Lớp Giáo Lý
Rô Ma 7–16


Rô Ma 7–16

Khái Quát

Trong một bức thư gửi cho Các Thánh Hữu ở Rô Ma, Phao Lô nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đoàn kết với tư cách là tín hữu của Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi. Ông cũng dạy về việc vượt qua những ảnh hưởng của thế gian và bản chất sa ngã của chúng ta, về tình yêu thương bất biến của Thượng Đế và về những phước lành mà chúng ta có thể tiếp nhận qua Chúa Giê Su Ky Tô khi chúng ta trung tín tuân theo Ngài và bước đi trong Thánh Linh.

Chuẩn Bị Giảng Dạy

Thông tin sau đây cung cấp cho giảng viên ý tưởng về những điều có thể cần được chuẩn bị trước cho mỗi bài học.

Rô Ma 7–12

Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp học viên thực hành đức tin lớn lao hơn nơi Chúa Giê Su Ky Tô để vượt qua những yếu kém của mình.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên đọc Rô Ma 7:14, 18–19, 24–25, cùng với 2 Nê Phi 4:17–20, 26–32. Yêu cầu các em chuẩn bị sẵn sàng để chia sẻ về cách mà đoạn thánh thư trong Sách Mặc Môn đã bổ sung hoặc làm sáng tỏ cho sự hiểu biết của các em về những điều đã được dạy trong Rô Ma 7. Ngoài ra, cũng nhắc học viên mang theo một quyển Sách Mặc Môn của riêng mình đến lớp.

  • Biểu đồ: Trưng ra biểu đồ có trong bài học về các đoạn thánh thư từ Rô Ma và Sách Mặc Môn.

Rô Ma 8:1–17

Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp học viên gia tăng mong muốn tuân theo Thánh Linh và nhận được tất cả những gì Cha Thiên Thượng có.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên đọc Giáo Lý và Giao Ước 76:55–70 và chuẩn bị chia sẻ lý do các em muốn nhận được các phước lành được mô tả trong những câu này.

  • Trưng ra: Chuẩn bị để trưng ra ba tình huống ở cuối bài học và các hướng dẫn sau các tình huống đó.

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Cân nhắc mời học viên mang theo một đồ vật hoặc một bức tranh tượng trưng cho ân tứ vật chất hoặc thuộc linh mà các em hy vọng được thừa hưởng. Mời các em chia sẻ những gì các em đã mang theo và lý do các em muốn thừa hưởng ân tứ đó.

Rô Ma 8:18–39

Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên cảm thấy niềm hy vọng và sự an ủi qua tình yêu thương của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô khi các em gặp thử thách và sự bất ổn.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên làm điều gì đó cho một người trong gia đình mà cho thấy tình yêu thương của các em qua hành động nhiều hơn là lời nói và chuẩn bị chia sẻ những điều các em đã học được từ kinh nghiệm này.

  • Học cụ cho học viên: Một tờ giấy nhỏ cho mỗi học viên

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Cân nhắc cho học viên xem các đoạn video của đại hội trung ương trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình” của bài học.

Rô Ma 12–15

Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp học viên tìm cách để trở nên đoàn kết hơn với các tín hữu của Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên đọc Giáo Lý và Giao Ước 38:27 và suy nghĩ về lý do Chúa muốn các tín hữu trong Giáo Hội của Ngài đoàn kết.

Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 18

Mục đích của bài học: Bài học này sẽ cho học viên cơ hội thực hành áp dụng một số đoạn thông thạo giáo lý Kinh Tân Ước vào cuộc sống của các em.

Xin lưu ý: Có thể cần phải dạy một bài học về đoạn thông thạo giáo lý thay cho bài học ôn tập này. Hãy tham khảo lịch trình về tiến độ giảng dạy do giám đốc hoặc điều phối viên giáo vùng hay khu vực cung cấp để đảm bảo rằng mỗi bài học về đoạn thông thạo giáo lý sẽ được giảng dạy trong khi tổ chức lớp giáo lý.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên yêu cầu hai hoặc ba người bạn hoặc người trong gia đình chia sẻ với các em một đoạn Kinh Tân Ước mà họ mong muốn mọi giới trẻ trên thế giới sẽ học tập và áp dụng vào cuộc sống. Mời các em viết ra các phần tham khảo mà bạn bè và gia đình chia sẻ, sau đó chuẩn bị chia sẻ những phần tham khảo đó trong lớp.

  • Dụng cụ trực quan: Một trăm năm mươi mẩu giấy nhỏ trong đĩa hoặc hộp đựng khác

  • Biểu đồ: Trưng ra một biểu đồ có trong bài học về các đoạn thông thạo giáo lý và các cụm từ thánh thư then chốt của đoạn đó.

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Mời học viên sử dụng tính năng trò chuyện để chia sẻ một đoạn thông thạo giáo lý mà các em cảm thấy có thể củng cố mối quan hệ của mình với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Sau đó, chọn một số học viên để giải thích cho cả lớp lý do các em chọn đoạn mà các em đã chia sẻ.

In