Lớp Giáo Lý
Lu Ca 9:24–26, 57–62


Lu Ca 9:24–26, 57–62

Những Môn Đồ của Chúa Giê Su Ky Tô

The disciples are gathered around Jesus, they are sitting together on the ground in a dry grassy field. One of the outtakes includes a lake in the background. Still from a Bible video. Jesus teaching a group in a field.

Chúa Giê Su Ky Tô đã dạy nhiều lẽ thật về cách chúng ta có thể trở thành môn đồ của Ngài. Bài học này sẽ giúp em nhận ra những cách để trở thành một môn đồ chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô.

Các ân tứ thuộc linh. Chúa đã ban phước cho anh chị em những ân tứ thuộc linh và khả năng để ảnh hưởng đến cuộc sống của các học viên trong lớp của mình. Hãy cố gắng khám phá, phát triển và làm vinh hiển các ân tứ thuộc linh của anh chị em để phục vụ Chúa và ban phước cho cuộc sống của những người khác. Để biết thêm thông tin về những ân tứ thuộc linh, xin xem Mô Rô Ni 10:8–19 ; Giáo Lý và Giao Ước 46:8–26 ; 1 Cô Rinh Tô 12:1–11 .

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về những cách mà các em đang cố gắng để noi theo Chúa Giê Su Ky Tô.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Cân nhắc bắt đầu buổi học bằng cách yêu cầu một học viên hướng dẫn cả lớp trong các bài tập thể dục khác nhau hoặc sinh hoạt đơn giản. Sau đó, mời học viên chia sẻ điều gì khiến cho các em dễ hoặc khó làm theo người hướng dẫn.

Trở thành một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô

Trong suốt giáo vụ của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô mời gọi mọi người noi theo Ngài và trở thành môn đồ của Ngài. Môn đồ là người đã chịu phép báp têm, noi theo Chúa Giê Su Ky Tô và cố gắng sống theo những lời giảng dạy của Ngài. Trong Lu Ca 9 , chúng ta đã đọc về các nguyên tắc khác nhau mà nếu làm theo, có thể giúp chúng ta trở thành môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Khi suy ngẫm về những điều em biết về Chúa Giê Su Ky Tô, tại sao việc trở thành môn đồ của Ngài là điều đáng để nỗ lực?

Color Handouts Icon

Hãy cung cấp giấy phát tay sau đây cho học viên và mời các em làm một trong các bài tập riêng một mình, hoặc có thể chia cả lớp thành các nhóm và chỉ định một trong các bài tập này.

Take up your cross

Mỗi phần trong số ba phần sau đây tập trung vào một trong những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi. Những phần này có thể giúp em khi em cố gắng trở thành môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy đọc qua hết các phần và chọn một hoặc nhiều phần để hoàn thành. Mời Đức Thánh Linh ban cho sự mặc khải cá nhân về những cách thức em có thể áp dụng những điều đã học được vào cuộc sống của mình.

Vác thập tự giá mình

Hãy đọc Lu Ca 9:23 , tìm kiếm các yêu cầu của Đấng Cứu Rỗi để trở thành môn đồ của Ngài.

  • Câu này dạy gì về việc trở thành môn đồ chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô?

Câu này nói đến cây thập tự thật sự mà Chúa Giê Su Ky Tô đã vác và chịu đau đớn trên cây thập tự đó để thực hiện ý muốn của Cha Ngài. Mặc dù chúng ta không được yêu cầu vác cây thập tự thật sự như Chúa nhưng chúng ta được yêu cầu noi theo Ngài bằng cách thực hiện ý muốn của Cha Thiên Thượng dành cho chúng ta ngay cả khi khó khăn.

Hãy đọc Bản Dịch Joseph Smith, Ma Thi Ơ 16:26 và tìm ý nghĩa của việc chúng ta vác thập tự giá mình và noi theo Chúa Giê Su Ky Tô.

Anh Cả Ulisses Soares thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích về ý nghĩa của việc chúng ta vác thập tự giá mình. Em có thể muốn xem video “Hãy Vác Thập Tự Giá Mình” từ mã thời gian 3:08 đến 3:49, trên trang ChurchofJesusChrist.org hoặc đọc văn bản bên dưới.

2:3
Elder Ulisses Soares, Quorum of the Twelve Apostles official portrait.

