Lớp Giáo Lý
Lu Ca 3:7–14


Lu Ca 3:7–14

Niềm Vui của Sự Hối Cải

Hình Ảnh
Woman pondering with a view.

Một cách mà Giăng Báp Tít giúp dân chúng tự chuẩn bị để đón nhận Chúa Giê Su Ky Tô là mời họ hối cải. Bài học này nhằm giúp em hiểu rõ hơn về sự hối cải và niềm vui mà việc thường xuyên hối cải sẽ mang lại.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về thái độ và kinh nghiệm của riêng họ đối với sự hối cải bằng cách cân nhắc những câu hỏi như sau: “Khi em nghĩ về sự hối cải thì có những cảm nghĩ hoặc cảm xúc gì? Tại sao?”“Em đã có những kinh nghiệm nào về sự hối cải?”“Em có những câu hỏi nào về sự hối cải?”

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Sự hối cải có thể là một đề tài nhạy cảm. Hãy cẩn thận khi giúp học viên học tập mà không chia sẻ chi tiết về những tội lỗi trong quá khứ. Hãy hiểu rằng một số học viên có thể dễ bị cảm thấy kém cỏi và tội lỗi quá mức. Giúp học viên hiểu và cảm nhận được tình yêu thương, lòng thương xót và sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi dành cho riêng họ.

Điều gì mang lại niềm vui cho em?

Hãy suy ngẫm về những điều mang lại niềm vui cho em. Cân nhắc liệt kê càng nhiều ví dụ càng tốt trong 30 giây.

Cân nhắc để cho học viên chia sẻ một số câu trả lời của họ.

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy những điều sau đây về cách chúng ta có thể tiếp nhận niềm vui trong cuộc sống của mình:

Hình Ảnh
Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Khi chọn hối cải, chúng ta đã chọn thay đổi! Chúng ta để cho Đấng Cứu Rỗi biến chúng ta thành con người tốt nhất của mình. Chúng ta chọn tăng trưởng phần thuộc linh và tiếp nhận niềm vui—niềm vui cứu chuộc nơi Ngài.

(Russell M. Nelson, “Chúng Ta Có Thể Làm Tốt Hơn và Trở Thành Người Tốt Hơn”, Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 67)

Sự hối cải là thay đổi bằng cách lánh xa tội lỗi và đến gần hơn với Thượng Đế qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “ Hối Cải ,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org).

  • Em có đặt sự hối cải vào bản liệt kê những điều mang lại niềm vui cho em không? Tại sao có hoặc tại sao không?

Mời học viên bổ sung thêm suy nghĩ của mình về sự hối cải bằng cách chia sẻ câu trả lời của họ từ sinh hoạt chuẩn bị của học viên như đã gợi ý. Cân nhắc xem câu hỏi nào phù hợp nhất để thảo luận trong lớp, để chia sẻ các câu trả lời ẩn danh, hoặc để sử dụng cho học viên tự suy ngẫm và ghi chép riêng vào nhật ký học tập của họ.

  • Nếu em không nghĩ rằng sự hối cải là điều gì đó mang lại cho em niềm vui thì em có cảm nghĩ hay cảm xúc gì khi nghĩ về sự hối cải? Tại sao?

  • Tại sao một người nào đó không phải lúc nào cũng có thể cảm thấy vui vẻ trong khi hối cải?

Hãy suy ngẫm về bất kỳ câu hỏi nào em có thể có về sự hối cải. Ở phần sau của bài học này, em sẽ có cơ hội tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi này.

“Các ngươi phải ăn năn. … Hãy dọn đường Chúa”

Để giúp dân chúng chuẩn bị tiếp nhận Chúa Giê Su Ky Tô, Giăng Báp Tít mời gọi họ hối cải (xin xem Ma Thi Ơ 3:1–3).

