Lớp Giáo Lý
Công Vụ Các Sứ Đồ 4–5


Công Vụ Các Sứ Đồ 4–5

Vâng Theo Thượng Đế Thay Vì Vâng Theo Loài Người

Hình Ảnh
A priest questions Peter.

Phi E Rơ và Giăng bị bắt giữ và bị bỏ tù vì cứu chữa và làm chứng trong danh Chúa Giê Su Ky Tô. Sau đó, họ được thả ra và được yêu cầu không được nói hoặc giảng dạy trong danh Ngài. Tuy nhiên, Phi E Rơ và Giăng tiếp tục làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô, và họ lại bị bắt giữ và bị bỏ tù. Một thiên sứ giải thoát họ ra khỏi nhà tù và bảo họ trở lại và tiếp tục thuyết giảng về Đấng Ky Tô, và họ đã làm như vậy. Những lãnh đạo người Do Thái lại bắt giữ và đánh đập họ. Những người lãnh đạo này ra lệnh cho họ ngừng thuyết giảng về Đấng Ky Tô, nhưng Phi E Rơ và Giăng trả lời rằng họ phải vâng theo Thượng Đế thay vì vâng theo loài người. Phi E Rơ và Giăng vui mừng khi họ có thể chịu sự ngược đãi vì Chúa Giê Su Ky Tô. Trong khi học hôm nay, hãy suy ngẫm về cách em có thể gia tăng mong muốn vâng theo Thượng Đế hơn bất kỳ người nào khác.

Nhấn mạnh tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô. Ngay cả khi các sự kiện trong thánh thư không trực tiếp đề cập đến Đấng Cứu Rỗi, anh chị em vẫn có thể hướng học viên của mình đến cùng Ngài bằng cách giúp các em nhận thấy cách Ngài làm gương cho nguyên tắc đang được giảng dạy.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên chuẩn bị để đến lớp chia sẻ về những tình huống mà việc vâng theo Thượng Đế có thể là khó khăn vì áp lực từ những người khác.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Đứng lên bênh vực cho lẽ thật

Hãy trưng ra những câu hỏi sau đây. Mời học viên suy ngẫm về sự chuẩn bị của các em cho buổi học, sau đó cùng nhau thảo luận các câu hỏi. Hãy cân nhắc liệt kê lên trên bảng những câu trả lời của học viên cho câu hỏi đầu tiên. Có thể là hữu ích nếu đề cập đến những câu trả lời này ở phần sau của bài học.

  • Một số tình huống mà em hoặc những người khác có thể khó vâng theo Thượng Đế vì áp lực từ người khác là gì?

  • Điều gì làm cho những tình huống này trở nên khó khăn?

Chủ Tịch Thomas S. Monson (1927–2018) đã nói:

Hình Ảnh
Official portrait of President Thomas S. Monson, 2008.

Trong cuộc sống hằng ngày, đức tin của chúng ta gần như không thể nào tránh khỏi bị thử thách. Đôi khi chúng ta có thể thấy mình bị những người khác vây quanh và [lại còn] thuộc vào nhóm thiểu số hay ngay cả một mình đứng trước điều có thể chấp nhận và điều không thể chấp nhận. Chúng ta có can đảm về mặt đạo đức để bênh vực cho niềm tin của mình không, cho dù sẽ phải đứng một mình khi làm như thế?

(Thomas S. Monson, “Dám Đứng Một Mình”, Liahona, tháng Mười Một năm 2011, trang 60)

Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Em đánh giá như thế nào về sự sẵn lòng vâng theo Thượng Đế thay vì nhượng bộ do áp lực từ những người khác?

  • Có một số tình huống nào trong tương lai mà em có thể phải chọn vâng theo Thượng Đế thay vì những người khác?

Trong khi học bài học này, hãy tìm kiếm những lẽ thật và ví dụ có thể giúp em cảm thấy mong muốn vâng theo Thượng Đế hơn bất kỳ người nào khác.

Phi E Rơ và Giăng bị bắt vì thuyết giảng và cứu chữa trong danh của Chúa Giê Su Ky Tô

Phi E Rơ và Giăng gặp phải những tình huống mà họ phải lựa chọn giữa việc vâng theo Thượng Đế hoặc nhượng bộ trước áp lực từ những người khác. Sau khi chữa lành một người què tại đền thờ và thuyết giảng trong danh của Chúa Giê Su Ky Tô, Phi E Rơ và Giăng bị những lãnh đạo người Do Thái bắt giữ, bỏ tù và chất vấn (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 3:1–11 ; 4:1–7).

Hãy đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 4:8–21 , tìm kiếm xem Phi E Rơ và Giăng đã phản ứng như thế nào trong tình huống này. Cân nhắc đánh dấu những từ hoặc cụm từ trong những câu này mà em cảm thấy có ý nghĩa hoặc soi dẫn cho em chọn vâng theo Thượng Đế trên hết.

  • Các từ hoặc cụm từ nào nổi bật đối với em trong những câu này? Tại sao?

