Lớp Giáo Lý
Công Vụ Các Sứ Đồ 22–23, 26–28


Công Vụ Các Sứ Đồ 22–23, 26–28

Chúa Ở Cùng Phao Lô

The resurrected Christ appears to Paul while he is in prison.

Trong khi bị xiềng xích và bị bao vây bởi những người Do Thái muốn giết mình, Phao Lô đã đứng trên bậc thềm của đồn lũy An Tô Ni A ở Giê Ru Sa Lem và mạnh dạn làm chứng về sự cải đạo của ông theo Chúa Giê Su Ky Tô. Sau khi Phao Lô bị bắt bỏ tù, Đấng Cứu Rỗi đã viếng thăm ông và hứa rằng Phao Lô sẽ làm chứng về Ngài tại Rô Ma. Sau đó, Phao Lô đã trải qua nhiều thử thách khiến lời hứa này dường như không được làm tròn. Bài học này cung cấp phần khái quát về Công Vụ Các Sứ Đồ 22–23, 26–28 với mục đích làm gia tăng sự tin tưởng của em rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô sẽ thực hiện lời hứa của Hai Ngài khi em nỗ lực phục vụ Hai Ngài. 

Chia sẻ kinh nghiệm. Hãy đặt những câu hỏi mời học viên suy ngẫm về những kinh nghiệm thuộc linh liên quan đến những lẽ thật đang được giảng dạy. Khi học viên chia sẻ kinh nghiệm của mình, các em có thể cảm thấy tầm quan trọng của lẽ thật đó và củng cố ước muốn của mình để sống theo lẽ thật đó một cách trung tín hơn.

Học viên chuẩn bị: Mời các học viên suy ngẫm về những lời Chúa đã hứa với các em. Chẳng hạn, các em có thể suy ngẫm về những lời hứa trong các lời cầu nguyện Tiệc Thánh (xin xem Mô Rô Ni 4:3 ; 5:2) hoặc trong các thánh thư khác. Những học viên đã nhận được các phước lành tộc trưởng có thể đọc chúng và tìm kiếm những lời hứa từ Chúa. Nhắc học viên rằng các phước lành tộc trưởng mang tính cá nhân và thiêng liêng, do đó không nên được chia sẻ với các bạn trong lớp.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Em tin cậy những người nào?

Trưng ra những gợi ý sau đây và mời học viên trả lời trong nhật ký ghi chép việc học tập trước khi các em chia sẻ câu trả lời của mình với cả lớp.

Em sẽ tin tưởng người nào để thực hiện những điều sau đây và tại sao?

  • Chọn trang phục

  • Chọn nơi em sống

  • Luôn giữ lời hứa của họ

  • Ở bên em trong những lúc khó khăn

Hãy trả lời những câu hỏi sau đây:

  • Điều nào trong số những điều này quan trọng nhất đối với em? Tại sao?

  • Làm thế nào mà điều đó có thể giúp em có được những người mà em có thể tin cậy trong cuộc sống của mình?

Hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm về mức độ em tin cậy Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Em có tin rằng Hai Ngài sẽ giữ lời hứa của Hai Ngài với em không? Em có tin rằng Hai Ngài sẽ ở bên em những lúc khó khăn không? Em có đủ tin tưởng Hai Ngài để Hai Ngài hướng dẫn em mỗi ngày không? Tại sao có hoặc tại sao không?Khi em học bài học này, hãy tìm những câu chuyện có thể giúp em gia tăng sự tin tưởng của mình rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô sẽ thực hiện lời hứa của Ngài khi em nỗ lực phục vụ Hai Ngài.

Phao Lô trở về Giê Ru Sa Lem

Sau cuộc hành trình truyền giáo lần thứ ba, Phao Lô trở về Giê Ru Sa Lem để làm chứng về Đấng Ky Tô. Ông bị lôi ra khỏi đền thờ bởi một nhóm người Do Thái muốn giết ông nhưng được các binh lính La Mã giải cứu. Ông được đưa đến các bậc thang của đồn lũy An Tô Ni A và được phép nói chuyện (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 21). Phao Lô đã làm chứng về sự cải đạo của ông theo Chúa Giê Su Ky Tô và về sự chỉ dẫn của Đấng Cứu Rỗi để thuyết giảng cho Dân Ngoại. Người Do Thái lại nổi giận và Phao Lô được đưa trở vào đồn lũy để đảm bảo sự an toàn cho ông (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 22 ; 23:1–10).

