Lớp Giáo Lý
2 Cô Rinh Tô 5


2 Cô Rinh Tô 5

“Chức Vụ Giảng Hòa”

Jesus embraces the man who was born blind when the man finds him again after Jesus healed him.

Có bao giờ em cảm thấy xa cách với Thượng Đế không? Những người em quen biết đã bao giờ cảm thấy như vậy chưa? Phao Lô nhắc nhở các Thánh Hữu ở Cô Rinh Tô về lòng thương xót mà Chúa Giê Su Ky Tô đã cho họ thấy. Phao Lô giảng dạy cho dân chúng rằng họ bị phân rẽ khỏi Thượng Đế do tội lỗi. May mắn thay, qua Sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô, họ có thể được đưa trở lại mối quan hệ thuận lợi với Thượng Đế và nhận được sự sự công bình của Đấng Ky Tô (xin xem 2 Cô Rinh Tô 5:16–21). Bài học này có thể giúp em đến gần Thượng Đế hơn và trở thành người mà Ngài muốn em trở thành.

Khuyến khích học viên chuẩn bị trước khi đến lớp. Khi học viên chuẩn bị trước khi đến lớp, các em mời Đức Thánh Linh dạy cho mình và có nhiều khả năng hơn để giúp các học viên khác.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về những lúc họ cảm thấy gần gũi với Thượng Đế và những lúc họ cảm thấy xa cách Ngài, và chuẩn bị trước khi đến lớp để học hỏi từ những kinh nghiệm này.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Mối quan hệ của em với Thượng Đế

Hãy ôn lại các tình huống sau đây. Hãy suy ngẫm xem tình huống cá nhân của em giống hoặc khác với những tình huống này như thế nào.

Trưng ra các tình huống sau đây hoặc mời học viên tạo ra các tình huống của riêng mình liên quan đến các tình huống khi mà giới trẻ có thể cảm thấy xa cách với Thượng Đế.

Ngoài ra, hãy bắt đầu bài học bằng sinh hoạt “Nhận được sự công bình của Đấng Ky Tô” trong phần “Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung” ở cuối bài học. Sinh hoạt này bao gồm câu chuyện về Jean Valjean từ Những Người Khốn Khổ được hòa thuận cùng Thượng Đế.

  1. Jamilah là một môn đồ siêng năng của Chúa Giê Su Ky Tô. Nhiều người bạn xem cô ấy như một tấm gương. Tuy nhiên, khi làm điều gì lầm lỗi, cô ấy cảm thấy thất vọng về bản thân và lo lắng về việc liệu một ngày nào đó cô ấy có thể trở về cùng Cha Thiên Thượng hay không.

  2. Andre có một số thói quen mà cậu ấy biết là không tốt và thật khó để cậu ấy thấy được cách mình có thể được tha thứ và thay đổi. Cậu ấy tự hỏi liệu mình còn có thể cảm thấy gần gũi với Thượng Đế hay không và cậu ấy không chắc rằng nỗ lực đó có đáng để bỏ ra hay không. Cậu ấy không muốn nói chuyện với cha mẹ hoặc giám trợ về các vấn đề của mình.

Mời học viên suy nghĩ về sự chuẩn bị của mình cho buổi học khi các em hoàn thành sinh hoạt sau đây.

Hãy suy ngẫm về mối quan hệ của chính em với Cha Thiên Thượng. Trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy mô tả hoàn cảnh sống của em và mối quan hệ của em với Ngài. Em có thể bao gồm thời điểm khi em cảm thấy gần gũi với Ngài và khi em cảm thấy xa cách cũng như mong muốn của em về mối quan hệ của mình với Ngài trong tương lai.

Khi em nghiên cứu, hãy tìm kiếm những lẽ thật có thể giúp em hiểu được những phước lành của việc đến gần Thượng Đế và cách em có thể đến gần Ngài.

Sự hòa giải

Trong 2 Cô Rinh Tô 5 Phao Lô viết rằng khi chúng ta sống trên thế gian, chúng ta “than thở” và cảm thấy “gánh nặng”, khao khát được trở về với Cha Thiên Thượng (xin xem 2 Cô Rinh Tô 5:1–5). Hãy suy ngẫm về những lần trong cuộc sống em cảm thấy điều gì đó giống như những gì Phao Lô đã mô tả.

