Lớp Giáo Lý
Rô Ma 8:1–17


Rô Ma 8:1–17

“Kẻ Đồng Kế Tự với Đấng Ky Tô” 

A Hispanic man gives the Savior, Jesus Christ, a hug. Christ is wearing a white robe.

Vào thời điểm khi các tín hữu của Giáo Hội ở Rô Ma thiếu sự đoàn kết và bị chia rẽ về một số vấn đề quan trọng, Phao Lô đã viết cho họ về cách họ có thể tuân theo Thánh Linh để tiếp cận được Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô để vượt qua bản chất sa ngã của họ. Phao Lô hứa rằng nếu họ làm được điều này, họ sẽ trở thành những người đồng kế tự với Chúa Giê Su Ky Tô, sẽ nhận được tất cả những gì Cha Thiên Thượng có. Khi em học, hãy tìm cách gia tăng ước muốn tuân theo Thánh Linh và nhận được tất cả những gì Cha Thiên Thượng có. 

Ngôn ngữ phân biệt giới tính trong thánh thư. Đôi khi thánh thư sử dụng ngôn ngữ như “đàn ông” hoặc “con trai” khi đề cập đến những phước lành mà Thượng Đế ban cho (ví dụ, xin xem Rô Ma 8:14). Hãy chắc chắn là học viên hiểu rằng những lời hứa vĩnh cửu của Cha Thiên Thượng về việc nhận được tất cả những gì Ngài có thì áp dụng cho cả nam lẫn nữ (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 25:1).

Học viên chuẩn bị: Mời học viên đọc Giáo Lý và Giao Ước 76:50–70 và chuẩn bị chia sẻ lý do các em muốn nhận được các phước lành được mô tả trong những câu này.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Em muốn thừa hưởng những gì?

Trước khi đặt ra những câu hỏi sau đây, hãy cân nhắc trưng ra hoặc nói về một số đồ vật, đặc điểm hoặc món quà quan trọng mà anh chị em được thừa hưởng từ tổ tiên của mình.

  • Nếu em có thể chọn bất kỳ ai để được thừa hưởng một thứ gì đó, thì em sẽ chọn ai? Tại sao?

  • Em muốn thừa hưởng gì từ người này?

Sứ Đồ Phao Lô đã viết thư cho Các Thánh Hữu ở Rô Ma về sự thừa hưởng mà Cha Thiên Thượng ban cho mỗi con cái của Ngài.đọc Rô Ma 8:16–17, 32 và đánh dấu những gì Cha Thiên Thượng ban cho chúng ta. Có thể là hữu ích khi biết rằng người thừa kế là “một người được quyền thừa hưởng những sự ban cho vật chất hay thuộc linh” (Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “ Thừa Hưởng, Thừa Kế, Thừa Tự, Người ”, scriptures.ChurchofJesusChrist.org).

  • Em đã đánh dấu những từ hoặc cụm từ nào?

  • Em nghĩ trở thành một kẻ đồng kế tự với Chúa Giê Su Ky Tô có nghĩa là gì?

Một trong những lẽ thật mà những câu này giúp chúng ta hiểu là Cha Thiên Thượng muốn ban phước cho chúng ta với tất cả những gì Ngài có (xin xem thêm Giáo Lý và Giao Ước 76:55 ; 84:38).

Đề cập đến sự thừa hưởng mà Cha Thiên Thượng muốn ban cho chúng ta, Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, lúc đó thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, đã dạy:

Official portrait of Elder Dieter F. Uchtdorf of the Quorum of the Twelve Apostles, 2006. Called as Second Counselor in the First Presidency, 3 February 2008. Made official portrait in 2008 replacing portrait taken in 2004.

Tôi không thể tưởng tượng được tất cả mọi điều bao gồm trong lời hứa này. Nhưng tôi thật sự biết lời hứa này là kỳ diệu, thiêng liêng, vĩnh cửu, và xứng đáng đối với tất cả các nỗ lực của chúng ta trong cuộc sống.