Hãy đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 23:11, và tìm kiếm những điều Đấng Cứu Rỗi đã nói và làm cho Phao Lô.

1:32
  • Chúng ta có thể học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi từ những điều Ngài đã nói và làm trong câu này?

Học viên có thể nhận ra những lẽ thật chẳng hạn như sau: Ngài biết rõ tên của chúng ta. Ngài an ủi và khuyến khích chúng ta. Ngài ở bên chúng ta trong những thử thách của chúng ta.

Cân nhắc mời học viên suy ngẫm về những kinh nghiệm của chính các em bằng cách sử dụng câu hỏi sau đây.

  • Có khi nào Đấng Cứu Rỗi đã chứng minh một trong những lẽ thật này trong cuộc sống của em hoặc cuộc sống của người mà em biết không?

Nếu học viên cần trợ giúp để suy ngẫm về những kinh nghiệm, hãy cân nhắc chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân hoặc một ví dụ trong thánh thư minh họa những lẽ thật này, chẳng hạn như Khải Tượng Thứ Nhất của Joseph Smith (xin xem Joseph Smith—Lịch Sử 1:14–20).

Những lời hứa của Đấng Cứu Rỗi

Kinh nghiệm của Phao Lô là một ví dụ về việc Đấng Cứu Rỗi làm tròn lời hứa của Ngài là ở cùng Các Vị Sứ Đồ khi họ thuyết giảng phúc âm (xin xem Ma Thi Ơ 28:19–20).

Trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy lập một biểu đồ như hình dưới đây. Trong bài học này, hãy liệt kê những lời hứa của Chúa ở bên trái của biểu đồ và việc làm tròn những lời hứa đó ở bên phải.

Cân nhắc việc vẽ biểu đồ lên trên bảng và cho cả lớp cùng điền vào. Mời học viên cũng lập biểu đồ đó trong nhật ký của các em.

Những lời hứa

Làm tròn những lời hứa

Chúa Giê Su sẽ ở với Các Vị Sứ Đồ khi họ thuyết giảng phúc âm (xin xem Ma Thi Ơ 28:19–20).

Phao Lô sẽ làm chứng tại Rô Ma (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 23:11).

Chúa Giê Su đến cùng Phao Lô trong đồn lũy sau khi Phao Lô đã thuyết giảng (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 23:11).

Đấng Cứu Rỗi đã hứa thêm với Các Vị Sứ Đồ của Ngài.

Hãy đọc Ma Thi Ơ 10:18–20 Mác 16:17–18 .Nhận ra những lời hứa của Đấng Cứu Rỗi và viết những lời hứa đó vào cột bên trái của biểu đồ.

  • Những lời hứa này giảng dạy cho em điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô?

Phao Lô tiếp tục làm chứng về Đấng Ky Tô

Hãy đọc qua những phần tóm tắt sau đây và suy ngẫm xem em sẽ cảm thấy như thế nào nếu ở trong hoàn cảnh của Phao Lô. Sau đó, hãy đọc những câu được liệt kê sau mỗi tình huống để xem Phao Lô đã hành động như thế nào và lời hứa của Chúa được làm tròn như thế nào. Thêm những lời hứa đã được làm tròn mà em tìm thấy vào phía bên phải của biểu đồ trong nhật ký ghi chép việc học tập.

  1. Phao Lô bị đưa ra xét xử trước các vua và quan tổng đốc La Mã; Công Vụ Các Sứ Đồ 26:1–2, 22–23 .

  2. Phao Lô được gửi đi trên một con tàu đến Rô Ma nhưng bị vướng vào một cơn bão khủng khiếp đe dọa đánh chìm họ; Công Vụ Các Sứ Đồ 27:22, 25, 41, 44 .

