Lớp Giáo Lý
Rô Ma 1–6


Rô Ma 1–6

Khái Quát

Khi nói chuyện với Các Thánh Hữu sống ở Rô Ma, Phao Lô tuyên bố rằng ông “không hổ thẹn về Tin Lành” (Rô Ma 1:16). Cả người cải đạo Do Thái lẫn Dân Ngoại đều cần được trợ giúp để hiểu được sự trông cậy của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô và cách chấp nhận các phước lành của Sự Chuộc Tội của Ngài vào cuộc sống của họ. Phao Lô đã tìm cách giúp Các Thánh Hữu Rô Ma hiểu được ân điển của Đấng Ky Tô bằng cách dạy về mối liên hệ của ân điển với đức tin lẫn việc làm. Ông dạy rằng chúng ta có quyền tiếp cận với quyền năng của Đấng Cứu Rỗi khi lập và tuân giữ các giao ước với Ngài, để “sống trong đời mới” (Rô Ma 6:4).

Chuẩn Bị Giảng Dạy

Thông tin sau đây cung cấp cho giảng viên ý tưởng về những điều có thể cần được chuẩn bị trước cho mỗi bài học.

Rô Ma 1

Mục đích của bài học: Bài học này sẽ giúp học viên không hổ thẹn khi được biết đến là môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên chuẩn bị sẵn sàng để thảo luận về lý do mọi người có thể ngần ngại cho người khác biết mình là môn đồ của Đấng Ky Tô hoặc chia sẻ phúc âm với người khác.

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Cân nhắc trình bày bài kiểm tra bằng cách trưng ra cho học viên và để cho phép các em tô sáng các câu trả lời mà các em cho là đúng hoặc viết chữ cái của câu trả lời đã chọn trong phần trò chuyện. Sau đó, có thể thảo luận lần lượt từng câu trả lời khi thực hiện bài kiểm tra hoặc khi các đề tài xuất hiện trong bài học.

Rô Ma 2–3

Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên hiểu rõ hơn về nhu cầu của tất cả chúng ta để được tha thứ tội lỗi và được xưng công bình qua Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên đọc các định nghĩa trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình từ bài học về Rô Ma 1–6 và chuẩn bị chia sẻ bằng lời của riêng mình các định nghĩa về từ ngữ như biện minh, đức tinân điển.

  • Nội dung cần trưng ra: Các định nghĩa về biện minh, đức tin, luật phápân điển

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Mời học viên sử dụng tính năng bảng trắng và minh họa hình vẽ gợi ý cho cả lớp.

Rô Ma 4–5

Mục đích của bài học: Bài học này sẽ giúp học viên gia tăng sự hiểu biết và lòng biết ơn về ân điển của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên đọc phần “Ân điển” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư , sau đó nhận ra một cách mà các em đã tiếp nhận ân điển của Thượng Đế trong đời sống của riêng mình.

  • Nội dung cần trưng ra: Sơ đồ hình người que trên sa mạc và nội dung đi kèm

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Có thể chia học viên vào các phòng họp nhỏ để thảo luận về sơ đồ. Đảm bảo là đưa ra các hướng dẫn rõ ràng để học viên biết những điều các em đang tìm cách hoàn thành. Có thể là hữu ích nếu trưng ra ba câu hỏi thảo luận để học viên thảo luận trong các phòng họp nhỏ.

Rô Ma 6

Mục đích của bài học: Bài học này sẽ giúp học viên tìm kiếm sự thay đổi qua Chúa Giê Su Ky Tô và nhận biết rõ hơn khi nào những thay đổi đó đang xảy ra.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên nhớ lại các chi tiết về lễ báp têm của mình và có thể mang theo một bức ảnh nếu có. Một số học viên hoặc cha mẹ của các em có thể đã viết nhật ký khi học viên được làm phép báp têm. Học viên có thể cảm thấy thú vị khi đọc mục nhật ký đó hoặc nói chuyện với cha mẹ về các chi tiết trong lễ báp têm của mình, kể cả những điều mà các em có thể đã quên.

  • Nội dung cần trưng ra: Một tấm hình khi anh chị em được làm phép báp têm

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Cân nhắc sử dụng tối đa sáu phòng họp nhỏ cho gợi ý của giảng viên cùng với Rô Ma 6:9–14. Chia học viên thành các nhóm và chỉ định mỗi nhóm ít nhất một câu trong Rô Ma 6:9–14 để cùng nhau thảo luận, sau đó các em sẽ chia sẻ những điều đã học được với cả lớp. Tham dự nhanh mỗi nhóm để cung cấp sự trợ giúp tùy mỗi nhóm và giải đáp các thắc mắc nếu cần. Hãy chắc chắn rằng học viên đã sẵn sàng để chia sẻ với các bạn cùng lớp trước khi kết thúc các phòng họp nhỏ.

Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 17

Mục đích của bài học: Bài học này sẽ giúp học viên hiểu sâu hơn và giải thích các lẽ thật về một hoặc nhiều đoạn thánh thư thông thạo giáo lý từ Kinh Tân Ước.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên chú ý đến bất kỳ câu, cụm từ hoặc từ nào khó hiểu trong buổi học thánh thư cá nhân hoặc với gia đình tiếp theo và chuẩn bị để chia sẻ các câu, cụm từ hoặc từ đó với cả lớp.

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Cân nhắc sử dụng các phòng họp nhỏ để học viên thảo luận về cách các em sử dụng các kỹ năng nghiên cứu thánh thư khác nhau để gia tăng sự hiểu biết của mình về các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý.