Lớp Giáo Lý
Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh, Phần 3


Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh, Phần 3

Tìm Kiếm Thêm Sự Hiểu Biết qua Những Nguồn Phương Tiện Thiêng Liêng Được Chúa Quy Định

Young man with brace on wrist, doing family history work on a laptop computer. (horiz)

Một trong những mục đích của việc thông thạo giáo lý là giúp em học và áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Bài học này có thể giúp em hiểu tầm quan trọng của việc tìm kiếm lẽ thật qua các nguồn tài liệu mà Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô đã trìu mến cung cấp.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về nơi họ thường tìm kiếm thông tin khi có câu hỏi về Thượng Đế hoặc Giáo Hội. Mời họ suy ngẫm về ý nghĩa của lời phát biểu của Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ: “[Những] câu hỏi thuộc linh đáng nhận được những câu trả lời thuộc linh từ Thượng Đế” (“Joseph Smith,”, Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 28, 30).

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Em tìm kiếm câu trả lời ở đâu?

Nếu các nguồn tài liệu để tìm thông tin sau đây không có sẵn trong lớp thì hãy hỏi học viên xem họ rất có thể sẽ tìm thông tin này ở đâu. Một cách khác là thay thế những thông tin thích hợp hoặc thú vị hơn để học viên tra cứu.

  • Thời tiết vào cuối tuần tới

  • Tên thành phố thủ đô của Greenland

  • Công thức nấu món mì ống hoặc cơm

Hãy cân nhắc việc đặt ra những câu hỏi sau đây.

  • Em đã (hoặc thường) sử dụng những nguồn tài liệu nào để tìm kiếm thông tin?

  • Tại sao em tin tưởng những nguồn thông tin này đối với những loại câu hỏi này?

Chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời từ Thượng Đế ở đâu?

  • Em sẽ gợi ý mọi người tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi quan trọng về Thượng Đế, Giáo Hội hoặc kế hoạch cứu rỗi ở đâu?

Cân nhắc viết những câu trả lời của học viên lên trên bảng dưới đề mục “Những Nguồn Phương Tiện Thiêng Liêng Được Chúa Quy Định.” Hãy cân nhắc thêm vào bản liệt kê này trong suốt bài học khi học viên tìm hiểu thêm về các nguồn lẽ thật từ Thượng Đế.

Hãy nghĩ ra bất kỳ câu hỏi nào em có về Thượng Đế, Giáo Hội hoặc kế hoạch cứu rỗi. Những câu hỏi này có thể bao gồm thông tin mà em đã đọc hoặc đã nghe mà em thắc mắc hoặc không an tâm. Hãy tìm kiếm Đức Thánh Linh để hướng dẫn cho em học tập các nguyên tắc trong bài học này mà có thể giúp ích cho em.

Đọc các đoạn sau đây, tìm kiếm xem những nguồn lẽ thật được giảng dạy trong những đoạn này có thể ban phước cho chúng ta như thế nào.

Học viên có thể làm việc theo cặp, mỗi học viên đọc hai đoạn sau đây và chia sẻ những điều họ đã tìm thấy với người bạn cùng nhóm của mình.

Khi học viên trả lời những câu hỏi sau đây, hãy cân nhắc thêm vào bản liệt kê những nguồn phương tiện thiêng liêng được Chúa quy định lên trên bảng.

  • Em tìm thấy những nguồn lẽ thật nào trong các đoạn này? Tại sao chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng vào những nguồn này?

  • Em sẽ cảnh báo những nơi nào mà nhiều người có lẽ tìm đến để tìm kiếm thông tin về những câu hỏi thuộc linh? Tại sao?

Nếu tôi không chắc về mức độ đáng tin cậy của một nguồn thông tin thì sao?

Hãy cân nhắc hỏi học viên rằng họ sẽ đưa ra lời khuyên nào cho người sử dụng mạng internet để tìm câu trả lời cho những câu hỏi thuộc linh quan trọng. Dựa trên câu trả lời của họ, hãy xác định xem một số hoặc tất cả thông tin trong đoạn sau đây có hữu ích để chia sẻ hay không.

Một trong những cách phổ biến nhất để tìm kiếm thông tin thời nay là sử dụng mạng internet. Qua mạng internet, chúng ta có thể truy cập vào nhiều nguồn thông tin bổ ích. Đồng thời, chúng ta đứng trước sự tấn công của nhiều nguồn thông tin không đáng tin cậy và không đúng. Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã cảnh báo:

Official portrait of Elder Neil L. Andersen of the Quorum of the Twelve Apostles, 2010, August.

