Lớp Giáo Lý
2 Cô Rinh Tô 2


2 Cô Rinh Tô 2

“Thà Nay Anh Em Tha Thứ”

Young woman comforting another young woman

Việc tha thứ cho những người khác có thể rất khó khăn. Phao Lô viết thư cho Các Thánh Hữu Cô Rinh Tô về việc tha thứ cho một người phạm giới trong cộng đồng của họ. Phao Lô mời họ tha thứ, vì lợi ích của người được tha thứ cũng như lợi ích của chính họ. Khi em học, hãy tìm cách gia tăng sự hiểu biết của mình về tầm quan trọng của sự tha thứ và mong muốn tha thứ cho những người khác.

Khuyến khích việc học thánh thư hằng ngày. Hãy khuyến khích một thói quen học thánh thư mỗi ngày. Có rất ít điều nào có thể mang lại một ảnh hưởng tốt lành, mạnh mẽ và lâu dài hơn trong cuộc sống của các học viên bằng việc giúp các em học cách yêu mến thánh thư và học thánh thư hằng ngày.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên khi đến lớp chuẩn bị chia sẻ tấm gương của một người mà các em biết đã tha thứ giống như Đấng Ky Tô cho một người khác.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Những câu hỏi sau đây có thể giúp học viên suy ngẫm về vai trò của sự tha thứ trong cuộc sống các em. Đề tài về sự tha thứ có thể nhạy cảm đối với một số học viên. Hãy chuẩn bị tuân theo những thúc giục của Đức Thánh Linh để dạy những nguyên tắc này với tình yêu thương và sự hiểu biết.

Em sẽ phản ứng như thế nào?

Hãy tưởng tượng em và những người xung quanh có thể phản ứng như thế nào trong các tình huống sau đây:

  • Mọi người đều biết rằng một tín hữu trong tiểu giáo khu hoặc chi nhánh của em đã phạm một tội nghiêm trọng, chẳng hạn như vi phạm luật trinh khiết.

  • Một người nào đó trong tiểu giáo khu hoặc chi nhánh của em công khai chống lại các vị lãnh đạo Giáo Hội.

Hãy trả lời những câu hỏi sau đây:

  • Ngay cả khi những người trong các tình huống này đã đến gặp các vị lãnh đạo của Giáo hội và cố gắng hối cải, thì những người khác có thể nói về họ và đối xử với họ như thế nào?

  • Tại sao một số người lại khó đối xử với họ với tình thương yêu và sự tha thứ?

Trong 2 Cô Rinh Tô 2 , Phao Lô viết về một tình huống tương tự ở Cô Rinh Tô khi một người nào đó đã phạm giới và bị các tín hữu của Giáo Hội kỷ luật.

Hãy suy ngẫm về cách em đối xử với những người xung quanh, những người có thể đã phạm giới. Suy ngẫm những câu hỏi sau đây do Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đặt ra:

Official Portrait of Elder Jeffrey R. Holland. Photographed January 2018.

Có người nào đó trong cuộc đời các anh chị em có lẽ cần được tha thứ? Có người nào đó trong nhà các anh chị em, một người nào đó trong gia đình các anh chị em, một người nào đó trong hàng xóm của các anh chị em đã làm một điều bất công hoặc không tử tế hoặc trái với nguyên tắc của Ky Tô Hữu không? Tất cả chúng ta đều cảm thấy day dứt vì những điều phạm giới như vậy, vì vậy chắc chắn phải có người nào đó cần các anh chị em tha thứ.

(Jeffrey R. Holland, “I Stand All Amazed”, Ensign, tháng Tám năm 1986, trang 72)

Khi học bài học này, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh để gia tăng sự hiểu biết của em về tầm quan trọng của sự tha thứ giống như Đấng Ky Tô và cách em có thể tha thứ cho người khác.

Phao Lô dạy về sự tha thứ

Học viên có thể thực hiện sinh hoạt sau đây theo nhóm nhỏ, theo cặp hoặc riêng một mình.