Chúng ta học trong thánh thư rằng những ai mong muốn vác thập tự giá của họ thì yêu Chúa Giê Su đến mức tự họ từ bỏ mọi sự không tin kính và mọi dục vọng của thế gian và tuân giữ các giáo lệnh của Ngài.

Quyết tâm của chúng ta để từ bỏ tất cả những gì trái với ý muốn của Thượng Đế cũng như hy sinh mọi điều chúng ta được đòi hỏi phải cho đi và nỗ lực để tuân theo những lời giảng dạy của Ngài sẽ giúp chúng ta kiên trì trên con đường phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô—ngay cả khi đối mặt với nỗi đau khổ, sự yếu kém của tâm hồn chúng ta, hoặc áp lực xã hội và các triết lý thế gian mà trái ngược với những lời Ngài giảng dạy.

(Ulisses Soares, “Hãy Vác Thập Tự Giá Mình,” Liahona, tháng Mười Một năm 2019, trang 113–114)

Hãy suy ngẫm về những câu hỏi sau đây:

  • Tại sao bản thân em cần phải từ bỏ mọi sự không tin kính và mọi dục vọng của thế gian trong cuộc sống?

  • Việc bản thân từ bỏ mọi sự không tin kính và mọi dục vọng của thế gian có thể giống với vác thập tự giá trong những phương diện nào?

  • Em nghĩ việc “vác thập tự giá” có thể giúp em trở thành môn đồ chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào?

Chịu mất sự sống mình để cứu được nó

Hãy đọc Lu Ca 9:24–25 , tìm kiếm những điều Chúa đã dạy về việc trở thành môn đồ của Ngài.

  • Các câu này dạy gì về việc trở thành môn đồ chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Về những phương diện nào em nghĩ những người tập trung vào ý muốn và ham muốn ích kỷ của bản thân thì cuối cùng sẽ “mất” đi mạng sống của họ?

  • Em nghĩ việc em sẽ cứu được sự sống của mình nếu chịu mất nó vì Chúa Giê Su Ky Tô có nghĩa là gì?

Chủ Tịch Thomas S. Monson (1927–2018) đã giải thích ý nghĩa của việc mất sự sống vì Chúa Giê Su Ky Tô:

Official portrait of President Thomas S. Monson, 2008.

Những người chỉ sống cho bản thân họ thì cuối cùng sẽ hẹp hòi phần thuộc linh, và theo nghĩa bóng, sẽ đánh mất sự sống của họ, trong khi những người hy sinh phục vụ những người khác thì sẽ lớn mạnh và phát triển—và thực ra cứu mạng sống họ.

(Thomas S. Monson, “Hôm Nay, Tôi Đã Làm Được Gì cho Người Khác?Liahona, tháng Mười Một năm 2009, trang 85)

  • Em có biết ai đã chọn mất sự sống của mình vì Chúa Giê Su Ky Tô không? Quyết định này có ảnh hưởng gì đến người này?

  • Em được ban phước bằng các cách thức nào nhờ Chúa Giê Su Ky Tô đã sống theo những lời giảng dạy trong các câu này?

Vượt qua những điều gây xao lãng và các lý do

Hãy đọc Lu Ca 9:57–62 , tìm kiếm những điều một số cá nhân muốn làm trước khi đi theo Đấng Cứu Rỗi.

  • Các câu này dạy gì về việc trở thành môn đồ chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô?

Chúa Giê Su Ky Tô không cho thấy việc than khóc trước sự qua đời của một người thân hoặc từ biệt bạn bè và gia đình là điều sai. Thay vào đó, Ngài dạy họ một bài học quan trọng về cái giá phải trả của việc làm môn đồ.Chủ Tịch Howard W. Hunter (1907–1995) giải thích phép loại suy về cái cày trong Lu Ca 9:62 .

Howard W. Hunter

Để đào rãnh [lên luống] cho thẳng, người cầm cày cần tập trung vào một điểm cố định phía trước anh ta. Điều đó giúp anh ta đi đúng hướng. Tuy nhiên, nếu anh ta tình cờ ngó lại đằng sau xem mình đã ở đâu, thì khả năng anh ta đi lệch sẽ tăng lên. Kết quả là các luống cày sẽ bị quanh co và không đều. … Nếu sức lực của chúng ta không tập trung vào phía sau mà là ở phía trước chúng ta—vào cuộc sống vĩnh cửu và niềm vui của sự cứu rỗi—thì chúng ta chắc chắn sẽ đạt được nó.

