Lớp Giáo Lý
Công Vụ Các Sứ Đồ 1


Công Vụ Các Sứ Đồ 1

Lời Giới Thiệu Sách Công Vụ Các Sứ Đồ

The eleven apostles of Jesus Christ (all except Judas Iscariot) gathered together in Galilee. Two angels (dressed in white) are standing with the apostles and pointing to the heavens. The apostles are looking upward. The painting depicts the ascension of the resurrected Jesus Christ into the heavens. Christ is not depicted in the picture. (Mark 16:19-20) (Luke 24:50-53) (Acts 1:9-11)

Trong 40 ngày sau khi Ngài Phục Sinh, Chúa Giê Su Ky Tô đã phục sự các môn đồ của Ngài. Trong thời gian này, Ngài đã chuẩn bị cho Các Vị Sứ Đồ dẫn dắt Giáo Hội sau khi Ngài thăng lên trời. Cũng giống như Ngài đã làm ở thời xưa, ngày nay Chúa Giê Su Ky Tô tiếp tục dẫn dắt Giáo Hội của Ngài qua Các Vị Sứ Đồ được Ngài chọn lựa. Bài học này có thể giúp em cảm thấy rằng việc Chúa Giê Su Ky Tô dẫn dắt Giáo Hội của Ngài qua các vị sứ đồ và các vị tiên tri là quan trọng như thế nào.

Ghi nhận những đóng góp của học viên. Mỗi học viên có lai lịch, sở thích, hy vọng và thử thách riêng. Khi học viên chia sẻ kinh nghiệm và những hiểu biết sâu sắc trong lớp học, các em thường sẽ bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh sống của riêng mình. Những kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc này có thể ban phước cho các học viên khác và có thể giúp giảng viên đánh giá những nhu cầu của học viên và giảng dạy cho phù hợp.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên chuẩn bị để chia sẻ những ví dụ chứng tỏ Chúa Giê Su Ky Tô đang dẫn dắt Giáo Hội của Ngài trong những ngày sau.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Đấng Ky Tô thăng lên trời

Cân nhắc điều chỉnh tình huống sau đây dựa trên những nhu cầu của học viên. Học viên có thể đóng diễn và lần lượt trả lời người bạn trong tình huống này.

Hãy tưởng tượng rằng người bạn của em, mà không phải là tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô, hỏi em “Ai đã bắt đầu giáo hội mà bạn tham dự và bây giờ ai là người dẫn dắt?”

  • Em sẽ trả lời như thế nào? Tại sao?

Sách Công Vụ Các Sứ Đồ mô tả kinh nghiệm của Các Vị Sứ Đồ sau khi Chúa Giê Su Ky Tô thăng lên trời. Đó hẳn là một nhiệm vụ khó khăn đối với các vị lãnh đạo Giáo Hội để làm cho Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi phát triển khi mà Ngài không còn luôn ở bên họ nữa. Nhưng Các Vị Sứ Đồ không đơn độc trong nỗ lực của họ. Kinh nghiệm của Các Vị Sứ Đồ được ghi lại trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ minh họa lẽ thật rằng Chúa Giê Su Ky Tô dẫn dắt Giáo Hội của Ngài qua các vị sứ đồ và các vị tiên tri.

Hãy suy ngẫm về cảm nhận của riêng em về việc Chúa Giê Su Ky Tô dẫn dắt Giáo Hội của Ngài. Trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy trả lời những câu sau đây:

  1. Tại sao là điều quan trọng để biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô dẫn dắt Giáo Hội của Ngài?

  2. Em mong đợi điều gì trong một Giáo Hội do Chúa Giê Su Ky Tô dẫn dắt?

  3. Hãy sử dụng thang điểm sau đây, hãy xác định xem em đồng ý với lời phát biểu này ở mức nào: “Chúa Giê Su Ky Tô dẫn dắt Giáo Hội của Ngài ngày nay qua các vị sứ đồ và các vị tiên tri.” Giải thích câu trả lời của em.

New Testament Seminary Teacher Manual- 2023

Khi học bài học này, hãy chú ý đến những sự thúc giục của Thánh Linh mà có thể giúp em cảm thấy rằng Chúa Giê Su Ky Tô đã dẫn dắt Giáo Hội của Ngài sau khi Ngài thăng lên trời và Ngài tiếp tục dẫn dắt Giáo Hội của Ngài ngày nay.