Thông tin trên Internet [không được lọc ra đúng sai]. Một số thông tin, cho dù dường như có sức thuyết phục như thế nào đi nữa, thì cũng hoàn toàn không đúng sự thật.

(Neil L. Andersen, “Joseph Smith,” Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 29)

Đọc đoạn 12 của phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý. Cân nhắc đánh dấu lý do tại sao việc tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi thuộc linh từ những nguồn không xác định hoặc không đáng tin cậy là điều nguy hiểm.

Khi em tìm thấy thông tin mới về Thượng Đế, Giáo Hội, hoặc kế hoạch cứu rỗi, sẽ là hữu ích nếu em tự hỏi những câu hỏi như sau về nguồn thông tin. Khi em đọc qua những câu hỏi này, hãy tìm những câu hỏi mà em cho là hữu ích nhất khi quyết định có nên tin tưởng một nguồn thông tin hay không. (Em cũng có thể nghiên cứu từng tài liệu tham khảo thánh thư kèm theo.)

Color Handouts IconCung cấp cho học viên những câu hỏi sau đây dưới dạng giấy phát tay. Khuyến khích học viên đặt giấy phát tay này ở nơi họ có thể dễ dàng tiếp cận để sử dụng trong tương lai.

Một Số Câu Hỏi để Đánh Giá Thông Tin Mới

  • Tôi cảm thấy gì từ Đức Thánh Linh khi tôi đọc hoặc nghe thông tin này? (Xin xem Giáo Lý và Giao Ước 50:23–24 .)

  • Thông tin này có đưa tôi đến gần Chúa Giê Su Ky Tô và Giáo Hội của Ngài hơn không? (Xin xem Mô Rô Ni 7:15–17 .)

  • Thông tin này có khuyến khích tôi tuân giữ các giáo lệnh của Thượng Đế không?

  • Thông tin đó có tuân theo những điều thánh thư và các vị tiên tri thời hiện đại giảng dạy không? (Xin xem 2 Ti Mô Thê 3:15–17 ; Giáo Lý và Giao Ước 1:38 .)

  • Thông tin đó có xác nhận những điều mà tôi đã cảm thấy Đức Thánh Linh phán với tôi là đúng không, hay thông tin đó khuyến khích tôi nghi ngờ những lẽ thật phúc âm? (Xin xem Mô Rô Ni 10:5 .)

  • Thông tin có đến từ một nguồn mà Đấng Cứu Rỗi hoặc các vị lãnh đạo Giáo Hội của Ngài xem là đáng tin cậy không?

  • Cha mẹ tôi hoặc các vị lãnh đạo Giáo Hội sẽ nói gì về thông tin này? (Nếu tôi cảm thấy muốn che giấu thông tin đó với họ thì điều đó cho tôi biết gì về nguồn gốc của thông tin đó?)

Evaluation questions for new information.
  • Em nghĩ câu hỏi nào sẽ hữu ích nhất cho em? Tại sao?

  • Em nghĩ một người nên đặt những câu hỏi nào khác về thông tin mà họ bắt gặp?

Đối với sinh hoạt thực hành sau đây, học viên có thể làm việc theo cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ. Sau khi đã thấy có đủ thời gian rồi, hãy mời một số học viên không chỉ chia sẻ những điều họ đã tìm thấy mà còn cho cả lớp xem từng bước họ tìm thấy thông tin đáng tin cậy.

&#160 &#160

Chọn một thông tin mà em đã nghe hoặc chọn một câu hỏi em có về Thượng Đế, Giáo Hội, hoặc kế hoạch cứu rỗi. Sau đó, dành một vài phút để thực hành tìm kiếm câu trả lời bằng cách sử dụng những nguồn phương tiện thiêng liêng được Chúa quy định. Trong số những điều có thể làm, em có thể cân nhắc

  • cầu nguyện;

  • tìm kiếm thánh thư bằng Sách Hướng Dẫn Thánh Thư hoặc các đoạn thông thạo giáo lý;

  • tìm kiếm các bài nói chuyện trong đại hội trung ương hoặc trong ứng dụng Thư Viện Phúc Âm;

  • đọc các phần có liên quan trong các tài liệu của Giáo Hội, nhưCổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ(cuốn sách nhỏ, 2011);

  • liên hệ với người mà em biết và tin tưởng, như cha mẹ, vị giám trợ, người lãnh đạo giới trẻ trong tiểu giáo khu hoặc chi nhánh, hoặc giảng viên lớp giáo lý, để giúp em tìm câu trả lời.