(Dieter F. Uchtdorf, “Bốn Danh Hiệu”, Liahona, tháng Năm năm 2013, trang 60)

Hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm về ý nghĩa của việc thừa hưởng tất cả những gì Cha Thiên Thượng có, và suy ngẫm xem em có thể có câu hỏi gì về lẽ thật này. Hãy suy ngẫm xem em muốn thừa hưởng những đặc điểm, thuộc tính và những phước lành nào khác từ Cha Thiên Thượng. Khi em tiếp tục học hôm nay, hãy tìm kiếm những lẽ thật có thể giúp em hiểu rõ hơn về sự thừa hưởng mà Cha Thiên Thượng muốn ban cho em và những điều em có thể làm để hội đủ điều kiện nhận được nó.

Tìm hiểu thêm về sự thừa hưởng từ Cha Thiên Thượng

Hãy trưng ra biểu đồ sau đây lên trên bảng. Hãy cân nhắc xem có hữu ích không nếu để học viên tự học những câu sau đây riêng một mình, trong nhóm nhỏ hay với cả lớp.

Tạo biểu đồ sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

Những phước lành mà Cha Thiên Thượng muốn chúng ta thừa hưởng

Chúng ta có thể làm gì để hội đủ điều kiện nhận sự thừa hưởng này

Trong gian kỳ của chúng ta, Chúa đã mặc khải nhiều hơn về sự thừa hưởng mà Cha Thiên Thượng muốn ban cho chúng ta. Là một phần của sự mặc khải ban cho Tiên Tri Joseph Smith và được ghi lại trong Giáo Lý và Giao Ước 76 ngày nay, Chúa đã mô tả những người mà một ngày nào đó sẽ thừa hưởng thượng thiên giới.

Hãy học Giáo Lý và Giao Ước 76:50–70 cũng như những lời dạy của Phao Lô trong Rô Ma 8:1, 5–9, 13–14 , bao gồm Bản Dịch Joseph Smith cho Rô Ma 8:8–9 , nằm trong phần Bản Dịch Joseph Smith phụ lục. Khi em học, hãy thêm vào biểu đồ những lời hứa em đọc được và những câu thánh thư nói về điều em có thể làm để hội đủ điều kiện cho những lời hứa đó. Hãy nhớ rằng mặc dù một số câu trong những câu này sử dụng những từ như “con trai” và “đàn ông”, những lời hứa của Thượng Đế áp dụng như nhau cho tất cả con cái của Cha Thiên Thượng (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 25:1). Cũng có thể là hữu ích khi biết rằng từ “xác thịt”, được đề cập trong Rô Ma 8 , dùng để chỉ một người tập trung vào những thứ thuộc về vật chất hoặc thế tục. Nó cũng có thể đề cập đến sự ưa thích xác thịt (xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “ Xác Thịt ”, scriptures.ChurchofJesusChrist.org).

Khi học viên học xong, hãy cân nhắc mời những người tình nguyện thêm một số hiểu biết sâu sắc của các em vào biểu đồ trên bảng. Sử dụng các câu hỏi như sau để có một cuộc thảo luận có ý nghĩa về những điều học viên đang học.

  • Những câu nào trong lúc em học có ý nghĩa nhất đối với em? Tại sao?

  • Những câu này giúp em hiểu rõ hơn điều gì về sự thừa hưởng mà Thượng Đế muốn ban cho em? Em có thể làm gì để hội đủ điều kiện nhận sự thừa hưởng đó?

Trong biểu đồ em ghi trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy xem lại những gì mình đã viết, bao gồm cả những phước lành mà Cha Thiên Thượng muốn em thừa hưởng.

  • Những phước lành đã hứa này giúp em hiểu gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Đấng Cứu Rỗi đóng vai trò gì trong việc giúp chúng ta nhận được sự thừa hưởng này? (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 76:69).

Điều đó có thể ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của em?

Hãy suy ngẫm một chút về việc hiểu được sự thừa hưởng mà Cha Thiên Thượng muốn ban cho em có thể ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống và những sự lựa chọn của em.

