Lớp Giáo Lý
Ma Thi Ơ 3:13–17, Phần 1


Ma Thi Ơ 3:13–17, Phần 1

Chúa Giê Su Ky Tô Được Giăng Báp Tít Làm Phép Báp Têm

Jesus Christ being baptized by John the Baptist in the River Jordan. Christ has been immersed and is ascending out of the water.

Chúa Giê Su Ky Tô đến cùng Giăng Báp Tít để được ông làm phép báp têm. Bài học này có thể giúp em hiểu và giải thích được tầm quan trọng của phép báp têm trong phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

Sử dụng Sách Mặc Môn để làm sáng tỏ lẽ thật. Hãy giúp học viên hiểu rõ hơn về giáo lý quan trọng được giảng dạy trong Kinh Thánh bằng cách sử dụng Sách Mặc Môn để xác nhận và làm sáng tỏ lẽ thật.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên chuẩn bị cho buổi học bằng cách suy nghĩ về cách họ sẽ giải thích tầm quan trọng của phép báp têm cho một ai đó mà họ yêu thương nhưng lại không phải là tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Tầm quan trọng của phép báp têm

Hãy nghĩ đến những người em yêu thương mà không phải là tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô. Tưởng tượng rằng một người trong số họ đang gặp với những người truyền giáo. Em sẽ cảm thấy như thế nào? Hãy tưởng tượng rằng những người truyền giáo mời em giải thích tầm quan trọng của việc chịu phép báp têm. Hãy suy ngẫm về những điều em có thể nói có thể giúp người thân của mình thực hiện bước cần thiết này.

  • Theo thang điểm từ 1 đến 10 (1 = không sẵn sàng; 10 = cực kỳ sẵn sàng), em sẽ cảm thấy sẵn sàng như thế nào để giải thích tầm quan trọng của phép báp têm theo cách có thể giúp người mà em yêu thương muốn chịu phép báp têm?

Cân nhắc mời học viên trả lời câu hỏi này bằng cách giơ lên số ngón tay thích hợp.

  • Em có thể muốn biết thêm điều gì về phép báp têm để cảm thấy sẵn sàng hơn để giải thích tầm quan trọng của giáo lễ này?

Hãy ghi lại những khía cạnh của phép báp têm mà học viên muốn biết thêm. Trong khi giảng dạy, hãy cố gắng nhấn mạnh bất kỳ tài liệu nào trong bài học mà sẽ giúp trả lời câu hỏi của họ.

Trong bài học hôm nay, em sẽ có cơ hội nghiên cứu giáo lý về phép báp têm và giải quyết những câu hỏi khác nhau về đề tài này. Em cũng sẽ có cơ hội tập giải thích những điều em học được.

Chúa Giê Su Ky Tô đã chịu phép báp têm để làm gương cho chúng ta noi theo

Cân nhắc trưng bày bản đồ 11, “ Đất Thánh trong Thời Kỳ Tân Ước ,”trong phần Các Bản Đồ Kinh Thánh của Phần Giúp Đỡ Học Tập trong ứng dụng Thư Viện Phúc Âm hoặc trên trang ChurchofJesusChrist.org.

Map 11 - The Holy Land in New Testament Times

Chúa Giê Su đi từ Ga Li Lê đến Bê Tha Ba Ra, có thể là đi bộ, để Giăng Báp Tít làm phép báp têm cho Ngài (xin xem Ma Thi Ơ 3:13 ; Giăng 1:28 ; 1 Nê Phi 10:9). Giăng nắm giữ các chìa khóa của Chức Tư Tế A Rôn và đang làm phép báp têm cho mọi người ở sông Giô Đanh (xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “ Giăng Báp Tít ,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org). Hãy sử dụng một trong các tỷ lệ trên bản đồ để ước tính quãng đường mà Đấng Cứu Rỗi đã đi.

  • Nỗ lực của Đấng Cứu Rỗi để cho Giăng làm phép báp têm có thể dạy cho em điều gì về Ngài và phép báp têm?

