Lớp Giáo Lý
Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 17


Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 17

Hiểu Rõ và Giải Thích

Young Men reading scriptures

Một mục đích của việc thông thạo giáo lý là giúp em hiểu rõ những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi trong các đoạn thông thạo giáo lý và có thể giải thích những đoạn này bằng lời của em. Bài học này sẽ tạo cơ hội cho em hiểu sâu hơn và giải thích những lẽ thật về một hoặc nhiều đoạn thánh thư thông thạo giáo lý từ Kinh Tân Ước.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên chú ý đến bất kỳ câu, cụm từ hoặc từ nào khó hiểu trong buổi học thánh thư cá nhân hoặc với gia đình tiếp theo và chuẩn bị để đến lớp chia sẻ các câu, cụm từ hoặc từ đó.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Có thể cần phải dạy một bài học về đoạn thông thạo giáo lý thay cho bài học ôn tập này. Hãy tham khảo thời khóa biểu do vị giám đốc hoặc điều phối viên giáo vùng hay khu vực cung cấp để đảm bảo rằng mỗi bài học về đoạn thông thạo giáo lý sẽ được giảng dạy trong khi tổ chức lớp giáo lý.

Hiểu rõ thánh thư

  • Em đã bao giờ đọc một câu thánh thư—thậm chí có thể nhiều hơn một lần—và thấy bối rối về ý nghĩa của câu đó chưa?

  • Em cảm thấy điều này xảy ra thường xuyên như thế nào khi học thánh thư?

  • Em phản ứng như thế nào khi điều này xảy ra với mình?

Giúp học viên thấy rằng việc không hiểu mọi thứ trong thánh thư là điều bình thường. Hãy theo dõi quá trình chuẩn bị của học viên bằng cách mời các em chia sẻ những câu, cụm từ hoặc từ trong thánh thư mà các em không hiểu từ lần học thánh thư trước. Có thể hữu ích nếu liệt kê những câu đó lên trên bảng.

Nếu còn có thời giờ ở cuối bài học này, học viên có thể có lợi ích khi kết hợp các kỹ năng ghi xuống thánh thư đã học trong bài học này với các câu được liệt kê trên bảng.

Đấng Cứu Rỗi muốn chúng ta hiểu lời của Ngài và sẽ giúp chúng ta làm điều đó qua Đức Thánh Linh. Việc này đòi hỏi nỗ lực từ phía chúng ta. Trong bài học này, em sẽ có cơ hội học các kỹ năng học tập thánh thư mà có thể giúp em hiểu các đoạn thông thạo giáo lý khác nhau.

Các kỹ năng học tập thánh thư

Hãy xem lại nhanh từng đoạn văn thông thạo giáo lý và các cụm từ thánh thư then chốt sau đây.

Cân nhắc thay thế bất kỳ đoạn nào đang được ôn lại hoặc thêm vào các đoạn thông thạo giáo lý khác mà học viên sẽ có lợi khi chú trọng vào.

Học viên có thể ôn lại những đoạn này riêng cá nhân, theo cặp hoặc cùng với cả lớp.

Đoạn Giáo Lý Thông Thạo

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

Ê Phê Sô 1:10

“Trong khi kỳ mãn … hội hiệp muôn vật lại trong Đấng [Ky Tô].”

Ê Phê Sô 2:19–20

Giáo Hội “đã được dựng lên trên nền của các sứ đồ cùng các đấng tiên tri, chính Đức Chúa [Giê Su Ky Tô] là đá góc nhà.”

2 Tê Sa Lô Ni Ca 2:1–3

“Ngày Chúa … vì phải có sự bỏ đạo đến trước.”

2 Ti Mô Thê 3:15–17

“Kinh Thánh … có thể khiến con khôn ngoan để được cứu.”

Cân nhắc chia lớp học thành các nhóm bốn người và mời mỗi học viên chọn một đoạn mà các em muốn hiểu rõ hơn. Đảm bảo rằng tất cả bốn đoạn được sử dụng trong mỗi nhóm. Điều này có thể yêu cầu chỉ định một số học viên ôn lại nhiều hơn một đoạn.

Nếu học viên có lợi từ một ví dụ, thì hãy cân nhắc sử dụng 2 Ti Mô Thê 3:15–17 để dạy học viên kỹ năng lập bản liệt kê.

Chọn một trong những đoạn thánh thư mà em muốn hiểu rõ hơn. Sau đó, chọn một hoặc nhiều kỹ năng học thánh thư sau đây để giúp em hiểu rõ hơn về đoạn thánh thư đó. Hãy chuẩn bị để giải thích đoạn thánh thư của em cho những người khác.

Nếu thời gian cho phép, hãy thử sử dụng một kỹ năng khác với một trong những đoạn khác.

Sinh Hoạt A: Tham khảo chéo

Sử dụng các nguồn tài liệu sẵn có để tìm các đoạn thánh thư khác mà có thể giúp gia tăng sự hiểu biết của em về đoạn thông thạo giáo lý. Những nguồn tài liệu đó có thể bao gồm cước chú thánh thư hoặc Sách Hướng Dẫn Thánh Thư. Đánh dấu các đoạn từ những nguồn tài liệu này, và ghi lại trong nhật ký ghi chép việc học tập hoặc ứng dụng Thư Viện Phúc Âm cách những nguồn này giúp gia tăng sự hiểu biết của em về đoạn thông thạo giáo lý mà em đã chọn.

Sinh Hoạt B: Xác định từ và cụm từ

Tìm những từ trong đoạn thông thạo giáo lý mà em không hiểu. Tìm kiếm định nghĩa của những từ hoặc cụm từ đó trong các nguồn tài liệu sẵn có, chẳng hạn như Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, hoặc từ điển thông thường. Ghi lại trong nhật ký ghi chép việc học tập, bên lề sách thánh thư hoặc ứng dụng Thư Viện Phúc Âm những định nghĩa mà em đã khám phá, cùng với bất kỳ những hiểu biết sâu sắc mới nào.

Sinh Hoạt C: Hiểu văn cảnh và nội dung

Hoàn tất một hoặc nhiều điều sau đây sẽ giúp ích cho việc thông thạo giáo lý của em:

  • Đọc về bức thư trong đoạn này từ mục “ Các Bức Thư của Phao Lô ” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư.

  • Làm thế nào mà tiêu đề chương hoặc các câu xung quanh gia tăng sự hiểu biết của em về đoạn thông thạo giáo lý này?

  • Tác giả được soi dẫn đang nói chuyện với ai và tại sao?

  • Sứ điệp chính của đoạn thánh thư này là gì?

Hãy ghi lại những điều em hiểu về đoạn này nhờ vào những điều em đã suy ngẫm.

Sau khi đã cho các em đủ thời gian, hãy mời học viên giải thích cho nhóm về kỹ năng học thánh thư và những điều mà giờ đây các em hiểu về đoạn thông thạo giáo lý nhờ kỹ năng đó. Cân nhắc mời một vài học viên giải thích đoạn của các em cho cả lớp.

Nhắc học viên rằng Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi sẽ giúp các em hiểu thánh thư qua Đức Thánh Linh. Có thể là hữu ích khi làm chứng về tầm quan trọng của việc tìm kiếm sự giúp đỡ của Thượng Đế khi các em học.