Lớp Giáo Lý
Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 16


Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 16

Học Thuộc Lòng Phần Tham Khảo và Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

Mother and young woman in New Zealand are sitting together reading scriptures. Also shots of woman along pondering.

Việc ghi nhớ các đoạn thánh thư và những điều được dạy trong các đoạn này có thể giúp em trong nhiều cách. Bài học này nhằm giúp em học thuộc lòng một số phần tham khảo thánh thư thông thạo giáo lý Kinh Tân Ước và các cụm từ thánh thư then chốt.

Sử dụng sự đa dạng để thu hút học viên. Việc sử dụng nhiều chiến lược giảng dạy khác nhau có thể giúp học viên học tập hiệu quả hơn. Hãy điều chỉnh tài liệu bài học sao cho hấp dẫn với học viên và có thể giúp các em học hỏi tốt nhất.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên đọc một hoặc hai đoạn thông thạo giáo lý mà các em đang nghiên cứu. Thử thách các em học thuộc lòng phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt hoặc, nếu có thể, toàn bộ đoạn thông thạo giáo lý.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Có thể cần phải dạy một bài học về đoạn thông thạo giáo lý thay cho bài học ôn tập này. Hãy tham khảo thời khóa biểu do vị giám đốc hoặc điều phối viên giáo vùng hay khu vực cung cấp để đảm bảo rằng mỗi bài học về đoạn thông thạo giáo lý sẽ được giảng dạy trong khi tổ chức lớp giáo lý.

  • Tại sao em có thể ghi nhớ một số điều sau đây: lời bài hát, thời gian biểu hoặc thông tin về vận động viên hoặc nghệ sĩ?

  • Những ví dụ khác về những điều mà em ghi nhớ là gì? Tại sao em lại ghi nhớ những điều đó?

Cân nhắc chia sẻ một ví dụ cá nhân về việc ghi nhớ điều gì đó và lý do để ghi nhớ điều đó.

  • Một số lý do để học thuộc lòng thánh thư là gì?

Hãy đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Richard G. Scott (1928–2015) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ. Tìm kiếm ít nhất ba phước lành mà việc ghi nhớ thánh thư có thể mang lại cho chúng ta.

17:0
Final official portrait of Elder Richard G. Scott of the Quorum of the Twelve Apostles, 2004. Passed away 22 September 2015.

Tôi đề nghị các anh chị em nên học thuộc lòng những câu thánh thư làm cảm động tấm lòng và làm cho tâm hồn tràn đầy sự hiểu biết. Khi thánh thư được sử dụng y như Chúa đã truyền lệnh là chúng phải được ghi lại, chúng có một quyền năng bên trong mà không thể được truyền tải khi bị diễn đạt khác đi. Khi có một nhu cầu quan trọng trong cuộc sống, thỉnh thoảng tôi ôn lại trong tâm trí những câu thánh thư đã mang lại sức mạnh cho tôi. Có sự an ủi, hướng dẫn và quyền năng lớn lao đến từ thánh thư, đặc biệt là những lời của Chúa.

(Richard G. Scott, “He Lives”, Ensign, tháng Mười Một năm 1999, trang 87–88)

  • Em đã có được một số phước lành nào khi học thuộc lòng thánh thư hoặc các cụm từ then chốt trong thánh thư?

  • Làm thế nào việc học thuộc lòng những lời của Chúa được ghi lại trong thánh thư đã giúp em đến gần Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn?

Các thẻ ghi nhớ

Một cách để học thuộc lòng phần tham khảo thánh thư và các cụm từ then chốt là sử dụng thẻ ghi nhớ. Để tạo thẻ ghi nhớ, hãy gấp đôi một nửa tờ giấy trắng, rồi gấp đôi lần nữa để tạo ra bốn phần. Mở giấy và cắt theo các đường đã gấp để tạo thành bốn tấm thẻ.

Nếu cần, hãy thay thế các phần tham khảo và các cụm từ thánh thư then chốt sau đây bằng các phần tham khảo và cụm từ then chốt của các đoạn thông thạo giáo lý mà học viên đã học.

Viết mỗi phần tham khảo sau đây vào một mặt của mỗi thẻ. Ở mặt kia, hãy viết cụm từ thánh thư then chốt.

Phần Tham Khảo

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

Ê Phê Sô 1:10

“Trong khi kỳ mãn … hội hiệp muôn vật lại trong Đấng [Ky Tô].”

Ê Phê Sô 2:19–20

Giáo Hội “đã được dựng lên trên nền của các sứ đồ cùng các đấng tiên tri, chính Đức Chúa [Giê Su Ky Tô] là đá góc nhà.”

2 Tê Sa Lô Ni Ca 2:1–3

“Ngày Chúa … vì phải có sự bỏ đạo đến trước.”

2 Ti Mô Thê 3:15–17

“Kinh Thánh … có thể khiến con khôn ngoan để được cứu.”

Hãy sáng tạo để giúp em ghi nhớ. Chọn một trong những ý tưởng sau đây hoặc đưa ra một ý tưởng của riêng em.

  • Kiểm tra bản thân: Giữ thẻ ghi nhớ để em có thể chỉ nhìn thấy phần tham khảo hoặc cụm từ thánh thư then chốt. Thử đọc ra cụm từ thánh thư then chốt hoặc phần tham khảo tương ứng. Lặp lại điều này nhiều lần với mỗi phần tham khảo và cụm từ tương ứng.

  • Ôn lại bằng tin nhắn: Nhắn tin phần tham khảo cho bạn bè trong lớp giáo lý và xem ai nhắn lại đúng cụm từ then chốt.

  • Sinh hoạt ghép nối: Làm việc theo cặp với một bạn cùng lớp hoặc một người trong gia đình. Yêu cầu một người đặt thẻ của họ với phần tham chiếu ngửa lên và người kia đặt thẻ của họ với cụm từ thánh thư then chốt ngửa lên. Ghép cụm từ thánh thư then chốt với phần tham khảo tương ứng bằng cách đặt thẻ có cụm từ thánh thư then chốt lên trên thẻ có phần tham khảo.

  • Sử dụng ứng dụng: Sử dụng ứng dụng Thông Thạo Giáo Lý để giúp em học thuộc lòng.

Cân nhắc chia học viên thành các nhóm bốn người. Mời mỗi nhóm sử dụng một bộ thẻ ghi nhớ và chia bộ này cho các bạn trong nhóm. Đọc một cụm từ thánh thư then chốt cho cả lớp. Sau đó, học viên trong mỗi nhóm có thẻ với phần tham khảo tương ứng sẽ chạy đưa thẻ đó cho giảng viên. Thử thách mỗi nhóm đưa đúng thẻ cho giảng viên trong một thời gian giới hạn (ví dụ: năm giây). Khuyến khích học viên giúp đỡ các bạn khác trong nhóm của mình. Cũng có thể mời học viên đổi thẻ với một người khác trong nhóm để giúp các em học tất cả các phần tham khảo và các cụm từ thánh thư then chốt.

Chọn một trong những đoạn thông thạo giáo lý.

  • Tại sao em muốn học thuộc lòng đoạn này hoặc cụm từ thánh thư then chốt này?

  • Làm thế nào đoạn đó có thể giúp hiểu biết sâu sắc hơn về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài?

Nếu còn thời gian, học viên có thể làm thẻ ghi nhớ cho các phần tham khảo khác và các cụm từ thánh thư then chốt tương ứng.