Hãy đọc 2 Cô Rinh Tô 5:17–20 , tìm kiếm những lẽ thật mà em có thể áp dụng trong cuộc sống khi cảm thấy xa cách với Thượng Đế. Lưu ý rằng trong những câu này, hòa thuậngiảng hòa nghĩa là được đưa trở lại sự hòa hợp và chấp thuận của Thượng Đế sau khi bị xa rời Ngài.

Trưng ra các câu hỏi sau đây để học viên nhìn thấy khi các em học.

  • Những từ và cụm từ nào trong những câu này ( 2 Cô Rinh Tô 5:17–20) mô tả rõ nhất những điều mà Đấng Cứu Rỗi đã làm cho em?

  • Vai trò của Cha Thiên Thượng trong việc giúp em trở về cùng Ngài là gì? (Xin xem 2 Cô Rinh Tô 5:18–19 .)

  • Chúng ta nhận được những phước lành nào khi cố gắng sống “trong [Đấng Ky Tô]”? ( 2 Cô Rinh Tô 5:17.)

Một lẽ thật được dạy trong 2 Cô Rinh Tô 5:17–20chúng ta có thể được hòa thuận cùng Thượng Đế và trở thành những sinh linh mới qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô.

Phao Lô cũng dạy về lý do chúng ta có thể trở thành những sinh linh mới và điều này có nghĩa là gì.

Hãy đọc 2 Cô Rinh Tô 5:21 , tìm kiếm những phần có ý nói về Cha Thiên Thượng, Chúa Giê Su Ky Tô và em.

Mời học viên chia sẻ điều họ đã tìm được. Nếu cần, hãy giải thích rằng từ “Đấng” trong câu 21 muốn nói đến Cha Thiên Thượng, trong khi “Ngài” muốn nói đến Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Em đã học được điều gì từ câu này?

Giúp học viên hiểu được câu này. Cân nhắc cùng học viên xem lại đoạn sau đây và suy ngẫm về cách giúp học viên hiểu khái niệm này. Hãy chuẩn bị để chia sẻ những ý tưởng này bằng lời của riêng anh chị em.

Trong 2 Cô Rinh Tô 5:21 , Phao Lô dạy rằng mặc dù Chúa Giê Su chẳng bao giờ phạm tội, nhưng trong Vườn Ghết Sê Ma Nê và trên thập tự giá ở Đồi Sọ, Ngài đã nhận lấy gánh nặng và hậu quả của những tội lỗi của chúng ta. Khi tha thiết tìm cách được tha thứ và trở thành một “sinh linh mới”, chúng ta chấp nhận lời đề nghị của Chúa Giê Su Ky Tô rằng nếu chúng ta có đức tin nơi Ngài và hối cải tội lỗi của mình, thì Ngài sẽ gánh lấy tội lỗi của chúng ta và chúng ta có thể nhận được sự công bình của Ngài. Theo cách này, chúng ta sẽ được trở nên thanh khiết, giống như Ngài thanh khiết vậy (xin xem thêm Cô Lô Se 2:13–14 ; 1 Phi E Rơ 2:24).

Hãy nhớ giúp học viên hiểu rằng tiến trình trở nên thanh khiết giống như Chúa Giê Su Ky Tô đòi hỏi nỗ lực suốt đời.

  • Làm thế nào mà những lời giảng dạy trong 2 Cô Rinh Tô 5:21 giúp em hiểu rõ hơn tại sao chúng ta có thể trở thành những sinh linh mới trong Đấng Ky Tô và điều đó thực sự có ý nghĩa gì?

  • Vị Nam Tử vô tội của Thượng Đế có thể đã trải qua những suy nghĩ và cảm xúc nào khi Ngài sẵn lòng nhận lấy tội lỗi của em để em có thể được hòa thuận cùng Thượng Đế và thay đổi? (Hãy cân nhắc đọc Ê Sai 49:16Giáo Lý và Giao Ước 19:18 trước khi trả lời câu hỏi này.)