Trong bài học trước, em đã nghiên cứu những điều Mác và Ma Thi Ơ ghi lại về Giăng Báp Tít. Lu Ca gồm vào các chi tiết bổ sung về Giăng. Hãy đọc Lu Ca 3:10–14 , tìm kiếm cách mà Giăng đã giúp dân chúng hối cải.

  • Giăng đã mời dân chúng thực hiện những thay đổi nào?

  • Làm thế nào mà những thay đổi này có thể giúp dân chúng tránh xa tội lỗi và chuẩn bị để chấp nhận và đi theo Chúa Giê Su Ky Tô?

Nghiên cứu lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Russell M. Nelson. Khi làm như vậy, hãy chú ý đến những điều Đức Thánh Linh dạy cho em về sự hối cải và Đấng Cứu Rỗi là Chúa Giê Su Ky Tô.

Cân nhắc trưng bày lời phát biểu sau đây hoặc đưa cho các học viên ở dạng giấy phát tay.

Hình Ảnh
Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Có quá nhiều người coi sự hối cải là hình phạt—một điều gì đó nên tránh ngoại trừ trong những trường hợp nghiêm trọng nhất. Nhưng cảm giác bị trừng phạt này là do Sa Tan gây ra. Nó cố gắng ngăn chúng ta tìm đến Chúa Giê Su Ky Tô, là Đấng với vòng tay mở rộng đang hy vọng và sẵn lòng chữa lành, tha thứ, gột sạch, củng cố, thanh tẩy và thánh hóa chúng ta.

Từ hối cải trong Kinh Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp là metanoeo. Tiền tố meta có nghĩa là “thay đổi”. Hậu tố -noeo liên quan đến các từ tiếng Hy Lạp mà có nghĩa là “tâm trí”, “sự hiểu biết”, “tinh thần” và “hơi thở”.

Như vậy, khi Chúa Giê Su yêu cầu các [em] và tôi phải “hối cải” [ Lu Ca 13:3, 5 ] thì Ngài đang mời gọi chúng ta phải thay đổi tâm trí, sự hiểu biết, tinh thần của chúng ta—thậm chí cả cách chúng ta thở nữa. Ngài đang yêu cầu chúng ta phải thay đổi cách chúng ta yêu thương, suy nghĩ, phục vụ, sử dụng thời gian của mình, đối xử với vợ mình, dạy dỗ con cái của mình và thậm chí còn chăm sóc thân thể của chúng ta nữa.

Không có gì là tự do, cao quý, hoặc quan trọng đối với sự tiến bộ của cá nhân chúng ta hơn là một sự tập trung thường xuyên, hằng ngày vào sự hối cải. Sự hối cải không phải là một sự kiện mà là một tiến trình. Đó là bí quyết để có được hạnh phúc và sự an tâm. Khi được kết hợp với đức tin, sự hối cải cho chúng ta khả năng tiếp cận với quyền năng Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô.

Cho dù các anh em đang siêng năng đi theo con đường giao ước, đã bị vấp ngã hay bước ra khỏi con đường giao ước, hoặc thậm chí còn không có thể nhìn thấy con đường đó từ nơi các anh em hiện đang ở, thì tôi nài xin các anh em hãy hối cải. Hãy cảm nhận quyền năng củng cố của sự hối cải hằng ngày—để mỗi ngày làm tốt hơn và trở nên tốt hơn một chút.

(Russell M. Nelson, “Chúng Ta Có Thể Làm Tốt Hơn và Trở Thành Người Tốt Hơn”, Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 67)

  • Em nhận thấy điều gì từ những lời giảng dạy của Chủ Tịch Nelson về sự hối cải và Chúa Giê Su Ky Tô?

Hãy cân nhắc mời học viên tưởng tượng rằng Đấng Cứu Rỗi đang đứng với vòng tay rộng mở, hy vọng sẽ giúp đỡ, tha thứ, chữa lành và củng cố họ. Mời họ tưởng tượng niềm vui mà Ngài muốn họ trải qua khi họ cố gắng hối cải.