Trưng ra các tình huống và hướng dẫn cho các tình huống. Thay vì để học viên viết lời nhắn cho người trong tình huống mà các em chọn, có thể chia lớp học thành các nhóm nhỏ và đưa cho mỗi nhóm một trong các tình huống. Sau đó, học viên có thể sử dụng các câu hỏi theo sau các tình huống để thảo luận về cách giúp đỡ những người trong các tình huống đó.

Bây giờ, hãy suy ngẫm xem những lẽ thật mà em đã học hôm nay có thể tác động như thế nào đến các thanh thiếu niên trong các tình huống sau đây:

  1. Estelle đã trải qua rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và cảm thấy nản lòng. Bạn ấy tự hỏi liệu việc tiếp tục tham dự giáo hội và tuân giữ các lệnh truyền có đáng không.

  2. Calvin yêu thích công nghệ tuyệt vời mà thế giới mang lại. Cậu dành phần lớn thời gian để chơi trò chơi điện tử, sử dụng mạng xã hội hoặc xem video.

  3. Liz thường đấu tranh với cảm giác tự ti và tự hỏi liệu có ai thực sự quan tâm đến mình không.

Chọn một trong các tình huống trước đó (hoặc nghĩ về một tình huống khác). Viết một lời nhắn ngắn gọn cho người trong tình huống mà em đã chọn, chia sẻ lẽ thật và thánh thư em đã học trong bài học này mà sẽ giúp người đó giải quyết vấn đề của họ. Những câu hỏi sau đây có thể hữu ích để em cân nhắc khi viết lời nhắn:

  • Điều này có nghĩa là gì đối với em khi chúng ta có thể nhận được tất cả những gì Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có?

  • Làm thế nào mà việc hiểu được sự thừa hưởng này có thể giúp ích cho người trong tình huống mà em đã chọn?

  • Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô đã làm gì để chúng ta có thể nhận được những phước lành này?

  • Người trong tình huống em chọn có thể bắt đầu làm một vài điều đơn giản nào mà sẽ giúp họ trong hoàn cảnh của họ?

Mời những học viên nào sẵn sàng để chia sẻ lời giải thích của các em với cả lớp. Cảm ơn học viên vì những nỗ lực của các em và làm chứng về tình yêu thương của Cha Thiên Thượng dành cho các em và mong muốn của Ngài để ban cho các em những phước lành này. Khuyến khích các em tuân theo Thánh Linh hàng ngày khi các em cố gắng hội đủ điều kiện để nhận được những phước lành này.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Việc ghi nhớ sự thừa hưởng của chúng ta có thể giúp ích gì cho chúng ta?

Chủ Tịch Elaine S. Dalton, cựu Chủ Tịch Trung Ương Hội Thiếu Nữ, đã chia sẻ câu chuyện về một vị vua mà minh họa cho bài học này:

14:28
Final official portrait of Sister Elaine S. Dalton, Young Women general presidency, 2008. Released as second counselor and sustained as first counselor at the April 2007 general conference. Sustained as president at the April 2008 general conference. Released as president at the April 2013 general conference.

[Nhà vua] đã hiểu rõ nguồn gốc của mình. Khi còn nhỏ, ông bị những kẻ xấu bắt cóc, họ cũng là những người truất phế cha của ông là nhà vua. Những người này biết rằng nếu họ có thể hủy diệt ông về mặt đạo đức thì ông sẽ không nối ngôi vua được. Trong sáu tháng, họ cám dỗ ông với mọi điều đê tiện trong cuộc sống, nhưng ông đã không bao giờ nhượng bộ áp lực. Điều này làm cho những người bắt giữ ông bối rối và sau khi làm mọi điều mà họ có thể nghĩ ra, họ bèn hỏi ông tại sao ông có được sức mạnh đạo đức tột bậc như vậy. Câu trả lời của ông rất giản dị. Ông nói: “Ta không thể làm điều các ngươi bảo ta làm vì ta sinh ra để làm vua” [xin xem Vaughn J. Featherstone, “The King’s Son”, New Era, tháng Mười Một năm 1975, trang 35].

Giống như người con trai của nhà vua, mỗi người các em đều thừa hưởng quyền thừa kế hoàng gia. Mỗi người các em có được di sản thiêng liêng.