Hãy đọc Ma Thi Ơ 3:13–17 và tưởng tượng là đang có mặt trong lễ báp têm của Đấng Cứu Rỗi. Tìm kiếm các chi tiết quan trọng về Đấng Cứu Rỗi và phép báp têm mà em muốn ghi nhớ. &#160 &#160

2:54
  • Nếu em có mặt tại lễ báp têm của Đấng Cứu Rỗi, em muốn ghi nhớ điều gì từ kinh nghiệm này?

  • Em nghĩ sẽ học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi và phép báp têm?

Một số lẽ thật mà học viên có thể khám phá có thể tập trung vào Thiên Chủ Đoàn. Nếu “Ma Thi Ơ 3:13–17, Phần 2” là bài học tiếp theo để giảng dạy thì hãy cân nhắc thông báo cho học viên rằng khi đó họ sẽ thảo luận chi tiết hơn về Thiên Chủ Đoàn.

Hãy suy ngẫm về những điều mà em có thể chia sẻ với bạn bè hoặc người trong gia đình về lễ báp têm của Chúa Giê Su Ky Tô mà có thể giúp ích cho họ.

Cũng có thể là hữu ích để suy ngẫm về những câu hỏi mà bạn bè hoặc người trong gia đình của em có thể có về phép báp têm. Một số câu hỏi của họ có thể được trả lời trong Ma Thi Ơ 3 . Ngoài ra, Sách Mặc Môn là một phương tiện được soi dẫn giúp làm sáng tỏ nhiều lẽ thật về phép báp têm. Những câu hỏi sau đây là ví dụ về những câu hỏi mà một người không hiểu được tầm quan trọng của phép báp têm có thể đặt ra. Chọn một câu hỏi mà em nghĩ rằng bạn bè hoặc người trong gia đình của mình có thể có. Sau đó, hãy nghiên cứu các câu có liên quan trong Sách Mặc Môn và xem những câu này có thể giúp em trả lời câu hỏi đó như thế nào.

Hãy cân nhắc việc viết những câu hỏi và các tài liệu tham khảo thánh thư sau đây lên trên bảng.

  • Dù Chúa Giê Su đã chịu phép báp têm, nhưng tôi có cần phải làm thế không? Tại sao có hoặc tại sao không? (Xin xem 2 Nê Phi 9:21, 23–24 ; 2 Nê Phi 31:5, 10–11 .)

  • Tại sao tôi muốn được làm phép báp têm? Tôi sẽ nhận được các phước lành nào? (Xin xem 2 Nê Phi 31:12–13, 17–18 .)

  • Chúa Giê Su đã đến chỗ Giăng Báp Tít để chịu phép báp têm. Ai có thể làm phép báp têm cho tôi? (Xin xem 3 Nê Phi 11:19–22 .)

  • Chúa Giê Su chịu phép báp têm ở Sông Giô Đanh và bước ra khỏi nước. Tôi có phải dìm mình hoàn toàn xuống dưới nước hoặc còn cách nào khác để chịu phép báp têm không? (Xin xem 2 Nê Phi 31:13 ; 3 Nê Phi 11:23–26 .)

  • Nếu tôi chịu phép báp têm để được tẩy sạch khỏi tội lỗi thì tại sao Chúa Giê Su lại chịu phép báp têm? Chẳng phải Ngài vô tội sao? (Xin xem 2 Nê Phi 31:5–11 .)

Sử dụng những điều em đã học hỏi được trong Ma Thi Ơ 3:13–17 và Sách Mặc Môn, hãy viết về cách em sẽ giải thích tầm quan trọng của phép báp têm cho người trong gia đình hoặc bạn bè của mình.

Khi học viên học xong, hãy để học viên đóng diễn xem họ sẽ giải thích tầm quan trọng của phép báp têm cho bạn bè hoặc người trong gia đình họ như thế nào.

