Lớp Giáo Lý
Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 12


Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 12

Tìm và Đánh Dấu: 1 Cô Rinh Tô 6:19–20 đến Khải Huyền 20:12

Hình Ảnh
Hands of young man holding red marking pencil, while reading and studying open scriptures on lap. (horiz)

Một trong những mục đích của việc thông thạo giáo lý là giúp em tìm và đánh dấu những phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt cho các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý. Bài học này sẽ cho em cơ hội tìm và đánh dấu 13 đoạn thánh thư thông thạo giáo lý có trong nửa sau của Kinh Tân Ước.

Đánh dấu các đoạn thông thạo giáo lý. Việc đánh dấu các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý sẽ giúp học viên dễ dàng ghi nhớ và tìm ra những đoạn này hơn. Mời học viên cân nhắc việc đánh dấu các đoạn thánh thư theo cách khác biệt với các chỗ đánh dấu khác trong thánh thư của các em. Học viên sử dụng ứng dụng Thư Viện Phúc Âm cũng có thể tạo thẻ gắn cho những đoạn này.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Có thể cần phải dạy một bài học về đoạn thông thạo giáo lý thay cho bài học ôn tập này. Hãy tham khảo lịch trình về tiến độ giảng dạy do vị giám đốc hoặc điều phối viên giáo vùng hoặc khu vực cung cấp để đảm bảo rằng mỗi bài học về đoạn thông thạo giáo lý sẽ được giảng dạy trong khi tổ chức lớp giáo lý.

Các phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt

Hãy tưởng tượng rằng người bạn của em tình cờ thấy em đang học và đánh dấu thánh thư của mình. Sau khi nhìn thấy một trang có nhiều đánh dấu trên đó, bạn ấy hỏi em tại sao em lại đánh dấu trong thánh thư của mình.

  • Em sẽ trả lời người bạn của mình như thế nào?

Cân nhắc tạo cơ hội cho học viên chia sẻ một số cách khác nhau mà các em đánh dấu thánh thư của mình và lý do tại sao các em đánh dấu thánh thư như vậy. Nhắc nhở học viên rằng không có cách nào đúng hay sai để đánh dấu thánh thư.

Đánh dấu hoặc gạch chân các đoạn thánh thư là một cách hiệu quả để phân biệt một số đoạn thánh thư nhất định với các đoạn thánh thư khác và cho phép em có thể tìm ra các đoạn thánh thư đó dễ dàng hơn trong tương lai. Trong bài học này, em sẽ có cơ hội tìm và đánh dấu 13 đoạn thông thạo giáo lý có trong nửa sau của Kinh Tân Ước. Để giúp em làm điều này, hãy cân nhắc sao chép biểu đồ sau đây vào nhật ký ghi chép việc học tập.

Trưng ra biểu đồ sau đây hoặc chia sẻ một bản sao của biểu đồ đó với cả lớp.

Thông Thạo Giáo Lý trong Kinh Tân Ước: 1 Cô Rinh Tô–Huyền Khải

1 Cô Rinh Tô 6:19–20

“Thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh.”

1 Cô Rinh Tô 11:11

“Song trong Chúa thì chẳng phải đàn bà ngoại đàn ông, cũng chẳng phải đàn ông ngoại đàn bà.”

1 Cô Rinh Tô 15:20–22

“Như trong A Đam mọi người đều chết, thì cũng một lẽ ấy, trong Đấng Christ mọi người đều sẽ sống lại.”

1 Cô Rinh Tô 15:40–42

Trong Sự Phục Sinh, có ba đẳng cấp vinh quang.

Ê Phê Sô 1:10

“Trong khi kỳ mãn hội hiệp muôn vật lại trong Đấng Ky Tô.”

Ê Phê Sô 2:19–20

Giáo Hội “đã được dựng nên trên nền của các sứ đồ cùng các đấng tiên tri, chính Đức Chúa Giê Su Ky Tô là đá góc nhà.”

2 Tê Sa Lô Ni Ca 2:1–3

“Ngày Chúa … vì phải có sự bỏ đạo đến trước.”

2 Ti Mô Thê 3:15–17

“Kinh Thánh … có thể khiến con khôn ngoan để được cứu.”

Hê Bơ Rơ 12:9

Cha Thiên Thượng là “Cha về phần hồn.”

Gia Cơ 1:5–6

“Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời.”

Gia Cơ 2:17–18

“Đức tin không sanh ra việc làm, thì tự mình nó chết.”

1 Phi E Rơ 4:6

“Tin Lành cũng [đã] giảng ra cho kẻ chết.”

Khải Huyền 20:12

“Những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm.”

Hình Ảnh
Doctrinal Mastery

Hãy trưng ra ba chỉ dẫn sau đây để học viên làm theo. Mời học viên di chuyển xung quanh lớp học và làm việc với người bạn cùng nhóm để tìm và đánh dấu tất cả 13 đoạn thánh thư thông thạo giáo lý và các cụm từ thánh thư then chốt từ biểu đồ trước đó. Cho học viên đổi bạn cùng nhóm sau mỗi vài phút.

Đối với câu hỏi đầu tiên, hãy cân nhắc đưa ra một số câu hỏi để học viên lựa chọn, chẳng hạn như “Các em nghe thể loại nhạc nào?” và “Các em thích chơi môn thể thao nào?”

1. Đặt một câu hỏi để biết nhau hơn.

2. Giúp nhau tìm ra đoạn thánh thư thông thạo giáo lý và nếu có thể, cụm từ thánh thư then chốt. Cân nhắc việc đánh dấu những đoạn này trong thánh thư của các em.

3. Chia sẻ lý do tại sao các em nghĩ lẽ thật trong cụm từ thánh thư then chốt lại quan trọng.

Khi học viên hoàn thành, hãy khuyến khích các em bắt đầu học thuộc lòng những phần tham khảo này và các cụm từ thánh thư then chốt.

Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Một sinh hoạt thay thế

Một cách khác để giúp học viên nhiệt tình tham gia vào bài học này là viết các câu hỏi liên quan nhiều hơn đến từng đoạn thông thạo giáo lý trên những tờ giấy. Học viên có thể làm việc theo cặp để trả lời các câu hỏi này. Sau đây là ví dụ về các câu hỏi như vậy cho một số đoạn thông thạo giáo lý:

1 Cô Rinh Tô 6:19–20 Tìm 1 Cô Rinh Tô 6:19–20 . Cân nhắc đánh dấu cụm từ thánh thư then chốt “Thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh.” Hãy nhớ đánh dấu cụm từ thánh thư then chốt này trong thánh thư của các em.

  • Đền thờ yêu thích của các em là gì? Tại sao?

  • Các em nghĩ tại sao thân thể của các em giống như đền thờ?

1 Cô Rinh Tô 11:11 Tìm 1 Cô Rinh Tô 11:11 . Cân nhắc đánh dấu cụm từ thánh thư then chốt “Song trong Chúa thì chẳng phải đàn bà ngoại đàn ông, cũng chẳng phải đàn ông ngoại đàn bà.” Hãy nhớ đánh dấu cụm từ thánh thư then chốt này trong thánh thư của các em.

  • Các em đã thấy một ví dụ tốt nào về một cuộc hôn nhân vững mạnh?

  • Các em nghĩ tại sao hôn nhân giữa một người nam và một người nữ lại quan trọng đối với Cha Thiên Thượng?

In