  • Có khi nào em thấy các phước lành của sự hối cải ở mình hoặc những người khác không?

  • Em nghĩ tại sao Đấng Cứu Rỗi rất hy vọng là chúng ta sẽ hối cải và rất sẵn sàng tha thứ cho chúng ta?

Trong vài phút tiếp theo, em sẽ chọn và nghiên cứu một khía cạnh cụ thể của sự hối cải để giúp em đến gần và trở nên giống Chúa Giê Su Ky Tô hơn, gia tăng khả năng tiếp cận quyền năng và sự bình an của Ngài, và cảm thấy niềm vui lớn lao hơn. Sau đây là những khía cạnh cụ thể của sự hối cải mà em có thể muốn nghiên cứu. Hãy chọn một trong những khía cạnh này để nghiên cứu, hoặc nghiên cứu một trong những câu hỏi của riêng em về đề tài hối cải.

Hãy cân nhắc tham khảo các câu hỏi của học viên về sự hối cải mà họ đã suy ngẫm trước đó và sử dụng các câu hỏi đó thay thế hoặc bổ sung cho các câu hỏi học tập sau đây.

  • Tôi hối cải bằng cách nào?

  • Làm thế nào tôi có thể tìm thấy nhiều niềm vui hơn với sự hối cải?

  • Làm thế nào tôi có thể khắc phục được nỗi sợ về sự hối cải?

  • Sự chú trọng thường xuyên, hàng ngày vào sự hối cải có thể liên quan đến điều gì, hoặc điều đó có thể trông như thế nào trong cuộc sống của tôi?

Sau đây là một số nguồn tài liệu cụ thể để giúp em hiểu sâu hơn về sự hối cải. Những nguồn tài liệu này có sẵn trên trang ChurchofJesusChrist.org hoặc trên ứng dụng Thư Viện Phúc Âm. Những nguồn tài liệu này và các nguồn tài liệu khác có thể được sử dụng để hướng dẫn việc học hỏi về khía cạnh hối cải mà em đã chọn. Hãy cân nhắc ghi chú và tô đậm những chi tiết mà em thấy quan trọng nhất.

Quyết định xem những nguồn tài liệu nào có sẵn và tốt nhất để cung cấp cho học viên. Nếu cần thí hãy hướng dẫn học viên cách tra cứu các đề mục khác nhau.

  • Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ [cuốn sách nhỏ, năm 2011], “Sự Hối Cải”, trang 28–29

  • &#160

  • &#160

  • Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “ Hối Cải ,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org

  • Các bài nói chuyện từ đại hội trung ương như Russell M. Nelson, “Chúng Ta Có Thể Làm Tốt Hơn và Trở Thành Người Tốt Hơn”, Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 67–69

  • Dale G. Renlund, “Sự Hối Cải: Một Sự Chọn Lựa Đáng Mừng”, Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 121–124

Hãy cân nhắc để cho học viên làm việc theo cặp hoặc nhóm nhỏ nhằm thảo luận và dạy cho nhau những điều đã học được. Họ có thể sử dụng các câu hỏi sau đây:

  • Em đã học được gì từ việc nghiên cứu của mình?

  • Em sẽ đưa ra lời khuyên nào dành cho một người đang gặp khó khăn trong việc hiểu tại sao họ cần phải hối cải? Em muốn họ biết và hiểu gì về Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Điều gì đã giúp em phát triển hoặc củng cố chứng ngôn của mình về niềm vui của sự hối cải qua Chúa Giê Su Ky Tô?

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Lu Ca 3:7 . Tại sao Giăng gọi đoàn dân là “thế hệ của loài rắn độc”?