Hãy đọc 2 Cô Rinh Tô 2:5–11 và xem những lẽ thật nào em có thể nhận ra bên dưới các điều sau đây:

Chúng ta nên đối xử như thế nào với một người đã khiến chúng ta đau buồn?

Tại sao chúng ta phải đối xử với người đó theo cách này?

  • Em đã học được điều gì từ việc nghiên cứu đoạn này?

Trong khi học viên chia sẻ những điều họ đã học, hãy viết lên trên bảng bất kỳ lẽ thật nào mà các em đã nêu ra.

Hai nguyên tắc mà em có thể đã nhận ra là qua Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể tha thứ và tìm đến người khác với tình yêu thươngnếu chúng ta không tha thứ cho người khác thì Sa Tan sẽ thắng chúng ta.

  • Có các ví dụ nào về cách em có thể tha thứ, an ủi hoặc củng cố tình yêu thương của mình đối với người đã phạm giới hoặc không tử tế không?

  • Dựa trên những điều em biết về Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô, tại sao Ngài có thể muốn chúng ta tha thứ và bày tỏ tình thương yêu với nhau? Làm thế nào Ngài có thể giúp chúng ta làm điều này?

Anh Cả Massimo De Feo thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã dạy:

Official Portrait of Elder Massimo De Feo Photographed March 2017.

Các môn đồ chân chính thích tha thứ. Họ biết rằng Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi bao gồm tất cả tội lỗi và lỗi lầm của mỗi người chúng ta. Họ biết rằng cái giá mà Ngài đã phải trả là “cái giá bao gồm tất cả.” Các thuế má, chi phí, hoa hồng, và lệ phí thuộc linh có liên quan đến các tội lỗi, các lỗi lầm, và những điều sai trái đều được bao gồm. Các môn đồ chân chính đều chóng tha thứ và chóng xin sự tha thứ.

Anh chị em thân mến của tôi, nếu anh chị em đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sức mạnh để tha thứ, đừng suy nghĩ về những điều người khác đã làm cho anh chị em, mà hãy nghĩ về những điều Chúa đã làm cho anh chị em, và anh chị em sẽ tìm thấy sự bình an trong những phước lành cứu chuộc của Sự Chuộc Tội của Ngài.

Nếu học viên đã thực hiện sinh hoạt chuẩn bị, thì hãy cân nhắc đặt ra những câu hỏi sau đây và mời các em chia sẻ những điều các em đã chuẩn bị. Nhắc học viên không chia sẻ những kinh nghiệm có thể quá cá nhân.

  • Có bao giờ em nhìn thấy ví dụ về một người tha thứ cho người khác, sau đó tìm đến người đó với tình yêu thương chưa?

  • Làm thế nào việc không tha thứ giúp “Sa Tan thắng chúng ta”? ( 2 Cô Rinh Tô 2:11).

Giúp học viên hiểu được phước lành có thể đến với cả người tha thứ lẫn người được tha thứ bằng cách thực hiện sinh hoạt sau đây.

Color Handouts Icon

Trưng ra các hướng dẫn sau đây cho sinh hoạt này hoặc cung cấp hướng dẫn cho học viên dưới dạng giấy phát tay.

New Testament Seminary Teacher Manaul - 2023

Hãy tưởng tượng rằng, giống như những người Cô Rinh Tô, những người trong tiểu giáo khu của em cần gia tăng tình yêu thương và sự tha thứ đối với những người đã phạm tội. Vì lý do này, vị giám trợ của em mời em chia sẻ một suy nghĩ ngắn về sự tha thứ vào lúc bắt đầu buổi học hoặc buổi họp nhóm túc số. Hãy dành một vài phút và tạo dàn ý về những điều em có thể nói. Gồm có những điều sau đây:

  1. Ít nhất một câu hoặc cụm từ trong 2 Cô Rinh Tô 2:7–11 .

  2. Một câu thánh thư khác hoặc lời phát biểu của một vị lãnh đạo Giáo Hội. (Em có thể sử dụng lời phát biểu dưới đây của Anh Cả Kevin R. Duncan, một trong những câu thánh thư ông đề cập đến, hoặc một trong những đoạn thánh thư tiếp theo lời phát biểu của ông.)

