Lớp Giáo Lý
Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 3


Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 3

Hiểu Rõ và Giải Thích

Hình Ảnh
A group of young women are shown looking at a teacher. They discuss and talk together with each other.

Việc hiểu các đoạn thánh thư cụ thể và có thể giải thích những lẽ thật mà các đoạn này dạy là điều cốt lõi để đạt được sự thông thạo giáo lý. Bài học này nhằm giúp em hiểu rõ hơn và thực hành giải thích giáo lý được dạy trong các đoạn thông thạo giáo lý sau đây: Ma Thi Ơ 5:14–16; Lu Ca 2:10–12; Giăng 3:5; Giăng 3:16.

Sử dụng nhiều phương pháp và cách thức khác nhau. Việc sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau có thể giúp đỡ các học viên là những người học hỏi bằng nhiều cách khác nhau.

Học viên chuẩn bị: Hãy chọn một đoạn thông thạo giáo lý có ý nghĩa từ Kinh Tân Ước. Chuẩn bị để chia sẻ với cả lớp lý do tại sao đoạn này có ý nghĩa đối với các em.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Có thể cần phải dạy một bài học về đoạn thánh thư thông thạo thay cho bài học ôn tập này. Tham khảo thời khóa biểu do vị giám đốc hoặc điều phối viên giáo vùng hoặc khu vực cung cấp để đảm bảo rằng mỗi bài học về đoạn thông thạo giáo lý sẽ được giảng dạy trong khi tổ chức chương trình lớp giáo lý.

Các em học như thế nào là tốt nhất?

Có nhiều cách để học, và tất cả chúng ta đều học và lưu giữ thông tin theo những cách khác nhau.

Cân nhắc trưng ra bản liệt kê sau đây. Mời học viên đọc hết các cách thức học tập này và xếp hạng các cách thức này từ 1 đến 4 trong nhật ký ghi chép việc học tập, với 1 là những điều các em cảm thấy sẽ dễ áp dụng nhất và 4 là những điều các em cảm thấy sẽ khó áp dụng nhất.

  • Hình dung: Tôi học bằng cách nhìn và mường tượng. Việc vẽ, tô màu, các biểu đồ, đồ thị và phương tiện trực quan giúp tôi học hỏi và lưu giữ thông tin.

  • Chia sẻ với những người khác: Viết và nói chuyện với người khác giúp tôi xử lý và học hỏi tốt hơn.

  • Tự học: Tôi thích tự học hơn và tôi cảm thấy tự tin khi tìm hiểu mọi thứ một cách độc lập.

  • Học bằng trải nghiệm thực tế: Tôi học tốt nhất bằng cách sử dụng nhiều giác quan của mình, chẳng hạn như chạm, ngửi, nghe và di chuyển cơ thể của mình.

Hãy suy ngẫm xem Đấng Cứu Rỗi đã điều chỉnh việc giảng dạy của Ngài như thế nào để đáp ứng nhu cầu của những người mà Ngài đã dạy.

  • Các em nghĩ tại sao Đấng Cứu Rỗi sử dụng nhiều cách thức khác nhau để giảng dạy cho người khác? Điều này dạy cho các em điều gì về Ngài?

Điều chỉnh bài tập sau đây tùy thuộc vào số lượng và đoạn thánh thư nào mà học viên sẽ được lợi ích khi ôn tập.

Áp dụng cách thức học của các em vào phần thông thạo giáo lý

Hãy bỏ ra một chút thời giờ để đọc phần tham khảo thông thạo giáo lý trong Kinh Tân Ước sau đây. Hãy xem liệu em có thể nhớ lại cụm từ thánh thư then chốt đi kèm không.

Nếu học viên đã hoàn thành phần chuẩn bị cho bài học này, thì hãy cân nhắc mời các em chia sẻ những đoạn nào có ý nghĩa đối với các em và lý do tại sao.

  • Các em cảm thấy mình hiểu rõ đoạn nào trong số những đoạn này? Các em muốn hiểu rõ hơn đoạn nào?

Hoàn thành sinh hoạt A, B, C hoặc D bằng cách sử dụng một trong những đoạn thông thạo giáo lý trước đó (hoặc một đoạn thông thạo giáo lý khác từ Kinh Tân Ước) mà các em muốn hiểu rõ hơn. Nếu thời gian cho phép, hãy hoàn thành nhiều sinh hoạt với các đoạn thông thạo giáo lý khác nhau.

A: Hình dung

Vẽ, tạo ảnh ghép, ảnh meme, chữ nghệ thuật, ảnh chữ word cloud hoặc các cách trình bày trực quan khác mà phản ánh nội dung giảng dạy trong đoạn của các em. Bấm vào các liên kết này để xem một số ví dụ:

Chữ nghệ thuậtẢnh meme

B: Chia sẻ với những người khác

Lập một kế hoạch để dạy đoạn thánh thư của các em. Suy ngẫm về những câu hỏi mà các em sẽ hỏi để giúp những người các em đang dạy hiểu đoạn này, tạo một video giải thích ý nghĩa của các từ và cụm từ then chốt hoặc sử dụng âm nhạc để dạy cho những người khác.

C: Tự học

Chọn các từ then chốt trong đoạn này để nghiên cứu. Ghi lại các định nghĩa, tham khảo chéo hoặc lời phát biểu từ các vị lãnh đạo của Giáo Hội để giúp các em hiểu sâu sắc hơn.

D: Học bằng trải nghiệm thực tế

Tạo hoặc xác định các đồ vật hoặc khuôn mẫu thực tế có thể tượng trưng cho đoạn hoặc các từ hoặc cụm từ cụ thể trong đoạn. Ví dụ, đối với Ma Thi Ơ 5:14–16 , các em có thể sử dụng các nguồn sáng khác nhau để minh họa cho lời mời gọi của Đấng Ky Tô là “sự sáng các ngươi hãy soi như vậy.”

Cân nhắc mời học viên chia sẻ việc học của các em theo cặp hoặc trong nhóm nhỏ. Sau đó, trưng ra thang điểm và các câu hỏi sau đây để học viên suy ngẫm về kinh nghiệm học tập của các em.

(A) Đồng ý (B) Đồng ý phần nào (C) Không đồng ý cũng không phản đối (D) Không đồng ý

  1. Tôi hiểu rõ hơn (các) đoạn mà tôi đã chọn.

  2. Bây giờ tôi cảm thấy tự tin hơn vào khả năng giải thích (các) đoạn mà tôi đã chọn cho người khác khi cần.

  3. Tôi tin rằng việc sử dụng một phương pháp tương tự để học và ôn lại các đoạn thông thạo giáo lý khác sẽ hữu ích cho tôi.

Cho phép học viên thảo luận về câu trả lời của các em cho các câu hỏi trước đó. Giúp các em hiểu rằng sự phát triển của các em là nhờ vào Chúa Giê Su Ky Tô và sự giúp đỡ thiêng liêng của Ngài. Mời học viên tìm đến Cha Thiên Thượng để tiếp nhận sự giúp đỡ riêng cho mỗi người trong mọi sự học tập của các em.

In