Học viên có thể chỉ có đủ thời gian trên lớp để bắt đầu học tập. Nếu vậy, hãy khuyến khích học viên tiếp tục học ngoài giờ lên lớp.

  • Em đã học hỏi được gì trong bài học này mà sẽ giúp ích cho em khi tìm thấy thông tin mới về Thượng Đế hoặc Giáo Hội?

  • Em nghĩ tại sao những nguồn mà em tìm đến để tìm câu trả lời và thông tin lại quan trọng đối với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

Hãy cân nhắc làm chứng về tình yêu thương mà Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô minh chứng qua việc cung cấp cho chúng ta những nguồn lẽ thật thiêng liêng.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Tôi nên làm gì nếu tôi không thể tìm thấy câu trả lời cho một câu hỏi qua những nguồn phương tiện thiêng liêng được Chúa quy định?

Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Official portrait of Elder Neil L. Andersen of the Quorum of the Twelve Apostles, 2010, August.

Không phải tất cả các câu trả lời đều sẽ đến ngay lập tức, nhưng hầu hết các câu hỏi có thể được giải quyết qua việc chân thành nghiên cứu và tìm kiếm câu trả lời từ Thượng Đế. …

Đức tin không bao giờ đòi hỏi câu trả lời cho mỗi câu hỏi nhưng tìm kiếm sự bảo đảm và lòng can đảm để tiến bước, đôi khi thừa nhận: “Tôi không biết hết mọi điều, nhưng tôi biết đủ để tiếp tục con đường của người môn đồ.”

Đức tin của một người nơi Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Phục Hồi sẽ suy giảm nếu người đó để cho mình có nỗi nghi ngờ dai dẳng, và bị thúc đẩy bởi những câu trả lời của những người kém đức tin và không trung tín.

(Neil L. Andersen, “Đức Tin Không Đến Một Cách Tình Cờ mà là Do Chúng Ta Chọn,” Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 66)

Tại sao tôi phải cảnh giác khi tìm kiếm câu trả lời về Giáo Hội từ những người đã rời bỏ Giáo Hội?

Anh Cả Neal A. Maxwell (1926–2004) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói:

Last official portrait of Elder Neal A. Maxwell, 1992.

Một số người cứ nhất định nghiên cứu về Giáo Hội chỉ qua quan điểm của người bội giáo—giống như phỏng vấn Giu Đa để hiểu Chúa Giê Su. Những người rời bỏ Giáo Hội luôn luôn nói cho chúng ta nghe về bản thân họ hơn là về tổ chức mà họ đã rời bỏ.

(Neal A. Maxwell, “All Hell Is Moved” [buổi họp đặc biệt tại trường Brigham Young University, ngày 8 tháng Mười Một năm 1977], 3, speeches.byu.edu)

&#160

&#160 &#160

9:16

&#160

3:3

Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Bài Học bằng Đồ Vật

Cân nhắc trưng bày cụm từ “Lẽ Thật từ Thượng Đế” ở một bên phòng và “Những Lời Dối Trá từ Sa Tan” ở bên kia phòng.

Mời học viên tưởng tượng rằng mọi nguồn thông tin trên trái đất (bao gồm những nguồn phương tiện thiêng liêng được Chúa quy định cũng như các nguồn khác như sách, bài đăng trên mạng xã hội, ý kiến, nghiên cứu, bài báo, v.v.) được tượng trưng qua khoảng cách giữa hai cụm từ này. Giải thích rằng nếu một nguồn thông tin nhất định cung cấp nhiều lẽ thật từ Thượng Đế hơn một nguồn khác, thì nguồn thông tin đó sẽ được đặt gần với cụm từ “Lẽ Thật từ Thượng Đế” hơn so với nguồn khác. Hỏi học viên các câu hỏi sau đây:

  • Nguồn lẽ thật nào nên được đặt gần cụm từ “Lẽ Thật từ Thượng Đế” nhất?

  • Nguồn nào khó đặt cạnh cụm từ này hay cụm từ kia hơn vì chúng chứa đựng cả lẽ thật và sai lầm?