Nếu em cảm thấy được soi dẫn thì hãy cân nhắc chia sẻ lời giải thích của mình với một người bạn hoặc người trong gia đình chưa được làm phép báp têm với tư cách là một tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô. Việc chia sẻ với người mà đã chịu phép báp têm cũng có thể là một sinh hoạt đáng giá.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Ma Thi Ơ 3:13 . Tại sao Chúa Giê Su đến gặp Giăng để chịu phép báp têm?

Joseph Smith đã giải thích thẩm quyền thuộc về Giăng Báp Tít khi ông nói:

Half-length frontal portrait of the Prophet Joseph Smith, Jr. Joseph’s head is turned to the side in a three-quarter view, right hand on hip and his left hand holds sheets of papers. He is depicted wearing a dark brown suit and a white shirt and tie.

Vào thời điểm đó, Giăng là người độc nhất thực hiện giáo lễ một cách hợp thức trong những công việc của vương quốc nơi đó lúc bấy giờ trên thế gian, và [là] người độc nhất nắm giữ các chìa khóa của quyền năng. Những người Do Thái đã phải tuân theo những lời chỉ dạy của ông hoặc sẽ bị kết tội, theo luật pháp của họ. … Con trai của Xa Cha Ri, đã giành lấy các chìa khóa, vương quốc, quyền năng, vinh quang từ những người Do Thái, nhờ vào lễ xức dầu thánh và luật pháp của thiên thượng.

(Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith [năm 2007], trang 88–89; xin xem thêm Giáo Lý và Giao Ước 84:23–28)

Làm thế nào chúng ta biết rằng phép báp têm là điều thiết yếu?

Đấng Cứu Rỗi đã dạy về bản chất thiết yếu của phép báp têm khi Ngài phán bảo Ni Cô Đem rằng điều đó là bắt buộc để được vào vương quốc của Thượng Đế (xin xem Giăng 3:5). Tiên Tri Joseph Smith cũng dạy rằng phép báp têm rất quan trọng đối với sự cứu rỗi:

Half-length frontal portrait of the Prophet Joseph Smith, Jr. Joseph’s head is turned to the side in a three-quarter view, right hand on hip and his left hand holds sheets of papers. He is depicted wearing a dark brown suit and a white shirt and tie.

Hãy hối cải tất cả các tội lỗi của mình, và chịu phép báp têm bằng nước để được xá miễn các tội lỗi của mình, trong tôn danh của Đức Chúa Cha, và của Vị Nam Tử, và của Đức Thánh Linh, và tiếp nhận giáo lễ đặt tay [từ] người đã được sắc phong và được ấn chứng với quyền năng này, để các anh chị em có thể nhận được Đức Thánh Linh của Thượng Đế; và điều này được thực hiện theo Thánh Thư, và Sách Mặc Môn; và là cách duy nhất để con người có thể bước vào vương quốc thượng thiên.

(Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith [năm 2007], trang 166–167)

Làm thế nào Sách Mặc Môn có thể làm sáng tỏ giáo lý về phép báp têm được giảng dạy trong Kinh Thánh?

Anh Cả Tad R. Callister thuộc Chủ Tịch Đoàn Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã dạy:

Brother Tad R. Callister, Sunday school General President. Official Portrait 2018.

Không biết bao nhiêu lần Sách Mặc Môn khẳng định, làm sáng tỏ và thống nhất rằng các giáo lý được giảng dạy trong Kinh Thánh là chỉ có “một Chúa, một đức tin, một phép báp têm.” …

Trên thế giới ngày nay, có nhiều phương pháp báp têm khác nhau mặc dù Kinh Thánh đã cho chúng ta biết cách mà Đấng Cứu Rỗi, Đấng Gương Mẫu vĩ đại của chúng ta, chịu phép báp têm: “[Ngài] ra khỏi nước” ( Ma Thi Ơ 3:16). Có thể nào Ngài ra khỏi nước được trừ phi Ngài đi xuống nước trước không? Để tránh bất cứ tranh luận nào về vấn đề này, Sách Mặc Môn gạt bỏ điều tranh cãi đó với lời phát biểu thẳng thắn về việc làm báp têm đúng cách là: “Và kế đó các ngươi dìm mình họ xuống nước” ( 3 Nê Phi 11:26).