Chúa Giê Su Ky Tô tiếp tục dẫn dắt Giáo Hội của Ngài sau khi Ngài thăng lên trời

Viết một đoạn trong nhật ký có tiêu đề “Các Ví Dụ về Chúa Giê Su Ky Tô dẫn dắt Giáo Hội của Ngài.” Trong bài học này, hãy thêm các ví dụ vào đoạn nhật ký của em và suy ngẫm xem các ví dụ đó củng cố chứng ngôn của em về Chúa Giê Su Ky Tô và Giáo Hội của Ngài như thế nào.

Đọc những đoạn sau đây từ Công Vụ Các Sứ Đồ 1–5 , tìm kiếm xem Chúa Giê Su Ky Tô tiếp tục giúp đỡ Các Vị Sứ Đồ của Ngài như thế nào sau khi Ngài thăng lên trời. Hãy suy ngẫm xem làm thế nào những sự kiện này chứng tỏ rằng Chúa Giê Su Ky Tô đang dẫn dắt Giáo Hội của Ngài. Thêm những hiểu biết sâu sắc của em vào đoạn nhật ký của mình.

Color Handouts Icon

Đưa cho học viên giấy phát tay sau đây. Cân nhắc chia học viên thành nhóm bốn người. Mỗi người trong nhóm có thể nghiên cứu một câu chuyện và tìm kiếm bằng chứng về việc Chúa Giê Su dẫn dắt Giáo Hội của Ngài qua Các Vị Sứ Đồ. Sau đó, mỗi người có thể chia sẻ câu trả lời của mình với những người khác trong nhóm.

New Testament Seminary Teacher Manual - 2023

Những câu để học

Các chi tiết em cần biết trước khi học những câu này

Công Vụ Các Sứ Đồ 1:23–26

Các Vị Sứ Đồ và những tín đồ khác của Đấng Ky Tô đã quy tụ để thảo luận xem ai sẽ thay thế Giu Đa Ích Ca Ri Ốt để làm một trong Mười Hai Vị Sứ Đồ.

Công Vụ Các Sứ Đồ 2:37–43

Trong khi Các Vị Sứ Đồ quy tụ tại Giê Ru Sa Lem ngay sau khi Đấng Ky Tô thăng lên trời, Đức Thánh Linh đã trút xuống mỗi người một cách đầy quyền năng (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 2:1–8). Nhờ được đầy dẫy Thánh Linh, Phi E Rơ đã làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 2:14–36). Đoạn này mô tả ảnh hưởng của việc Thánh Linh dồi dào trút xuống đối với nhiều người chứng kiến sự kiện đó.

Công Vụ Các Sứ Đồ 3:1–8 ; 4:8–10

Phi E Rơ và Giăng gặp một người bị què tại đền thờ ở Giê Ru Sa Lem.

Công Vụ Các Sứ Đồ 5:12–16

Trước đây, Các Vị Sứ Đồ đã bị những lãnh đạo người Do Thái cảnh cáo không được nói về Chúa Giê Su Ky Tô nữa (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 4:13–18).

Công Vụ Các Sứ Đồ 5:17–25

Phi E Rơ và Giăng bị bỏ tù sau khi tiếp tục làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô và làm phép lạ trong danh Ngài.

  • Em học được điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô từ những câu này mà ảnh hưởng đến đức tin và sự tin cậy của em nơi Ngài?

  • Làm thế nào mà những sự kiện này chứng tỏ rằng Đấng Cứu Rỗi đang dẫn dắt Giáo Hội của Ngài qua Các Vị Sứ Đồ?

Chúa Giê Su Ky Tô tiếp tục dẫn dắt Giáo Hội của Ngài ngày nay

All the members of the First Presidency and the Quorum of the Twelve Apostles are seated or standing with the Christus Statue and statues of the Original Twelve at the Visitors’ Center in Rome, Italy. Front Left to Right: Dieter F. Uchtdorf, Jeffrey R. Holland, M. Russell Ballard, Dallin H. Oaks, Russell M. Nelson, Henry B. Eyring, David A. Bednar, Quentin L. Cook, D. Todd Christofferson, Gary E. Stevenson, Ronald A. Rasband, Neil L. Andersen, Dale G. Renlund, Gerrit W. Gong, Ulisses Soares

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy về cách Đấng Cứu Rỗi tiếp tục dẫn dắt Giáo Hội của Ngài ngày nay.

Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Chúng ta, là tín hữu của Giáo Hội của Chúa, biết ai đứng đầu Giáo Hội: chính là Chúa Giê Su Ky Tô. …

Vậy thì, một cái tên có giá trị gì? Khi nói đến tên của Giáo Hội của Chúa, thì câu trả lời phải là “Vô cùng quan trọng!” Chúa Giê Su Ky Tô đã chỉ thị chúng ta phải gọi Giáo Hội bằng danh Ngài bởi vì đó là Giáo Hội của Ngài, tràn đầy quyền năng của Ngài.