  3. Những suy nghĩ và chứng ngôn của riêng em về việc dành tình thương yêu và sự tha thứ cho người khác, cũng như cách điều đó có thể giúp chúng ta đến gần hơn với Đấng Cứu Rỗi.

Những lời giảng dạy về sự tha thứ

Anh Cả Kevin R. Duncan thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã nói:

Official Portrait of Elder Kevin R. Duncan. Photographed in March 2017.

Tôi tin rằng hầu hết chúng ta đều muốn tha thứ, nhưng chúng ta thấy điều đó rất khó để làm. Khi đã trải qua một sự bất công, chúng ta có thể nhanh chóng nói: “Người đó đã làm sai. Họ đáng bị trừng phạt. Công lý ở đâu rồi?” Chúng ta lầm tưởng rằng nếu chúng ta tha thứ, thì bằng cách nào đó công lý sẽ không được đáp ứng và hình phạt sẽ [bị né tránh].

Trường hợp này hoàn toàn không phải là như vậy. Thượng Đế sẽ đưa ra một hình phạt công bằng, vì lòng thương xót không thể cướp đoạt công lý (xin xem An Ma 42:25). Thượng Đế nhân từ bảo đảm với các anh chị em và tôi rằng: “Hãy để một mình ta phán xét, vì sự phán xét là của ta, và ta sẽ báo ứng. [Hãy để] bình an cho các ngươi” [ Giáo Lý và Giao Ước 82:23 ].

(Kevin R. Duncan, “Tác Dụng Chữa Lành của Sự Tha Thứ”, Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 33–34)

Cân nhắc để cho học viên chia sẻ đề cương của mình theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ.

  • Em đã học được điều gì có thể giúp các tín hữu trong tiểu giáo khu của mình hiểu rõ hơn và giàu lòng tha thứ?

  • Làm thế nào mà việc tha thứ cho người khác có thể đưa họ đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn?

Hãy suy ngẫm về cách em đối xử với những người đã phạm giới.Tìm kiếm sự soi dẫn từ Cha Thiên Thượng về những điều em có thể làm để “tha thứ … [và] bày tỏ lòng yêu thương đối với” họ ( 2 Cô Rinh Tô 2:7–8). Cân nhắc viết những ấn tượng và suy nghĩ của em vào nhật ký ghi chép việc học tập, bao gồm bất kỳ hành động nào mà em cảm thấy được soi dẫn để thực hiện.

Hãy khuyến khích học viên hành động dựa trên những ấn tượng mà các em có được trong giờ học. Cân nhắc làm chứng về các phước lành của sự tha thứ và cách mà sự tha thứ có thể đưa cả người tha thứ lẫn người được tha thứ đến gần hơn với Chúa Giê Su Ky Tô.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Làm cách nào mà sự tha thứ có thể ban phước cho cá nhân em?

Chủ Tịch James E. Faust (1920–2007) thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy:

Last official portrait of President James E. Faust, Second Counselor in the First Presidency, 2001. Died 10 August 2007.

Nếu chúng ta có thể tìm được sự tha thứ trong lòng mình đối với những người đã gây ra đau khổ và tổn thương cho mình, thì chúng ta sẽ vươn tới mức độ cao hơn của lòng tự trọng và sự an lạc.

(James E. Faust, “Quyền Năng Chữa Lành của Sự Tha Thứ”, Liahona, tháng Năm năm 2007, trang 68)

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Last official portrait of President James E. Faust, Second Counselor in the First Presidency, 2001. Died 10 August 2007.

Với thẩm quyền sứ đồ được trao cho tôi bởi Đấng Cứu Rỗi của thế gian, tôi làm chứng về sự thanh bình cho tâm hồn mà sự giảng hòa với Thượng Đế và với nhau sẽ mang đến nếu chúng ta đủ nhu mì và dũng cảm để theo đuổi điều đó.

(Jeffrey R. Holland, “Chức Vụ Giảng Hoà,” Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 79)

Làm cách nào Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp em tha thứ?

Anh Cả Kevin R. Duncan thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã dạy:

9:51
Official Portrait of Elder Kevin R. Duncan. Photographed in March 2017.

