Lớp Giáo Lý
Đánh Giá Việc Học Tập của Em 7


Đánh Giá Việc Học Tập của Em 7

Công Vụ Các Sứ Đồ 1–28

Hình Ảnh
Young women enjoying themselves in Ghana.

Bài học này nhằm giúp em đánh giá những mục tiêu đã đặt ra cùng sự học hỏi và phát triển mà em đang có được trong quá trình học Kinh Tân Ước.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên chuẩn bị chia sẻ các ví dụ trong Công Vụ Các Sứ Đồ về những người đã cải đạo theo Chúa Giê Su Ky Tô.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Bài học này nhằm giúp học viên đánh giá các mục tiêu mà các em đã đặt ra, khả năng giải thích những lời giảng dạy trong Kinh Tân Ước, hoặc sự thay đổi trong thái độ, mong muốn và khả năng sống theo phúc âm của các em. Phần nghiên cứu của lớp học về Công Vụ Các Sứ Đồ 1–28 có thể đã nhấn mạnh vào những lẽ thật mà khác với những lẽ thật có trong các sinh hoạt sau đây. Nếu vậy, thì có thể cần điều chỉnh các sinh hoạt sau đây để bao gồm những lẽ thật đó.

Các đề tài đánh giá bổ sung nằm trong phần “Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung”.

Con người có thể thay đổi không?

Hãy tưởng tượng rằng một người bạn nói với em rằng có những điều bạn ấy muốn thay đổi ở bản thân, nhưng bạn ấy không nghĩ rằng mình có thể thực hiện những thay đổi đó.

  • Em sẽ trả lời như thế nào?

  • Việc biết rằng em có thể thay đổi qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của em?

Nhắc học viên về phần chuẩn bị cho buổi học.

Hãy suy ngẫm về những câu chuyện trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ minh họa cách mọi người có thể thay đổi để tốt hơn khi họ đến với Đấng Ky Tô và trở thành môn đồ của Ngài.

Nếu cần, hãy cân nhắc ôn lại một hoặc nhiều ví dụ sau đây.

  1. Những người gia nhập Giáo Hội: Công Vụ Các Sứ Đồ 2:14, 36–47

  2. Hoạn quan người Ê Thi Ô Bi: Công Vụ Các Sứ Đồ 8:26–40

  3. Sau Lơ (sau này là Phao Lô): Công Vụ Các Sứ Đồ 9:1–22

  4. Cọt Nây: Công Vụ Các Sứ Đồ 10:1–8, 24–25, 44–48

  5. Người cai ngục canh gác Phao Lô và Si La: Công Vụ Các Sứ Đồ 16:25–36

Sử dụng một trong những ví dụ này hoặc ví dụ khác từ sách Công Vụ Các Sứ Đồ, hãy chuẩn bị một câu trả lời cho người bạn của em, là người không tin rằng bạn ấy có thể thay đổi. Gồm vào những điều sau đây:

  • Bằng chứng về một hoặc nhiều người thay đổi nhờ sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi.

  • Cách giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi và những tôi tớ mà Ngài phái đến trong việc cải đạo.

  • Người đó hoặc những người đó đã làm gì để tin cậy Chúa và các tôi tớ của Ngài.

Hãy lắng nghe khi học viên chia sẻ câu trả lời của các em theo cặp hoặc nhóm nhỏ. Nếu các em cần được hướng dẫn thêm về sự cải đạo theo Chúa Giê Su Ky Tô, hãy cân nhắc cùng nhau đọc các phần của Công Vụ Các Sứ Đồ 9:3–20 và mời học viên tìm các chi tiết giúp các em hiểu cách mọi người có thể thay đổi với sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi.

Hãy suy ngẫm về sự cải đạo của chính em theo Chúa Giê Su Ky Tô. Suy ngẫm về những lời mời để thay đổi hoặc cải thiện mà em cảm nhận được từ Chúa khi nghiên cứu sách Công Vụ Các Sứ Đồ. Hãy trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em.

Trưng ra các câu hỏi sau đây để học viên nhìn thấy khi các em viết trong nhật ký.

  • Em biết gì về Chúa Giê Su Ky Tô mà thúc đẩy em yêu thương và tuân theo Ngài trọn vẹn hơn?

  • Trong khoảng hơn một tháng qua, em cảm thấy được ấn tượng bởi Đức Thánh Linh để thực hiện những thay đổi nào? Em đã phản ứng như thế nào?