Hãy suy ngẫm xem sinh hoạt nào sẽ giúp học viên học hỏi lẽ thật phúc âm được dạy trong Công Vụ Các Sứ Đồ 5:12–32 . Học viên có thể được chỉ định đọc lời của những người khác nhau trong câu chuyện thánh thư này. Các em có thể được chỉ định làm người kể chuyện, thiên sứ, quân lính, Phi E Rơ và thầy tư tế thượng phẩm.

Đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 5:12–32 và tiếp tục nghiên cứu câu chuyện này. Em có thể muốn cân nhắc đánh dấu bất kỳ giáo lý, nguyên tắc hoặc cụm từ nào mà em cảm thấy có ý nghĩa. Hãy đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 5:12–32 và tiếp tục nghiên cứu câu chuyện này. Em có thể muốn cân nhắc đánh dấu bất kỳ giáo lý, nguyên tắc hoặc cụm từ nào mà em cảm thấy có ý nghĩa.

  • Em tìm thấy điều gì?

  • Em đã học được những lẽ thật nào từ câu chuyện này?

Hãy khuyến khích học viên nhận ra các nguyên tắc bằng lời của chính mình và viết các nguyên tắc đó lên trên bảng.

Một trong những lẽ thật mà chúng ta có thể học được từ câu chuyện này là nếu chúng ta chọn vâng theo Thượng Đế thay vì sợ người khác thì Ngài sẽ ở với chúng ta.

Hãy suy ngẫm về những tình huống em đã nhận ra ở đầu bài học, khi em có thể cảm thấy khó vâng theo Thượng Đế vì áp lực từ những người khác.

  • Có một số phước lành nào mà chúng ta có thể nhận được khi vâng theo Thượng Đế thay vì sợ người khác?

  • Em biết điều gì về Thượng Đế mà giúp em tự tin để tuân theo Ngài—ngay cả khi em bị áp lực từ những người khác khiến em không làm như vậy?

Nếu học viên cần giúp đỡ với các câu hỏi sau đây, hãy chia sẻ những ví dụ về cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình” như được đề xuất trong gợi ý dành cho giảng viên. Các ví dụ khác trong sinh hoạt học tập bổ sung có tiêu đề “Những câu chuyện đầy soi dẫn.”

  • Có bao giờ em hoặc những người khác nhìn thấy sự khôn ngoan trong việc vâng theo Thượng Đế thay vì sợ người khác chưa? (Em cũng có thể nhận ra các ví dụ từ cuộc sống của Đấng Cứu Rỗi.)

Một ví dụ thời hiện đại

Anh Cả Thierry K. Mutombo thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã chia sẻ một ví dụ về một gia đình chọn vâng theo Thượng Đế thay vì loài người. Để nghe câu chuyện này, hãy xem “Các Ngươi Sẽ Được Tự Do,” trên trang ChurchofJesusChrist.org, từ mã thời gian 6:43 đến 8:51.

  • Điều gì gây ấn tượng nhiều nhất đối với em về cách gia đình này phản ứng trước những thử thách của họ?

  • Em nghĩ tại sao đức tin của gia đình nơi Chúa Giê Su Ky Tô lại quan trọng đến vậy trong tình huống này?

Phi E Rơ và Giăng được trả tự do

Các lãnh đạo người Do Thái đã thảo luận xem phải làm gì với Phi E Rơ và Giăng. Một lãnh đạo người Do Thái rất được kính trọng tên là Ga Ma Li Ên đã khuyến khích họ trả tự do cho Phi E Rơ và Giăng vì ông nhận ra rằng nếu Phi E Rơ và Giăng thực sự làm công việc của Thượng Đế thì những lãnh đạo người Do Thái sẽ không thể ngăn cản được điều đó (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 5:29–39).

Hãy đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 05:40–42 và cân nhắc đánh dấu các từ hoặc cụm từ mô tả cảm giác của Phi E Rơ và Giăng sau khi trải qua những điều họ đã làm.

  • Hôm nay em học được điều gì soi dẫn em vâng theo Cha Thiên Thượng thay vì loài người?

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Nếu tôi không hòa nhập với mọi người vì tôi chọn vâng lời Cha Thiên Thượng thì sao?

Anh Cả Richard G. Scott (1928–2015) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Final official portrait of Elder Richard G. Scott of the Quorum of the Twelve Apostles, 2004. Passed away 22 September 2015.

Đôi khi anh chị em có thể cảm thấy cô đơn và bị hiểu lầm—tôi đã từng cảm thấy như vậy— bởi vì các anh chị em không hòa nhập được với đám đông. Hãy biết ơn rằng cuộc sống ngay chính của anh chị em đã uốn nắn anh chị em để anh chị em không hòa nhập với nơi mà mình không thuộc về. Đây là giai đoạn tạm thời của thử thách và sự phát triển cá nhân. Cuối cùng, nó sẽ được thay thế bằng những người bạn thật sự và hạnh phúc lớn lao hơn.

(Richard G. Scott, “The Power of Righteousness”, Ensign, tháng Mười Một năm 1998, trang 68)

Tôi nên bảo vệ niềm tin của mình như thế nào?