(Howard W. Hunter, “Am I a ‘Living’ Member?” Ensign, tháng Năm năm 1987, trang 17)

  • Ngày nay, con người có thể đưa ra những lý do phổ biến nào để chọn không đi theo Chúa?

  • Làm cách nào em có thể tập trung vào những điều Đấng Cứu Rỗi mời em làm bây giờ và trong tương lai?

Sau khi học viên hoàn thành bài tập, hãy mời một vài học viên báo cáo về những điều các em đã học được. Một cách để thực hiện điều này là viết Để trở thành một môn đồ chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể … lên trên bảng và mời học viên hoàn thành câu này.

Bước kế tiếp của tôi

Hãy mời các học viên lên một kế hoạch để giúp các em trong nỗ lực trở thành môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô. Cân nhắc mời học viên minh họa kế hoạch của các em. Có thể vẽ hình sau đây lên trên bảng làm ví dụ về cách các em có thể thực hiện việc này.

Vẽ một cầu thang có ít nhất ba bậc. Viết Chúa Giê Su Ky Tô ở đầu các bậc thang. Vẽ hình tượng trưng cho chính mình ở cuối các bậc thang.

2:3

Hãy tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh khi em suy ngẫm về nỗ lực của mình để trở thành môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô và cách em có thể noi theo Ngài tốt hơn. Hãy nhớ rằng Đức Thánh Linh có thể đặt suy nghĩ vào tâm trí em và cảm nghĩ vào tấm lòng em khi em suy ngẫm (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 8:2–3).

Liệt kê những bước em có thể thực hiện để giúp em khi cố gắng trở thành môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô. Em có thể chọn những bước mà em cảm thấy Chúa sẽ yêu cầu mình thực hiện, hoặc đề ra các bước theo thứ tự mà em muốn thử các bước đó.

  • Em có thể thực hiện bước nào tiếp theo trong nỗ lực trở thành môn đồ trung tín hơn của Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Em tưởng tượng mình sẽ tiến triển như thế nào khi thực hiện bước này?

  • Em nghĩ Đấng Cứu Rỗi có thể giúp em bằng các cách thức nào khi thực hiện bước này và các bước trong tương lai?

Hãy làm chứng về tình yêu thương của Chúa Giê Su Ky Tô và sự sẵn lòng của Ngài để giúp đỡ chúng ta khi chúng ta cố gắng trở thành môn đồ Ngài.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Lu Ca 9:24. Mất sự sống của mình để cứu sự sống đó có nghĩa là gì?

Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích:

Portrait of Elder D. Todd Christofferson. Photographed in March 2020.

Càng nghĩ về điều đó, tôi càng ngạc nhiên về việc Chúa Giê Su đã hiến mạng sống của Ngài cho Đức Chúa Cha một cách kiên định như thế nào, Ngài đã mất sự sống của Ngài theo ý muốn của Đức Chúa Cha một cách toàn hảo như thế nào—trong cuộc sống và trong cái chết. …

Lệnh truyền của Đấng Ky Tô phải noi theo Ngài là lệnh truyền để … chịu mất sự sống của chúng ta vì sự sống thực sự, đích thực, có được trên vương quốc thiên thượng mà Thượng Đế hình dung cho mỗi chúng ta.

(D. Todd Christofferson, “Finding Your Life,” Liahona, tháng Ba năm 2016, trang 18)

Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Phép lịch sự và lòng nhân từ

Có nhiều người chuyển sang tranh chấp và thù địch khi họ cảm thấy người khác ngược đãi mình. Ngay cả Gia Cơ và Giăng cũng thấy tức giận khi người dân trong một ngôi làng của người Sa Ma Ri đã chối bỏ Đấng Cứu Rỗi. Hãy đọc Lu Ca 9:51–56 , tìm kiếm sứ điệp của Chúa Giê Su Ky Tô dành cho những người bị người khác ngược đãi. Thế gian sẽ khác như thế nào nếu tất cả chúng ta đều noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi từ câu chuyện này?