Sự tha thứ chính là lý do mà Thượng Đế gửi Vị Nam Tử của Ngài đến, vì thế chúng ta hãy vui mừng vì Ngài muốn chữa lành tất cả chúng ta. Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi không phải chỉ dành cho những người cần phải hối cải; điều đó cũng dành cho những người cần phải tha thứ. Nếu các anh chị đang gặp khó khăn trong việc tha thứ cho người khác hoặc thậm chí cho bản thân mình, thì hãy cầu xin Thượng Đế giúp đỡ. Sự tha thứ là một nguyên tắc vinh quang, chữa lành. Chúng ta không cần phải là một nạn nhân hai lần. Chúng ta có thể tha thứ.

(Kevin R. Duncan, “Tác Dụng Chữa Lành của Sự Tha Thứ,” Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 35)

1:49

Làm cách nào tôi có thể hiểu rõ hơn về sự tha thứ là gì?

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

2:3
Official Portrait of Elder Kevin R. Duncan. Photographed in March 2017.

[Chúa Giê Su Ky Tô] không nói rằng: “Các ngươi không được cảm thấy nỗi đau hoặc sự đau khổ thật sự từ những kinh nghiệm đầy tổn thương do người khác gây ra.” Ngài cũng không nói rằng: “Để được tha thứ, các ngươi phải tiếp tục một mối quan hệ không lành mạnh hoặc quay trở về tình trạng bị ngược đãi, bị tổn thương.” Nhưng bất chấp ngay cả những hành vi xúc phạm nặng nề nhất có thể xảy đến với chúng ta, chúng ta có thể vượt lên khỏi nỗi đau của mình chỉ khi nào chúng ta đặt chân lên trên con đường của sự chữa lành thật sự.

(Jeffrey R. Holland, “Chức Vụ Giảng Hoà,” Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 79)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Khiển trách vì tình thương yêu

Trong một số bức thư trước đây của Phao Lô cho người Cô Rinh Tô, ông đã khiển trách họ vì sự bất tuân và thiếu đức tin. Cân nhắc mời học viên đọc 2 Cô Rinh Tô 2:1–4 và xem Phao Lô hy vọng họ sẽ hiểu gì về động cơ của ông trong việc khiển trách họ. Làm thế nào mà việc khiển trách hoặc sửa sai có thể là bằng chứng về tình thương yêu của một vị lãnh đạo hoặc cha mẹ dành cho các em?

Ghi vào trong lòng

Vì tài liệu trong 2 Cô Rinh Tô 3 không được giảng dạy trong chương trình, phần sau đây đưa ra một ý tưởng giảng dạy cho chương đó.

Giải thích rằng trong thời gian Phao Lô vắng mặt ở Cô Rinh Tô, một số thầy giảng giả bắt đầu chống lại những lời giảng dạy của Phao Lô và cố gắng làm mọi người nghi ngờ Phao Lô bằng cách nói với những người cải đạo rằng họ vẫn cần tuân theo luật Môi Se. Tóm tắt 2 Cô Rinh Tô 3:1 bằng cách giải thích rằng để đáp lại những người cố gắng làm mất uy tín của mình, Phao Lô đã đặt ra một câu hỏi tu từ cho các tín hữu của Cô Rinh Tô rằng liệu ông có cần cung cấp cho họ một “[thư] gởi gắm” làm chứng về tính cách và tính hợp pháp của ông với tư cách là một Sứ Đồ thực sự của Chúa Giê Su Ky Tô hay không.

Học viên có thể đọc 2 Cô Rinh Tô 3:2–3 , tìm kiếm những điều được coi là thư gởi gắm [thư khen ngợi] của Phao Lô (cuộc sống đã thay đổi của Các Thánh Hữu). Các em nghĩ những lời của Đấng Ky Tô được viết “chẳng phải viết trên bảng đá, nhưng trên bảng thịt” có nghĩa là gì? Làm thế nào một người có thể để cho phúc âm đi vào lòng mình? Làm thế nào chúng ta có thể thật lòng sống theo phúc âm một cách tốt hơn?