  • Cha Thiên Thượng đã ban phước cho em như thế nào vì những nỗ lực của em? Em đã làm gì để tạo ra sự khác biệt lớn nhất?

  • Điều gì, nếu có, đã khiến em khó chấp nhận những lời mời để thay đổi và cải thiện? Làm thế nào em có thể tìm kiếm thêm sự trợ giúp từ Cha Thiên Thượng?

Hãy tiếp tục tìm kiếm sự soi dẫn từ Cha Thiên Thượng qua Đức Thánh Linh khi em học bài học này. Cố gắng nhận ra những điều Ngài muốn em làm để thay đổi và trở nên cải đạo nhiều hơn theo Chúa Giê Su Ky Tô.Chọn một trong các sinh hoạt sau đây để hoàn thành khi em suy ngẫm về cách để đến gần Đấng Ky Tô hơn.

Sinh Hoạt A: Những nguyên tắc và giáo lễ đầu tiên của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô

Trong Công Vụ Các Sứ Đồ, nhiều người đã nhận được sự giúp đỡ từ thiên thượng để thay đổi và trở nên cải đạo hơn theo Chúa Giê Su Ky Tô qua việc nhận được những nguyên tắc và giáo lễ đầu tiên của phúc âm.

Sách Hướng Dẫn Thánh Thư giải thích cách các nguyên tắc và giáo lễ này giúp chúng ta trở nên cải đạo theo Chúa Giê Su Ky Tô.

Sự hối cải, phép báp têm để được xá miễn tội lỗi, tiếp nhận Đức Thánh Linh qua phép đặt tay và tiếp tục [có] đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô là những điều làm cho sự cải đạo được trọn vẹn. Một con người thiên nhiên sẽ được thay đổi thành một con người mới được thánh hóa và thanh khiết, được tái sinh trong Chúa Giê Su Ky Tô ( 2 Cô Rinh Tô 5:17 ; Mô Si A 3:19).

(Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “ Cải Đạo, Hối Cải ,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org)

Hãy suy ngẫm về câu chuyện em đã chọn mà đã minh họa một người nào đó đang thay đổi với sự giúp đỡ của Chúa.

  • Những nguyên tắc và giáo lễ đầu tiên của phúc âm đóng vai trò gì trong sự cải đạo của họ?

  • Làm thế nào mà những nguyên tắc và giáo lễ đầu tiên của phúc âm đã giúp em hoặc những người khác trở nên cải đạo nhiều hơn theo Đấng Cứu Rỗi?

Hãy tưởng tượng rằng những người truyền giáo địa phương yêu cầu em giúp đỡ một người mà họ đang giảng dạy. Họ muốn em chia sẻ cách mà những nguyên tắc và giáo lễ đầu tiên của phúc âm có thể giúp củng cố sự cải đạo theo Chúa Giê Su Ky Tô và mời Ngài giúp đỡ để thực hiện những thay đổi cần thiết trong cuộc sống của chúng ta. Hãy viết lời giải thích cho người này như thể em đang nói chuyện trực tiếp với họ. Sử dụng ít nhất một ví dụ từ Công Vụ Các Sứ Đồ và bất kỳ kinh nghiệm cá nhân nào mà em cảm thấy sẽ có ích.

Cho học viên thời giờ để viết xuống ý kiến của các em. Sau đó, mời các em giải thích cho một người bạn cùng nhóm. Hãy đi xung quanh và nghe cách các em giải thích. Nếu học viên cần được giảng dạy thêm về những nguyên tắc và giáo lễ đầu tiên của phúc âm, thì hãy cân nhắc sử dụng các đoạn này: Công Vụ Các Sứ Đồ 19:1–7 ; 2 Nê Phi 31:13–21 ; 3 Nê Phi 27:13–22 .

Sinh Hoạt B: Việc nghiên cứu thánh thư và sự cải đạo

Một hành động quan trọng mà chúng ta có thể thực hiện để củng cố sự cải đạo của mình theo Chúa Giê Su Ky Tô là kiên định học thánh thư. Hãy suy ngẫm về cách những câu chuyện sau đây từ sách Công Vụ Các Sứ Đồ cho thấy tầm quan trọng của việc học thánh thư trong sự cải đạo.

Phi Líp và người đàn ông Ê Thi Ô Bi: Công Vụ Các Sứ Đồ 8:26–40

Phao Lô và Các Thánh Hữu ở Tê Sa Lô Ni Ca và Bê Rê: Công Vụ Các Sứ Đồ 17:1–14

Suy ngẫm xem việc học thánh thư đã giúp em như thế nào trong sự cải đạo theo Đấng Cứu Rỗi.