  3. Phao Lô bị mắc kẹt trên một hòn đảo nơi ông bị rắn cắn; Công Vụ Các Sứ Đồ 28:4–6 .

  4. Cuối cùng, Phao Lô đã đến Rô Ma; Công Vụ Các Sứ Đồ 28:16, 30–31 .

Em sẽ tìm hiểu thêm về những câu chuyện này trong các bài học tới.

  • Em đã thấy những lời hứa nào được làm tròn?

  • Tại sao việc Chúa Giê Su Ky Tô làm tròn những lời hứa của Ngài lại là quan trọng đối với em?

  • Việc biết rằng Đấng Cứu Rỗi giữ lời hứa của Ngài ảnh hưởng như thế nào đến cảm nghĩ của em dành cho Ngài và mong muốn của em để lắng nghe và noi theo Ngài?

Mặc dù Thượng Đế mời gọi chúng ta cố gắng phục vụ Ngài nhưng Ngài không kỳ vọng chúng ta phải hoàn hảo trước khi Ngài làm tròn những lời hứa của Ngài với chúng ta. Mặc dù Phao Lô đã trải qua nhiều thử thách (xin xem 2 Cô Rinh Tô 11:23–27) và không hoàn hảo (xin xem 1 Ti Mô Thê 1:15), Thượng Đế vẫn làm tròn những lời hứa của Ngài với Phao Lô.

Những lời hứa được làm tròn trong cuộc sống của em

Hãy suy ngẫm về những lời hứa mà Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô đã hứa với em.

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Elder David A. Bednar, Quorum of the Twelve Apostles official portrait. 2020.

Tất cả những lời hứa rất quí rất lớn mà Cha Thiên Thượng dành cho con cái của Ngài là không thể đếm được hoặc mô tả toàn diện được. Tuy nhiên, ngay cả [một] phần bản liệt kê các phước lành đã được hứa … khiến cho mỗi người chúng ta có “lòng cảm kích vô cùng” và “sấp mình xuống mà thờ phượng Đức Chúa Cha” trong danh của Chúa Giê Su Ky Tô.

(David A. Bednar, “Những Lời Hứa Rất Quí Rất Lớn”, Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 91)

Những nguồn tài liệu sau đây chứa đựng những lời hứa mà Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô đã hứa với chúng ta.

Chọn một số nguồn tài liệu này để nghiên cứu. Khi em nhận ra được những lời hứa, hãy thêm những lời hứa đó vào phía bên trái của biểu đồ trong nhật ký ghi chép việc học tập.

  • Những lời hứa này dạy cho em điều gì về mong muốn của Đấng Cứu Rỗi dành cho chúng ta?

Nhìn vào bản liệt kê những lời hứa mà em đã nhận ra. Tìm kiếm ảnh hưởng của Đức Thánh Linh khi em suy ngẫm về cách Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có thể đã làm tròn những lời hứa đó trong cuộc sống của mình. Ở cột bên phải của biểu đồ trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy thêm một đoạn mô tả ngắn về cách Hai Ngài làm tròn một trong những lời hứa đó hoặc bất kỳ lời hứa bổ sung nào mà em nghĩ đến. Ví dụ, việc cảm thấy sự ảnh hưởng của Đức Thánh Linh có thể là một sự ứng nghiệm những lời hứa được đưa ra trong lời cầu nguyện Tiệc Thánh (xin xem Mô Rô Ni 4:3 ; 5:2). Em cũng có thể viết cách Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô đã làm tròn lời hứa của Hai Ngài với người mà em biết.

Hãy suy ngẫm về việc làm thế nào mà những ví dụ này có thể gia tăng sự tin tưởng của em rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô sẽ làm tròn lời hứa của Hai Ngài trong tương lai.

Cho học viên đủ thời gian để hoàn thành biểu đồ của mình. Mời các em chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân hoặc chứng ngôn đã làm gia tăng sự tin tưởng của các em rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô làm tròn những lời hứa của Hai Ngài.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Tại sao chúng ta nên đặt lòng tin cậy nơi Chúa?

Anh Cả Stanley G. Ellis thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã giải thích:

Official Portrait of Elder Stanley G. Ellis. Photographed in March 2017.