Rắn lục Palestinian là loài rắn độc phổ biến nhất ở Israel. Rắn lục hoạt động vào ban đêm và thường săn mồi bằng cách ẩn nấp và rồi rình mò con mồi. Khi cảm thấy bị đe dọa, rắn lục sẽ cuộn người lại, rít lên và tấn công đối thủ. Tương tự như vậy, những người Pha Ri Si và Sa Đu Sê cảm thấy bị Giăng đe dọa vì ông đã khiến nhiều người không nghe theo những lời dạy sai lầm của chúng.

Lu Ca 3:8 . “Quả xứng đáng với sự ăn năn” là gì?

Trong thánh thư, các loại người đôi khi được biểu trưng bằng những cây sinh trái tốt hoặc trái xấu. Để “kết quả xứng đáng với sự ăn năn” có nghĩa là thay đổi mong muốn và hành động của chúng ta để tuân theo những lời giảng dạy của Thượng Đế.

Lu Ca 3:12 . Những người thâu thuế là ai?

Ở La Mã thời xưa, người thâu thuế là những người thu thuế cho chính quyền La Mã. Người thâu thuế thường bị người Do Thái ghét bỏ, vì dân chúng coi họ như những kẻ phản bội chính đất nước của mình và vì người thâu thuế thường thu nhiều tiền thuế hơn mức cần thiết (xin xem Bản Dịch Joseph Smith, Lu Ca 3:19–20 [trong Phụ Lục Bản Dịch Joseph Smith]; Lu Ca 3:12–13). Một số người thâu thuế sẵn sàng chấp nhận phúc âm (xin xem Ma Thi Ơ 9:9–10 ; Lu Ca 19:1–10 ; Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “ Thâu Thuế, Người ,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org).

Sự hối cải có giải cứu chúng ta không?

Hình Ảnh
Official portrait of Elder Dieter F. Uchtdorf of the Quorum of the Twelve Apostles, 2006. Called as Second Counselor in the First Presidency, 3 February 2008. Made official portrait in 2008 replacing portrait taken in 2004.

Không phải sự hối cải mà cứu được con người. Chính là máu của Chúa Giê Su Ky Tô mới cứu được chúng ta. Không phải chỉ qua sự thay đổi chân thành và thành thật của hành vi mà còn “nhờ ân điển [nên] chúng ta được cứu rỗi, sau khi chúng ta đã làm tất cả những gì chúng ta có thể làm” ( 2 Nê Phi 25:23). Tuy nhiên, sự hối cải chân thành là điều kiện cần phải có để sự tha thứ của Thượng Đế có thể đến với cuộc sống của chúng ta. Sự hối cải chân thành làm “đêm tối tăm nhất thành một ngày rực rỡ” (Spencer W. Kimball, The Miracle of Forgiveness [năm 1969], trang 362).

(Dieter F. Uchtdorf, “Điểm Trở Về An Toàn”, Liahona, tháng Năm năm 2007, trang 100)

Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Một cách thay thế để cho học viên nghiên cứu một khía cạnh cụ thể của sự hối cải

Hãy cho học viên gợi ý sau đây:

Hãy tưởng tượng rằng giám trợ của em cảm thấy như giới trẻ trong tiểu giáo khu có thái độ tiêu cực về sự hối cải. Để chuẩn bị cho cuộc họp hội đồng giới trẻ tiểu giáo khu sắp tới, ông yêu cầu em chuẩn bị các câu hỏi và câu trả lời từ quan điểm của giới trẻ về đề tài sự hối cải. Sau đó, giám trợ đoàn sẽ sử dụng những đề tài này để tổ chức buổi họp đặc biệt nhằm giúp đỡ giới trẻ. Hãy làm riêng hoặc với sự giúp đỡ của bạn cùng lớp để thảo ra một vài câu hỏi và câu trả lời về sự hối cải mà em cảm thấy sẽ hữu ích nhất cho giới trẻ trong tiểu giáo khu. Trong câu trả lời của em, hãy gồm vào những câu thánh thư cụ thể và những câu trích dẫn từ các vị tiên tri mà sẽ hữu ích cho giới trẻ để biết và hiểu rõ.

In