Tôi biết rằng Thượng Đế hằng sống. Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô. Ngài lãnh đạo Giáo Hội của Ngài ngày nay.

(Russell M. Nelson, “Tên Đúng của Giáo Hội”, Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 88–89)

  • Làm thế nào mà việc biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô dẫn dắt Giáo Hội của Ngài ngày nay có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của em?

Nhắc học viên chuẩn bị cho tiết học khi trả lời câu hỏi sau đây. Nếu học viên cần trợ giúp để trả lời, hãy cân nhắc chia sẻ một vài ví dụ, chẳng hạn như sự phát triển của Giáo Hội, sự ra đời và bản dịch của Sách Mặc Môn, sự mặc khải mở rộng các phước lành của chức tư tế cho tất cả những người đàn ông xứng đáng, những phép lạ xảy ra trong cuộc sống của các thành viên Giáo Hội, hoặc các ví dụ khác.

  • Những ví dụ nào từ cuộc sống của riêng em hoặc từ lịch sử của Giáo Hội giúp em nhận thấy rằng Chúa Giê Su Ky Tô tiếp tục dẫn dắt Giáo Hội của Ngài ngày nay? (Hãy nhớ thêm những ví dụ này vào nhật ký của em.)

Nếu em cần xem một số ví dụ để giúp em nghĩ ra câu trả lời cho câu hỏi này, xin xem “Đây Là Thời Kỳ của Chúng Ta!” từ mã thời gian 3:34 đến 5:12 hoặc “Hội Hiệp Muôn Vật Lại trong Đấng Ky Tô” từ mã thời gian 10:09 đến 13:58, trên trang ChurchofJesusChrist.org.

11:14
2:3
  • Những ví dụ này về việc Đấng Cứu Rỗi dẫn dắt Giáo Hội của Ngài có thể giúp em hiểu điều gì về những cảm nghĩ của Ngài dành cho chúng ta?

Suy Ngẫm

Ôn lại bản liệt kê các ví dụ về việc Đấng Cứu Rỗi dẫn dắt Giáo Hội của Ngài mà em đã tạo ra ngày hôm nay. Hãy cân nhắc thêm vào đoạn này trong nhật ký khi em tiếp tục nghiên cứu Công Vụ Các Sứ Đồ và có thêm kinh nghiệm tìm hiểu về Đấng Cứu Rỗi và Giáo Hội của Ngài. Cân nhắc thêm chứng ngôn của em về lẽ thật này vào nhật ký.

Mời học viên chia sẻ bản liệt kê của các em. Cân nhắc đưa ra lời chứng cá nhân về cách Đấng Cứu Rỗi dẫn dắt Giáo Hội ngày nay, và mời những học viên làm chứng nếu các em sẵn lòng.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Sách Công Vụ Các Sứ Đồ do ai viết?

Lu Ca đã viết Công Vụ Các Sứ Đồ là “phần thứ hai của một công việc gồm hai phần. … Phần đầu tiên được gọi là Phúc Âm Theo Lu Ca” (Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “ Công Vụ Các Sứ Đồ ,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org; xin xem thêm Lu Ca 1:1–4 ; Công Vụ Các Sứ Đồ 1:1).

Sách này nói về điều gì?

Công Vụ Các Sứ Đồ tạo thành một cầu nối giữa phần ghi chép về cuộc đời và những lời giảng dạy của Chúa Giê Su Ky Tô trong bốn Sách Phúc Âm với các bài viết và công việc của Các Vị Sứ Đồ của Ngài. Sách Công Vụ Các Sứ Đồ minh họa cách Đấng Cứu Rỗi tiếp tục điều khiển Giáo Hội của Ngài qua sự soi dẫn của Đức Thánh Linh cho những người nắm giữ chìa khóa của chức tư tế. Đức Thánh Linh đã mặc khải lẽ thật cho Các Vị Sứ Đồ, những người sau đó đã dẫn dắt và giảng dạy Giáo Hội. Các Vị Sứ Đồ làm nhiều phép lạ trong danh của Chúa Giê Su Ky Tô.

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích:

Official Portrait of Elder Jeffrey R. Holland. Photographed January 2018.

Từ câu đầu tiên [của sách Công Vụ Các Sứ Đồ], lời tuyên phán là Giáo Hội sẽ tiếp tục được dẫn dắt bởi Chúa chứ không phải bởi con người. … Thật vậy, một tiêu đề đầy đủ hơn cho sách Công Vụ Các Sứ Đồ có thể là một cái tên gì đó như “Công Vụ của Đấng Ky Tô Phục Sinh Thi Hành qua Đức Thánh Linh trong Cuộc Sống và Giáo Vụ của Các Vị Sứ Đồ Được Sắc Phong của Ngài.” …

“Quyền cai quản Giáo Hội vẫn y như vậy. Vị trí của Đấng Cứu Rỗi đã được thay đổi, nhưng quyền cai quản và lãnh đạo Giáo Hội vẫn hoàn toàn giống như trước.”

