Công Vụ Các Sứ Đồ 22–26
Chứng Ngôn về Phao Lô
Đối mặt với những lời vu cáo và ngược đãi về thể xác, Phao Lô sẽ không im lặng. Dù bị trói trong xiềng xích hay bị dẫn đến trước mặt các người lãnh đạo và vua chúa, Phao Lô đã trung tín chia sẻ lời chứng hùng hồn của mình về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài. Bài học này nhằm giúp em phát triển mong muốn lớn hơn để noi theo tấm gương của Phao Lô trong việc làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài trong cuộc sống hằng ngày của mình.
Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi
Chia sẻ chứng ngôn
Về mặt tôn giáo hoặc thuộc linh, việc làm chứng hoặc chia sẻ chứng ngôn thường đề cập đến việc chia sẻ những niềm tin cá nhân về kiến thức thuộc linh do Đức Thánh Linh ban cho (xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “ Làm Chứng ” và “ Chứng Ngôn ”).
-
Có bao giờ em cảm thấy sức mạnh của việc chia sẻ chứng ngôn của riêng mình hoặc khi nghe người khác chia sẻ chứng ngôn của họ chưa? Điều này đã ảnh hưởng như thế nào đến em?
-
Em sẵn sàng chia sẻ chứng ngôn của mình với người khác như thế nào? Tại sao người nào đó có thể do dự khi chia sẻ chứng ngôn của họ?
-
Em có thắc mắc và có mối lo ngại nào về việc làm chứng cho những người khác về niềm tin của mình?
Trong bài học này, em sẽ nghiên cứu chứng ngôn của Phao Lô về Đấng Cứu Rỗi và cách Đấng Cứu Rỗi tác động đến cuộc sống của Phao Lô. Em cũng sẽ biết được những người khác phản ứng với chứng ngôn của Phao Lô ra sao. Khi em nghiên cứu, hãy cân nhắc Đấng Cứu Rỗi có thể ban phước như thế nào cho cuộc sống của em khi em sẵn lòng chia sẻ chứng ngôn của mình về Ngài và phúc âm của Ngài, bất kể em nghĩ chứng ngôn của mình có mạnh mẽ hay không.
Chứng ngôn của Sứ Đồ Phao Lô
Mặc dù bị đánh đập, ném đá và bị bỏ tù oan, nhưng Phao Lô vẫn nhiều lần chia sẻ chứng ngôn của mình về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài. Khi em đọc câu chuyện của Phao Lô, hãy tập hình dung ra những điều đang xảy ra trong câu chuyện.
Những đoạn sau đây chứa một phần chứng ngôn của Phao Lô và phản ứng của những người đã nghe ông. Chọn một trong những đoạn để đọc và suy ngẫm xem em có thể được tác động như thế nào bởi chứng ngôn của ông nếu em ở đó.
Chứng ngôn của Phao Lô |
Phản ứng của mọi người |
Phao Lô bị xiềng xích sau khi bị bắt giam tại Giê Ru Sa Lem. Ông được phép nói chuyện với mọi người khi đứng bên ngoài đồn lũy An Tô Ni A. | |
Phao Lô bị bắt bên ngoài đền thờ ở Giê Ru Sa Lem, sau đó bị dẫn ra trước những người lãnh đạo Do Thái. Ông đã bị những người lãnh đạo Do Thái này chất vấn và bị bỏ tù. Quản cơ người La Mã mà đã bắt giữ Phao Lô biết được âm mưu của một nhóm người Do Thái nhằm giết Phao Lô, nên đã gửi ông đến Sê Sa Rê. Tại Sê Sa Rê, Phao Lô được phép nói lời biện hộ cho chính mình trước Phê Lít, quan tổng đốc người La Mã. | |
Sau hai năm bị bỏ tù, Phao Lô xuất hiện trước quan tổng đốc mới và yêu cầu có cơ hội làm chứng trước Sê Sa. Vua Ạc Ríp Ba đã sắp xếp để nghe lời chứng của Phao Lô trước khi ông lên đường đến Rô Ma. |
Trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy ghi lại những điều em đã học được. Hãy chắc chắn bao gồm các điểm dưới đây:
-
Em thấy những điều cụ thể nào nổi bật về chứng ngôn của Phao Lô về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài?
-
Điều gì đã gây ấn tượng cho em về Phao Lô trong những câu này?
-
Em tin rằng tại sao Phao Lô có đủ can đảm và sức mạnh để làm chứng về Đấng Ky Tô trong những tình huống khó khăn như vậy?