(Tad R. Callister, “Sách Mặc Môn—một Quyển Sách từ Thượng Đế”, Liahona, tháng Mười Một năm 2011, trang 75–76)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Các cách thay thế để bắt đầu bài học

Lựa Chọn 1Cân nhắc tạo một mê cung để học viên hoàn thành trên giấy hoặc trên bảng mà chỉ có một lời giải khả thi. Học viên có thể được mời suy ngẫm về những bài học thuộc linh có thể học được từ sinh hoạt này. Ý nghĩa của việc chỉ có một cách để hoàn thành mê cung là gì? Cân nhắc sử dụng thông tin trong đoạn sau đây để giới thiệu về đề tài phép báp têm như một phần thiết yếu trên con đường trở về ngôi nhà thiên thượng của chúng ta.Mặc dù hoàn cảnh trong cuộc sống của chúng ta có thể rất khác nhau, nhưng chỉ có một cách để trở về với Cha Thiên Thượng của chúng ta, và cách đó được thực hiện qua Đấng Cứu Rỗi là Chúa Giê Su Ky Tô của chúng ta (xin xem Giăng 14:6 ; Mô Si A 3:9, 17). Qua tấm gương và những lời giảng dạy của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô cho thấy rằng một phần quan trọng trong hành trình của chúng ta là giáo lễ báp têm (xin xem Giăng 3:5 ; Giáo Lý và Giao Ước 76:50–55).

Lựa Chọn 2Viết lên trên bảng từ Phép báp têm. Mời học viên viết các câu hỏi về phép báp têm có các từ Ai, Điều gì, Khi nào, Ở đâu, Tại saoLàm thế nào. Mời học viên tìm kiếm các câu trả lời cho những câu hỏi này khi họ học hỏi về lễ báp têm của Chúa Giê Su Ky Tô.

Sử dụng những lời của Đấng Cứu Rỗi trong Sách Mặc Môn để dạy về phép báp têm

Cân nhắc mời học viên sử dụng những lời của Đấng Cứu Rỗi để giải thích giáo lễ báp têm. Học viên có thể được yêu cầu tìm trong Sách Mặc Môn những điều Chúa Giê Su Ky Tô đã dạy về phép báp têm. Có thể sử dụng những câu thánh thư sau đây: 3 Nê Phi 11:21–28 ; 3 Nê Phi 27:20 .

Sử dụng giáo lý và các thuộc tính của Chúa Giê Su Ky Tô để hiểu về phép báp têm

Cân nhắc trưng bày các tình huống sau đây và cho phép các học viên chọn một cá nhân có mối quan tâm về phép báp têm mà họ có thể giúp giải quyết.

Noelle muốn được làm phép báp têm, nhưng không ai trong gia đình trực tiếp của em giữ Chức Tư Tế A Rôn hoặc Mên Chi Xê Đéc.

Makai muốn được làm phép báp têm nhưng sợ dìm người xuống nước. Em sẵn lòng ở trong nước trừ phần đầu.

Những người truyền giáo đã mời Mason chịu phép báp têm. Em không hiểu tại sao phép báp têm lại quan trọng.

Nicole muốn biết lý do tại sao mọi người được làm phép báp têm. Phép báp têm có điều gì tốt?

Học viên có thể làm việc một mình hoặc theo nhóm nhỏ để nghiên cứu Ma Thi Ơ 3:13–17 ; 2 Nê Phi 31:5–12, 17–183 Nê Phi 11:19–22 , cùng tìm kiếm những lẽ thật có thể giúp ích cho những cá nhân trong các tình huống này.

Tạo cơ hội cho học viên chia sẻ phản hồi của họ đối với các tình huống này.