(“Therefore, What?” [bài nói chuyện tại đại hội về Kinh Tân Ước do Hệ Thống Giáo Dục Giáo Hội tổ chức, ngày 8 tháng Tám năm 2000], trang 6, si.ChurchofJesusChrist.org)

6:25

Ngày nay Chúa dẫn dắt Giáo Hội của Ngài bằng cách nào?

Anh Cả Quentin L. Cook thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích:

Official portrait of Elder Quentin L. Cook. Called to the Quorum of the Twelve Apostles on 6 October 2007.

Xin anh chị em hãy tin chắc rằng các vị lãnh đạo [thâm niên của Giáo Hội, là những người chịu trách nhiệm cho] các mục đích của Giáo Hội [mà] được Chúa quy định, đều nhận được sự trợ giúp của thiên thượng. Sự hướng dẫn này đến từ Thánh Linh và đôi khi trực tiếp từ Đấng Cứu Rỗi. Cả hai loại hướng dẫn thuộc linh đều được ban cho. Tôi biết ơn vì đã nhận được sự trợ giúp như thế. Nhưng sự hướng dẫn được ban cho trong kỳ định của Chúa, từng hàng chữ một và từng lời chỉ giáo một [xin xem 2 Nê Phi 28:30 ; Giáo Lý và Giao Ước 98:12 ; 128:21 ], khi “Đấng Chúa thông suốt mọi sự có ý muốn giảng dạy chúng ta” [Neal A. Maxwell, All These Things Shall Give Thee Experience (năm 2007), trang 31]. Sự hướng dẫn cho toàn thể Giáo Hội chỉ đến với vị tiên tri của Ngài.

(Quentin L. Cook, “Chuẩn Bị để Gặp Thượng Đế”, Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 117)

1:27
2:44

Các vị sứ đồ và tiên tri hiện đại được kêu gọi bằng cách nào?

Xem “Sự Mặc Khải cho Giáo Hội, Sự Mặc Khải cho Cuộc Đời Chúng Ta” từ mã thời gian 9:41 đến 11:49 hoặc “Tấm Lòng của một Vị Tiên Tri” từ mã thời gian 4:08 đến 6:40, trên trang ChurchofJesusChrist.org, để xem các ví dụ.

2:3
2:3

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Những nhân chứng thời xưa và thời nay về Đấng Ky Tô

Một ví dụ về cách Đấng Cứu Rỗi dẫn dắt Giáo Hội của Ngài là Ngài đưa ra những nhân chứng về Ngài. Học viên có thể nghiên cứu cách Phi E Rơ và Giăng đã làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô như được ghi lại trong Công Vụ Các Sứ Đồ 2:32 ; 3:10–16 ; và 5:32 . Các em có thể so sánh những chứng ngôn này với những chứng ngôn được ghi lại trong 2 Phi E Rơ 1:16; 1 Giăng 1:1 ; và Giáo Lý và Giao Ước 76:22–24 .

Vào Ngày Tái Lâm của Ngài, Đấng Cứu Rỗi sẽ giáng xuống từ trời trong vinh quang

Có thể sử dụng sinh hoạt này nếu học viên có thắc mắc về việc Đấng Cứu Rỗi sẽ đến như thế nào. Mời học viên tìm lẽ thật ở trên trong Công Vụ Các Sứ Đồ 1:1–12 . Hãy nêu ra rằng Sự Thăng Thiên của Đấng Cứu Rỗi đã diễn ra trên Núi Ô Li Ve (xin xem câu 12). Giải thích rằng khi Đấng Cứu Rỗi tái lâm, một trong những sự xuất hiện của Ngài sẽ là khi Ngài giáng xuống từ trời và đứng trên núi Ô Li Ve (xin xem Xa Cha Ri 14:4 ; Giáo Lý và Giao Ước 45:47–53 ; 133:19–20). Việc này sẽ xảy ra trước khi Ngài hiện đến cùng thế gian, là lúc “mọi xác thịt đều sẽ xem thấy [Ngài]” ( Ê Sai 40:5). Học viên có thể thảo luận tại sao điều quan trọng là phải biết rằng Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi sẽ rất rõ ràng và hiển nhiên đối với toàn thế gian. Làm thế nào đây là biểu hiện về tình yêu thương của Ngài dành cho chúng ta?