Hãy cho học viên một ví dụ thời hiện đại về cách chúng ta có thể được hòa thuận cùng Thượng Đế. Hãy cân nhắc việc chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân.

6:24

Hãy suy ngẫm về cách mà các em, hoặc người nào đó mà các em quen biết, đã trải qua sự chữa lành và giải hòa mà Đấng Cứu Rỗi ban cho qua Sự Chuộc Tội của Ngài.

Cân nhắc yêu cầu học viên chia sẻ bất kỳ suy nghĩ hoặc cảm giác nào mà các em có (nhắc các em không nên chia sẻ bất cứ điều gì quá cá nhân hoặc riêng tư). Nếu các em chia sẻ một kinh nghiệm, hãy hỏi những câu hỏi tiếp theo như “Kinh nghiệm này dạy cho các em điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài?” hoặc “Người này đã thực hiện những hành động nào để cho anh ta hoặc cô ta được hòa thuận cùng Thượng Đế? Các em nghĩ tại sao những hành động đó lại tạo ra sự khác biệt?”

Hãy suy ngẫm về những nguyên tắc phúc âm có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn và cảm thấy tầm quan trọng của những hành động đó. Đọc lại phần mô tả hoàn cảnh sống hiện tại và mối quan hệ của em với Thượng Đế mà em đã viết ở đầu bài học. Sau đó, hãy dành vài phút để suy ngẫm về những câu hỏi sau đây:

Hãy trưng ra những ý kiến sau đây để học viên suy ngẫm. Cân nhắc thêm ý kiến cá nhân hoặc mời học viên chia sẻ suy nghĩ của các em về những điều các em có thể suy ngẫm dựa trên những điều đã học được trong bài học này.

  • Việc được hòa thuận vĩnh cửu cùng Thượng Đế có thể được nhìn nhận hoặc cảm nhận như thế nào?

  • Trong những phương diện nào mà em muốn trở thành một người mới qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Em đã có những kinh nghiệm nào trong cuộc sống cho thấy Chúa Giê Su Ky Tô sẵn lòng giúp em thay đổi?

  • Việc suy ngẫm hữu ích như thế nào?

  • Em đã học được điều gì trong bài học này về những cảm nghĩ và mong muốn mà Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô dành cho mình?

Học hỏi, cảm nhận và thực hiện

Trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy viết những điều em đã học hỏi và cảm nhận được hôm nay mà có ý nghĩa nhất đối với mình và lý do tại sao. Viết ra những điều em cảm thấy được soi dẫn để làm điều có thể giúp mình được hòa thuận cùng Thượng Đế và trở thành “một sinh linh mới” trong Đấng Ky Tô. Em có thể mong đợi nhìn thấy những thay đổi nào ở mình (trong một năm, hai năm hoặc năm năm) với tư cách là người đã thực sự được thay đổi trong Đấng Ky Tô?

Mời những học viên cảm thấy thoải mái khi làm như vậy lên chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của các em. Cũng hãy cân nhắc việc chia sẻ những cảm nghĩ cá nhân.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Làm cách nào mà điều đó có thể giúp tôi sống theo phúc âm của Đấng Ky Tô và trở thành “một sinh linh mới” trong Ngài?

Anh Cả Ulisses Soares thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích:

Elder Ulisses Soares, Quorum of the Twelve Apostles official portrait.

Đức tin và sự cải đạo được gia tăng như vậy sẽ giúp chúng ta lập và tuân giữ các giao ước với Thượng Đế, do đó củng cố ước muốn của chúng ta noi theo Chúa Giê Su và nảy sinh một sự biến đổi thuộc linh đích thực nơi chúng ta—nói cách khác, biến đổi chúng ta trở thành một sinh linh mới, như đã được Sứ Đồ Phao Lô dạy trong thư của ông gửi cho người Cô Rinh Tô ( 2 Cô Rinh Tô 5:17). Sự biến đổi này sẽ mang lại cho chúng ta một cuộc sống hạnh phúc, hữu ích và lành mạnh hơn và giúp chúng ta duy trì một viễn cảnh vĩnh cửu.

