hãy nhắc các em không chia sẻ người đó là ai hoặc chia sẻ quá cụ thể để các học viên khác có thể dễ dàng đoán được đó là ai.

Làm chứng về các nguyên tắc được dạy trong bài học này và khuyến khích học viên làm theo kế hoạch của các em để an ủi người khác.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

2 Cô Rinh Tô 1:4 . Tại sao Chúa mong đợi tôi tìm đến và an ủi những người đang gặp khó khăn?

Anh Cả Gary E. Stevenson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy những điều sau đây:

2:3
Official portrait of Elder Gary E. Stevenson of the Quorum of the Twelve Apostles, 2015.

Từ khoảnh khắc chúng ta bước ra khỏi nước báp têm, chúng ta được ủy nhiệm để làm công việc này. Chúng ta tìm đến những người khác với tình yêu thương bởi vì đó là điều mà Đấng Cứu Rỗi của chúng ta truyền lệnh cho chúng ta phải làm. … Bất kỳ khi nào những người lân cận của chúng ta gặp khó khăn về vật chất hay thuộc linh, chúng ta nhanh chóng trợ giúp họ. Chúng ta mang gánh nặng lẫn cho nhau để cho chúng có thể được nhẹ nhàng. Chúng ta than khóc với những ai than khóc. Chúng ta an ủi những ai cần được an ủi. Chúa kỳ vọng điều này từ chúng ta. Và sẽ đến lúc chúng ta chịu trách nhiệm cho sự chăm sóc của chúng ta trong việc phục sự đàn chiên của Ngài.

(Gary E. Stevenson, “Chăm Nom Các Linh Hồn”, Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 111)

2 Cô Rinh Tô 4:17 . Phao Lô có ý gì khi ông gọi những thử thách trên trần thế của chúng ta là một “sự hoạn nạn nhẹ”?

Anh Cả Paul V. Johnson thuộc Chủ Tịch Đoàn Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã dạy:

2:3
Elder Paul V. Johnson of the Quorum of the Seventy takes an official portrait, 2021.

Trong khi găp những vấn đề khó khăn, gần như khó có thể nhận thức được các phước lành sắp đến sẽ lớn lao hơn nỗi đau đớn, cảnh nhục nhã hoặc buồn khổ mà chúng ta có thể trải qua vào lúc ấy. … Sứ Đồ Phao Lô dạy: “Vì sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng ta sanh cho chúng ta sự vinh hiển cao trọng đời đời, vô lượng, vô biên” [ 2 Cô Rinh Tô 4:17 ]. Thật là thú vị khi Phao Lô sử dụng từ “sự hoạn nạn nhẹ.” Điều này đến với một người bị đánh đập, bị ném đá, bị đắm tàu, bị cầm tù và trải qua nhiều thử thách khác nữa. Tôi không tin rằng nhiều người chúng ta sẽ cho rằng những điều hoạn nạn của mình là nhẹ. Vậy mà khi so sánh các phước lành và sự tăng trưởng mà cuối cùng chúng ta sẽ nhận được trong cuộc sống này lẫn thời vĩnh cửu, thì những điều hoạn nạn của chúng ta thật sự là nhẹ. …

Đôi khi, chúng ta muốn được tăng trưởng nhưng không gặp thử thách và phát triển sức mạnh mà không gặp khó khăn. Nhưng sự tăng trưởng không thể có được bằng cách dễ dàng. Chúng ta hiểu rõ rằng nếu một vận động viên không chịu được sự huấn luyện khắt khe thì sẽ không bao giờ trở thành một vận động viên tầm cỡ thế giới. Chúng ta cần phải thận trọng đừng bực bội đối với chính những điều mà giúp mình khoác lên thiên tính.

(Paul V. Johnson, “Chúng Ta Nhờ Đấng Yêu Thương Mình mà Thắng Hơn Bội Phần”, Liahona,tháng Năm năm 2011, trang 79–80)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

2 Cô Rinh Tô 1:3 . “Thượng Đế ban mọi sự an ủi”

Mời học viên tìm những câu chuyện khác trong thánh thư hoặc từ lịch sử Giáo Hội cho thấy rằng Cha Thiên Thượng có thể ban cho sự an ủi. Ví dụ: học viên có thể tóm tắt câu chuyện trong Sách Mặc Môn khi Chúa làm nhẹ bớt gánh nặng cho người dân An Ma trong khi họ làm nô lệ cho dân La Man (xin xem Mô Si A 24) hoặc các em có thể thảo luận về cách Chúa đã an ủi Joseph Smith trong Ngục Thất Liberty (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 121). Cho học viên thời gian để tra cứu thánh thư và những nguồn tài liệu khác trước khi chia sẻ.

Sự yên ủi qua Chúa Giê Su Ky Tô

Sau khi học viên được hỏi tại sao các em cảm thấy Cha Thiên Thượng thường dùng chúng ta để an ủi những người khác, hãy cân nhắc đọc 2 Cô Rinh Tô 1:5–7 cùng với học viên và mời các em tìm kiếm những câu này để tìm một nguồn an ủi khác do Cha Thiên Thượng ban cho: Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô. Hỏi học viên tại sao các em cảm thấy Chúa Giê Su Ky Tô là nguồn yên ủi mạnh mẽ như vậy khi các em trải qua thử thách. Hãy cân nhắc mời học viên so sánh những câu này với An Ma 7:11–13 .