Thưa các anh chị em, chúng ta có thể có đức tin để tin cậy Ngài! Ngài muốn điều tốt nhất cho chúng ta (xin xem Môi Se 1:39). Ngài sẽ trả lời những lời cầu nguyện của chúng ta (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 112:10). Ngài sẽ giữ những lời hứa của Ngài (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 1:38). Ngài có quyền năng để giữ những lời hứa đó (xin xem An Ma 37:16). Ngài biết tất cả mọi điều! Và quan trọng nhất là Ngài biết điều tốt nhất (xin xem Ê Sai 55:8–9).

(Stanley G. Ellis, “Chúng Ta Có Tin Cậy Ngài Không? Sự Khó Khăn là Điều Tốt”, Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 114)

Tại sao tôi muốn cố gắng để phục vụ Thượng Đế?

Chị Elaine L. Jack, cựu Chủ Tịch Trung Ương Hội Phụ Nữ, đã giải thích:

Portrait of Elaine L. Jack, Relief Society general president from 1990-1997.

Khi còn là một người mẹ trẻ, tôi nhớ đã nói với con trai út của mình là Gordon, khi con ngã xe đạp và không chỉ đối mặt với đầu gối bị lột da mà còn mất tự tin, rằng: “Mẹ ở ngay đây.” Tôi sẽ nói khi tôi vòng tay quanh con để an ủi con: “Mẹ ở ngay đây.” Điều đó chẳng phải nhắc chúng ta nhớ đến Chúa, Đấng luôn ở bên chúng ta sao? (xin xem Ma Thi Ơ 28:20) Ngài không chỉ ở giáo hội, trong đền thờ hay khi chúng ta quỳ cạnh giường. Ngài “ở ngay đây” khi chúng ta sống theo những lời giảng dạy của Ngài.

(Elaine L. Jack, “Ponder the Path of Thy Feet”, Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 1993, trang 100)

Công Vụ Các Sứ Đồ 23:11 . Chúa biết những hy sinh và thử thách của Phao Lô và ở cùng Ngài. Liệu Ngài có làm điều tương tự cho tôi không?

Chị Sharon Eubank, Đệ Nhất Cố Vấn trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Phụ Nữ đã dạy:

Official Portrait of Sister Sharon Eubank. Photographed in 2017.

Tôi làm chứng rằng anh chị em được Chúa yêu mến. Chúa biết anh chị em đang cố gắng biết bao. Anh chị em đang tiến bộ. Hãy tiếp tục. Ngài nhìn thấy tất cả những hy sinh của anh chị em mà không ai thấy và Ngài tưởng thưởng cho anh chị em và những người mà anh chị em yêu thương. Công việc của anh chị em không phải là vô ích. Anh chị em không đơn độc một mình. Danh của Ngài, Em Ma Nu Ên, có nghĩa là “Thượng Đế ở với chúng ta.” Chắc chắn là Ngài đang ở cùng với anh chị em.

(Sharon Eubank, “Đấng Ky Tô: Sự Sáng Soi trong Tối Tăm”, Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 75–76)

Làm thế nào tôi có thể hiểu rõ hơn về các sự kiện trong Công Vụ Các Sứ Đồ 22–23, 26–28?

NaN:NaN

//media.ldscdn.org/webvtt/scripture-and-lesson-support/new-testament-stories/2010-11-67-chapter-63-paul-finishes-his-mission-eng.vtt

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Phao Lô giống như Đấng Ky Tô

Khi học viên xem khái quát về cốt truyện trong Công Vụ Các Sứ Đồ 22–23, 26–28, hãy cân nhắc mời các em tìm kiếm những phương diện mà Phao Lô giống như Đấng Ky Tô. Hãy cân nhắc các cách thức để giúp các em nhìn thấy cả Phao Lô và Chúa Giê Su Ky Tô đã bị vu cáo và làm phép lạ ra sao. Sau đó, học viên có thể thảo luận về cách mà những kinh nghiệm của Phao Lô đã giúp ông trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn.

Am Môn và các con trai của Mô Si A

Hãy cân nhắc so sánh những kinh nghiệm của các con trai của Mô Si A với những kinh nghiệm của Phao Lô và những lời hứa đã được làm tròn của Chúa. Học viên có thể đọc Mô Si A 28:6–8 và tìm thấy lời hứa của Chúa.

23:4