(Ulisses Soares, “Làm Sao Tôi Có Thể Hiểu Được?Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 6)

2 Cô Rinh Tô 5:17–21 . Làm cách nào tôi có thể hiểu rõ hơn những điều Phao Lô đã dạy trong những câu này?

Phần giải thích sau đây có thể giúp các em hiểu một số từ và cụm từ trong những câu này:

Trở thành “một sinh linh mới” có nghĩa là “tấm lòng, sắc mặt, và bản tính của chúng ta sẽ [được] biến đổi để trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn” (Benjamin M. Z. Tai, “Quyền Năng của Sách Mặc Môn trong Sự Cải Đạo”, Liahona, tháng Năm năm 2020, trang 47).

Đấng Ky Tô “chẳng kể tội lỗi cho loài người” có nghĩa là nhờ vào những điều Đấng Ky Tô đã làm cho chúng ta, khi chúng ta được hòa thuận cùng Thượng Đế, tội lỗi của chúng ta không còn chống lại chúng ta.

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

2 Cô Rinh Tô 5:14–21 . Sự trao đổi tội lỗi của chúng ta để lấy sự ngay chính của Đấng Ky Tô

Nếu học viên cần giúp hiểu rõ những lời giảng dạy của Phao Lô trong 2 Cô Rinh Tô 5:14–21 , hãy cân nhắc xem “Đấng Chăn Hiền Lành, Chiên Con của Thượng Đế” (15:18) từ mã thời gian 10:30 đến 12:10 trên trang ChurchofJesusChrist.org. Mời học viên vẽ những điểm tương đồng giữa câu chuyện này và 2 Cô Rinh Tô 5:14–21 . Câu chuyện này có thể giúp các em nhận thấy Chúa Giê Su Ky Tô đã nhận lấy tội lỗi của chúng ta như thế nào để chúng ta có cơ hội nhận được sự công bình của Ngài.

2:3
2:3

2 Cô Rinh Tô 5:14–21 . Nhận được sự công bình của Đấng Ky Tô

Cân nhắc xem “Sự Cứu Chuộc” (15:21) từ mã thời gian 6:48 đến 8:43, trên trang ChurchofJesusChrist.org, trong đó Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ mô tả một câu chuyện trong cuốn sách Những Người Khốn Khổ. Mời học viên suy ngẫm những cách thức mà Giám Mục Bienvenu, người đã cứu Jean Valjean để cậu ấy trở nên tốt hơn, giống như Đấng Cứu Rỗi và những cách thức mà chúng ta giống như Jean Valjean vậy. Mời học viên học 2 Cô Rinh Tô 5:14–21 và xem câu chuyện mà Anh Cả Christofferson kể có giống với những điều Phao Lô dạy về việc trở thành sinh linh mới trong Đấng Ky Tô và chấp nhận sự ngay chính của Ngài hay không.

2:3

2 Cô Rinh Tô 5:1–5 . Ân tứ “sự của tin của Đức Thánh Linh”

Học viên có thể có lợi ích khi thảo luận về ân tứ của Đức Thánh Linh. Mời các em đọc 2 Cô Rinh Tô 5:1–5 .

Sau đó, các em có thể đọc 2 Cô Rinh Tô 1:19–22 ; 5:5 ; Ê Phê Sô 1:13–14 ; và lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn:

Official Portrait of President Henry B. Eyring taken March 2018.

Nếu đã cảm thấy ảnh hưởng của Đức Thánh Linh hôm nay thì các anh chị em có thể lấy điều đó làm bằng chứng cho thấy Sự Chuộc Tội đang tác động trong cuộc sống của các anh chị em.

(Henry B. Eyring, “Gifts of the Spirit for Hard Times”, Ensign, tháng Sáu năm 2007, trang 23)

Mời học viên trả lời các câu hỏi như “Đức Thánh Linh ảnh hưởng như thế nào đến sự tin tưởng của các em vào Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi và lời hứa về cuộc sống vĩnh cửu?” và “Làm thế nào mà những kinh nghiệm hiện tại với Đức Thánh Linh cho chúng ta biết được việc vui hưởng cuộc sống vĩnh cửu với Cha Thiên Thượng sẽ như thế nào?”