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích:

Hình Ảnh
Official Portrait of Elder Jeffrey R. Holland. Photographed January 2018.

Hãy mạnh dạn lên. Hãy sống theo phúc âm một cách trung tín cho dù những người xung quanh các anh chị em không hề sống theo phúc âm. Hãy bảo vệ niềm tin của các anh chị em với cử chỉ lễ độ và lòng trắc ẩn, nhưng phải bảo vệ niềm tin này.

(Jeffrey R. Holland, “Cái Giá—và Phước Lành—để Làm Môn Đồ”, Liahona, tháng Năm năm 2014, trang 9)

Làm thế nào Đấng Cứu Rỗi cho thấy Ngài vâng theo Cha Thiên Thượng hơn loài người?

Các video Kinh Thánh minh họa mong muốn của Đấng Cứu Rỗi để phục vụ Thượng Đế thay vì làm theo ý kiến của loài người.

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi qua việc sống theo luật dâng hiến

Trong Công Vụ Các Sứ Đồ 4:31–5:11 , chúng ta biết rằng Các Thánh Hữu vào thời đó sống theo luật dâng hiến. Mời học viên nghiên cứu “ Dâng Hiến, Luật Dâng Hiến ” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.ChurchofJesusChrist.org) để hiểu rõ hơn luật dâng hiến là gì. Sau đó, học viên có thể so sánh những lời giải thích này với các câu chuyện trong Công Vụ Các Sứ Đồ 2:41–47 ; Công Vụ Các Sứ Đồ 4:31–37 ; và Công Vụ Các Sứ Đồ 5:1–11 . Học viên cũng có thể ôn lại Môi Se 7:184 Nê Phi 1:1–18 . Mời học viên suy ngẫm xem việc sống theo luật này giúp chúng ta trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi và cho thấy tình yêu thương của Ngài dành cho người khác như thế nào.

Trung thực và tuân giữ các giao ước của chúng ta

Học viên có thể có lợi khi nghiên cứu câu chuyện về A Na Nia và Sa Phi Ra trong Công Vụ Các Sứ Đồ 5:1–11 , minh họa tầm quan trọng của tính trung thực và việc tuân giữ các giao ước của chúng ta với Thượng Đế. Các tín hữu của Giáo Hội trong thời gian này đang sống theo luật dâng hiến (xin xem sinh hoạt trước đó).

Mặc dù chúng ta không hiểu tại sao hậu quả lại nghiêm trọng như vậy trong trường hợp này nhưng chúng ta biết tính chất nghiêm trọng của việc vi phạm giao ước với Thượng Đế (xin xem Rô Ma 6:16, 23 ; Giáo Lý và Giao Ước 78:11–12). Học viên cũng có thể nghiên cứu vài phần hoặc toàn bộ bài nói chuyện của Anh Cả Ronald A. Rasband thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ có tiêu đề “Giữ Những Lời Hứa và Giao Ước của Chúng Ta” (Liahona, tháng Mười Một năm 2019, trang 53–56). Hãy cân nhắc hỏi học viên những câu hỏi như sau: “Làm thế nào mà việc trung thực và tuân giữ các giao ước giúp chúng ta trở nên giống như Thượng Đế?” và “Việc chúng ta tuân giữ các giao ước của mình tạo ra sự khác biệt gì trong gia đình và cộng đồng?”

Kính sợ Thượng Đế hơn là loài người

Học viên có thể có lợi bằng cách so sánh tấm gương của Các Vị Sứ Đồ thời xưa trong Công Vụ Các Sứ Đồ 4:8–12, 18–215:17–32 với câu chuyện của Tiên Tri Joseph Smith nhượng bộ mong muốn của Martin Harris để cho những người khác xem 116 trang bản thảo của Sách Mặc Môn. Học viên có thể học Giáo Lý và Giao Ước 3:1–11 để đọc lời khuyên bảo và lời cảnh cáo của Chúa, cũng như lòng thương xót của Ngài trong câu 10 . Câu chuyện này có thể giúp học viên hiểu rằng ngay cả khi các em mắc lỗi, Chúa sẽ giúp đỡ, nâng đỡ và tha thứ cho các em nếu các em sẵn lòng hối cải.

Những câu chuyện đầy soi dẫn

Mời học viên lập một bản liệt kê các câu chuyện mà có thể soi dẫn mọi người vâng theo Thượng Đế trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Các em có thể bao gồm câu chuyện từ bài học này, kinh nghiệm từ cuộc sống của chính mình hoặc các câu chuyện thánh thư. Các nguồn tài liệu dưới đây có thể hữu ích:

  • Đấng Cứu Rỗi và người phụ nữ bị coi là phạm tội ngoại tình (xin xem Giăng 8:1–11)

Cho học viên một vài phút để chia sẻ bản liệt kê với nhau hoặc với cả lớp. Cân nhắc chia sẻ những ví dụ cá nhân mà cũng sẽ soi dẫn cho các em.

In