-
Em nghĩ tại sao việc chia sẻ chứng ngôn là quan trọng ngay cả khi những người khác có thể chối bỏ chứng ngôn đó?
Hãy đọc lời phát biểu sau đây, suy ngẫm xem điều đó có thể giúp em có can đảm để làm chứng như Phao Lô như thế nào.
Trong khi nhấn mạnh rằng việc chia sẻ chứng ngôn của chúng ta với người khác không cần phải toàn hảo và có thể luyện tập, Anh Cả Dieter F. Uchtdorf thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ điều sau đây.
Trong bất cứ cách thức nào dường như là tự nhiên và bình thường đối với anh chị em, hãy chia sẻ với mọi người lý do tại sao Chúa Giê Su Ky Tô và Giáo Hội của Ngài là quan trọng đối với anh chị em. …
Hãy hiểu rằng công việc của anh chị em không phải là để cải đạo mọi người. Đó là vai trò của Đức Thánh Linh. Vai trò của anh chị em là chia sẻ những gì trong đáy lòng anh chị em và kiên định sống theo niềm tin của mình.
(Dieter F. Uchtdorf, “Công Việc Truyền Giáo: Chia Sẻ Những Gì Trong Đáy Lòng Anh Chị Em”, Liahona, tháng Tư năm 2019, trang 17)
Trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy tạo ra hai cột. Trong một cột, hãy suy ngẫm và ghi lại chứng ngôn cá nhân của em, bao gồm cả những kinh nghiệm cá nhân đã củng cố và xây dựng chứng ngôn của em về Cha Thiên Thượng, Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Hai Ngài. Ở cột kia, hãy ghi lại bất kỳ suy ngẫm và ấn tượng nào về cách em có thể chia sẻ chứng ngôn này với những người khác trong cuộc sống hằng ngày của mình, giống như Phao Lô đã làm.
-
Trong những phương diện nào Đấng Cứu Rỗi là tấm gương về việc chia sẻ chứng ngôn bất kể câu trả lời hay phản ứng của người khác? (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 138:25–26).
-
Em có thể cảm thấy do dự hoặc lo lắng về việc làm chứng về Đấng Cứu Rỗi. Việc suy ngẫm cảm giác của Đấng Cứu Rỗi về những nỗ lực của em để làm chứng về Ngài có thể giúp em như thế nào?
Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình
Tôi có thể tìm hiểu thêm ở đâu về chứng ngôn là gì và cách củng cố chứng ngôn của mình?
Tại sao việc quả cảm trong chứng ngôn của tôi là quan trọng?
Anh Cả Quentin L. Cook thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:
Làm người “quả cảm trong việc làm chứng về Chúa Giê Su” [ Giáo Lý và Giao Ước 76:79 ] là sự trắc nghiệm đơn giản, thiết yếu giữa những người sẽ thừa hưởng các phước lành của thượng thiên giới và những người thuộc vương quốc trung thiên thấp hơn. …
Sự quả cảm trong chứng ngôn của mình về Chúa Giê Su là một bàn đạp hướng tới việc xứng đáng nhận được ân điển của Đấng Cứu Rỗi và thượng thiên giới.
(Quentin L. Cook, “Quả Cảm trong Chứng Ngôn về Chúa Giê Su”, Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 43)
Làm thế nào tôi có thể chia sẻ chứng ngôn của mình theo những cách thông thường và tự nhiên?
Các em cũng có thể cân nhắc đọc bài viết “Các Nguyên Tắc Phục Sự: Làm Thế Nào để Chia Sẻ Chứng Ngôn Một Cách Tự Nhiên Hơn” (Ensign, tháng Ba năm 2019, trang 8–11).
Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung
Mối liên hệ với Hãy Đến Mà Theo Ta
Tuần này, Hãy Đến Mà Theo Ta nhấn mạnh lẽ thật rằng “các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô mạnh dạn chia sẻ những chứng ngôn của họ” (xin xem “Ngày 31 tháng Bảy–Ngày 6 tháng Tám. Công Vụ Các Sứ Đồ 22–28: ‘Làm Chức Việc và Làm Chứng,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Tân Ước năm 2023). Bài này mời gọi tất cả mọi người suy ngẫm về các cơ hội để chia sẻ chứng ngôn của họ. Cân nhắc hỏi học viên xem các em đã làm điều này chưa và mời những người đã làm chia sẻ những kinh nghiệm của các em. Nếu học viên không làm điều này, hãy nhắc các em rằng các em sẽ có cơ hội làm điều này trong khi học Hãy Đến Mà Theo Ta.