Lớp Giáo Lý
Ma Thi Ơ 9–10; Mác 5; Lu Ca 9


Ma Thi Ơ 9–10; Mác 5; Lu Ca 9

Khái Quát

Khi Chúa Giê Su phục sự tại Ga Li Lê, một người phụ nữ bị bệnh mất huyết đã được chữa lành bằng cách chạm vào áo của Ngài. Chúa làm cho con gái của Giai Ru sống lại từ cõi chết. Chúa Giê Su Ky Tô đã kêu gọi, hướng dẫn Mười Hai Vị Sứ Đồ và phái họ đi thuyết giảng, phục sự và chữa lành người bệnh.

Chuẩn Bị Giảng Dạy

Thông tin sau đây cung cấp cho giảng viên ý tưởng về những điều họ có thể cần phải chuẩn bị trước cho mỗi bài học.

Mác 5:24–34;

Ma Thi Ơ 9:20–22

Mục đích của bài học: Bài học này là giúp học viên hiểu cách nhận được quyền năng của Đấng Cứu Rỗi trong cuộc sống của mình qua việc thực hiện đức tin của các em nơi Ngài.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về một thời điểm khi các em hướng đến Chúa Giê Su Ky Tô để được giúp đỡ. Các em cũng có thể nghĩ về kinh nghiệm của người khác.

  • Nếu phần mềm anh chị em sử dụng cho phép, thì hãy cân nhắc mời học viên làm việc trong các phòng họp nhỏ để thảo luận về những câu hỏi sau đây: Các em có thể làm gì để cho thấy rằng việc tiếp nhận sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi là mong muốn lớn lao nhất của các em? Cuộc sống của các em sẽ khác biệt như thế nào nếu các em thường xuyên nhận được quyền năng của Chúa Giê Su Ky Tô?

Mác 5:21–24, 35–43

Mục đích của bài học: Bài học này sẽ giúp học viên thực hành đức tin và sự tin cậy nơi Đấng Ky Tô trong những lúc sợ hãi và hoang mang.

  • Học viên chuẩn bị: Khuyến khích học viên ghi nhớ cụm từ “Đừng sợ, chỉ tin mà thôi” ( Mác 5:36). Yêu cầu học viên suy ngẫm xem cụm từ này có thể giúp cho các em như thế nào trong thời gian thử thách.

  • Học cụ cho học viên: Nếu có thể, hãy mang theo dụng cụ vẽ cho học viên dùng để tạo ra một bức tranh với cụm từ “Đừng sợ, chỉ tin mà thôi.”

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến:Mời học viên chia sẻ trong phần trò chuyện những câu thánh thư hoặc lời phát biểu từ đại hội trung ương về việc không sợ hãi. Sau đó, có thể mời các học viên cụ thể chia sẻ một câu thánh thư mà các em tìm thấy bằng cách chia sẻ màn hình của các em và trưng ra câu thánh thư đó trên trang Thư Viện Phúc Âm trực tuyến hoặc từ ứng dụng Thư Viện Phúc Âm.

Ma Thi Ơ 9:36–38; Ma Thi Ơ 10

Mục đích của bài học: Bài học này sẽ giúp học viên hiểu được chức vụ kêu gọi và mục đích của các Vị Sứ đồ với tư cách là người đại diện và nhân chứng cho Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về kinh nghiệm của các em với các Vị Sứ Đồ của Chúa bằng cách đặt ra những câu hỏi sau đây: Làm thế nào mà các Vị Sứ Đồ của Đấng Cứu Rỗi đã đưa các em đến gần hơn với Chúa Giê Su Ky Tô? Điều gì gây ấn tượng cho các em về họ? Các em có câu hỏi nào về vai trò của một Vị Sứ Đồ không? Hãy suy ngẫm về ý tưởng thay thế cho sinh hoạt chuẩn bị cho học viên được chia sẻ trong phần “Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung”.

  • Nội dung trưng bày: Chuẩn bị để trưng ra hoặc cung cấp các giấy phát tay lời phát biểu của Chủ Tịch Nelson và những câu hỏi để học viên đánh giá cảm nghĩ và thái độ của các em đối với các Vị Sứ Đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Nguồn tài liệu dành cho học viên: Hãy xem xét những nguồn tài liệu nào từ các vị Sứ Đồ cũng như các tài liệu về họ mà anh chị em sẽ cung cấp cho học viên của mình.

Lu Ca 9:24–26, 57–62

Mục đích của bài học: Bài học này sẽ giúp học viên xác định những cách để trở thành một môn đồ chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về những cách mà các em đang cố gắng tuân theo Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Để giúp học viên báo cáo về những điều họ đã học, hãy cân nhắc sử dụng bảng trắng hoặc tính năng tương tự. Học viên có thể hoàn thành cụm từ: “Để trở thành một môn đồ chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể …”

Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 3

Mục đích của bài học: Bài học này sẽ giúp học viên gia tăng sự hiểu biết và cho phép các em thực hành giải thích giáo lý được giảng dạy trong các đoạn thông thạo giáo lý sau đây: Ma Thi Ơ 5:14–16 ; Lu Ca 2:10–12 ; Giăng 3:5Giăng 3:16 .

Xin lưu ý: Có thể cần phải dạy một bài học về đoạn thông thạo giáo lý thay cho bài học ôn tập này. Tham khảo thời khóa biểu do vị giám đốc hoặc điều phối viên giáo vùng hoặc khu vực cung cấp để đảm bảo rằng mỗi bài học về đoạn thông thạo giáo lý sẽ được giảng dạy trong khi tổ chức chương trình lớp giáo lý.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên chọn một trong những đoạn thông thạo giáo lý từ Ma Thi Ơ, Lu Ca hoặc Giăng có ý nghĩa đối với các em. Yêu cầu học viên suy ngẫm xem tại sao đoạn này lại có ý nghĩa đối với các em và chuẩn bị chia sẻ suy nghĩ của mình trong lớp.

  • Nội dung trưng bày: Cân nhắc trưng ra bản liệt kê các cách thức học mà học viên sẽ sử dụng để đánh giá phương pháp nào giúp các em học tốt nhất.

  • Dụng cụ trực quan: Ôn lại các sinh hoạt mà nhấn mạnh các cách thức học khác nhau và xác định xem học viên của anh chị em có thể cần học cụ gì để hoàn thành tốt sinh hoạt họ chọn.

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Cân nhắc cho học viên ý tưởng về các dụng cụ trực quan và công cụ ở nhà để các em có thể sử dụng khi hoàn thành sinh hoạt về cách thức học tập. Mời học viên chia sẻ những dụng cụ trực quan của các em với cả lớp.

In