Hãy tưởng tượng rằng người lãnh đạo Hội Thiếu Niên hoặc Hội Thiếu Nữ yêu cầu em giúp giới trẻ trong tiểu giáo khu hoặc chi nhánh của em học thánh thư và củng cố sự cải đạo của họ theo Chúa Giê Su Ky Tô. Em có thể tạo một sáng kiến nào để thúc đẩy họ? Hãy dành vài phút để phác thảo sáng kiến của em trong nhật ký ghi chép việc học tập. Đó có thể là một video, một bài viết, một bài nói chuyện, một trang web hoặc một sáng kiến khác.

Sáng kiến của em có thể bao gồm bất kỳ thông tin nào sau đây:

  • Một ví dụ trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ hoặc một sách thánh thư khác cho thấy tầm quan trọng của việc học thánh thư.

  • Một ví dụ hoặc kiểu mẫu về kỹ năng thánh thư mà em sử dụng để giúp ích cho em, hoặc mô tả về cách em học.

  • Mô tả về một kinh nghiệm mà trong đó việc học thánh thư đã giúp em hoặc người nào đó mà em biết trở nên được cải đạo theo Đấng Cứu Rỗi nhiều hơn.

  • Chứng ngôn cá nhân của em về quyền năng của việc học thánh thư.

Mời học viên làm điều sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của các em.

Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của Cha Thiên Thượng qua Đức Thánh Linh khi em viết ra bất kỳ hành động nào mà em cảm thấy cần thực hiện để trở nên cải đạo nhiều hơn theo Chúa Giê Su Ky Tô. Đấng Cứu Rỗi sẽ giúp em khi em cố gắng tuân theo những ấn tượng này. Cân nhắc chia sẻ ấn tượng của em với cha mẹ hoặc một người lãnh đạo đáng tin cậy của Giáo Hội. Yêu cầu họ giúp em theo dõi những ấn tượng này.

Khuyến khích học viên hành động dựa trên những ấn tượng mà các em nhận được từ Cha Thiên Thượng qua Đức Thánh Linh. Làm chứng rằng Chúa sẽ giúp các em khi các em tìm cách tuân theo những ấn tượng đó.

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Công Vụ Các Sứ Đồ 1011 ; Công Vụ Các Sứ Đồ 15 ; Công Vụ Các Sứ Đồ 27 . Sự mặc khải

Cân nhắc đánh giá những điều học viên biết về cách sự mặc khải đến với các vị lãnh đạo Giáo Hội. Mời các em xem lại các ghi chú đã ghi từ các bài học bao gồm Công Vụ Các Sứ Đồ 10 ; 11 ; 15 ; và 27 . Cho học viên cơ hội sắp xếp và trình bày suy nghĩ của mình. Một cách có thể là yêu cầu học viên viết một bài ngắn cho tạp chí Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ giải thích những cách thức mà sự mặc khải cho toàn thể Giáo Hội được tiếp nhận và lý do tại sao những lẽ thật này là quan trọng để tìm hiểu.

Tìm kiếm sự bình an nơi Đấng Ky Tô trong lúc hoạn nạn

Mời học viên nhớ lại những người trong Công Vụ Các Sứ Đồ mà đã có thể tìm thấy sự bình an nơi Đấng Ky Tô bất chấp hoạn nạn, chẳng hạn như Phi E Rơ và Giăng trong Công Vụ Các Sứ Đồ 5:40–42 , Ê Tiên trong Công Vụ Các Sứ Đồ 67 , Phi E Rơ và các tín hữu khác của Giáo Hội trong Công Vụ Các Sứ Đồ 12:1–19 hoặc Phao Lô trong Công Vụ Các Sứ Đồ 2228 . Mời học viên chia sẻ kinh nghiệm về cách các em đã tìm thấy sự bình an nơi Đấng Ky Tô trong lúc hoạn nạn. Các em có thể nhận ra các hành động từ những câu chuyện trong Công Vụ Các Sứ Đồ và những kinh nghiệm cá nhân có thể giúp các em đương đầu với các thử thách trong tương lai. Mời học viên tìm kiếm sự soi dẫn từ Cha Thiên Thượng qua Đức Thánh Linh và lập kế hoạch cho những điều các em sẽ làm trong những thử thách tương lai này để tìm được bình an nơi Đấng Ky Tô.

In