(Elaine S. Dalton, “Hãy Nhớ Mình Là Ai!”, Liahona, tháng Năm năm 2010, trang 121)

Cần phải nỗ lực như thế nào để luôn luôn tuân theo Thánh Linh và nhận được tất cả những gì Cha Thiên Thượng có?

Trong khi đang phục vụ với tư cách là thành viên trong Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi, Anh Cả Bruce C. Hafen đã giải thích:

Final official portrait of Elder Bruce C. Hafen of the First Quorum of the Seventy, 2007. Called as president of the St. George Utah Temple beginning in November 2010. GIven emeritus status at the October 2010 general conference.

Nếu chúng ta mong muốn “tất cả những gì [Đức Chúa] Cha có” [ Giáo Lý và Giao Ước 84:38 ], thì Thượng Đế yêu cầu tất cả những gì chúng ta có. Để hội đủ điều kiện nhận được báu vật lớn lao như vậy, dù nó là thuộc về chúng ta theo cách nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng phải cho đi điều Chúa Giê Su Ky Tô đã cho—từng giọt mà Ngài có: “lớn lao đến mức nào ngươi đâu biết được, cùng cực ra sao ngươi đâu biết được”. [ Giáo Lý và Giao Ước 19:15 ]. Phao Lô nói: “Nếu chúng ta thật sự cùng chịu khổ với Ngài”, thì chúng ta là “đồng kế tự với Đấng Ky Tô” [ Rô Ma 8:17 ; sự nhấn mạnh được thêm vào]. Hết lòng của Ngài, hết lòng của chúng ta.

(Bruce C. Hafen, “The Atonement: All for All”, Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2004, trang 98)

Tại sao Phao Lô dạy rằng chúng ta cần trở thành con của Thượng Đế khi tất cả chúng ta đều là con cái của Ngài?

Mặc dù theo nghĩa đen, mỗi người đều là con cái thuộc linh của cha mẹ thiên thượng, nhưng những lời dạy của Phao Lô về “Thánh Linh nhận nuôi” và trở thành “con trai [và con gái] của Thượng Đế” (xin xem Rô Ma 8:14–15) giúp chúng ta hiểu rằng chúng ta có thể được sinh lại phần thuộc linh, hoặc được nhận làm con nuôi, làm con trai và con gái của Đấng Ky Tô trong giao ước phúc âm (xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư “ Giao Ước ”, scriptures.ChurchofJesusChrist.org).

Dân của Vua Bên Gia Min đã trải qua sự sinh lại về phần thuộc linh này, khiến Vua Bên Gia Min nhận xét: “Và giờ đây, nhờ giao ước mà các người đã lập, các người sẽ được gọi là con cái của Đấng Ky Tô, các con trai và con gái của Ngài; vì này, hôm nay, Ngài đã sinh ra các người theo thể thuộc linh” ( Mô Si A 5:7). Trở thành con trai và con gái của Chúa Giê Su Ky Tô qua sự sinh lại phần thuộc linh là điều cần thiết để hội đủ điều kiện nhận được tất cả những gì Cha Thiên Thượng có (xin xem Mô Si A 27:25–26).

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Sử dụng các Chủ Đề của Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Hội Thiếu Nữ

Mời học viên tìm kiếm Chủ Đề của Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A RônChủ Đề của Hội Thiếu Nữ (ChurchofJesusChrist.org) và nhận ra những lẽ thật tương tự hoặc liên quan đến những lẽ thật được dạy trong Rô Ma 8:1–17 .

Một số lẽ thật mà học viên có thể tìm thấy bao gồm: chúng ta có một bản chất và số mệnh thiêng liêng; là môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta cố gắng trở nên giống như Ngài; và các môn đồ của Đấng Ky Tô cố gắng trở nên giống Ngài hơn mỗi ngày.

Mời học viên chia sẻ những điều mà các điểm tương đồng giữa các chủ đề và Rô Ma 8:1–17 nhấn mạnh về tầm quan trọng của những lẽ thật này trong phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Mời học viên chia sẻ chứng ngôn của các em về cách mà những lẽ thật này đã soi dẫn cho các em để tuân theo Đấng Cứu Rỗi hơn.