Lớp Giáo Lý
Phần Giới Thiệu Kinh Tân Ước


Phần Giới Thiệu Kinh Tân Ước

Kinh Tân Ước Giúp Chúng Ta Đến cùng Đấng Ky Tô

Hình Ảnh
Jesus Christ depicted standing with His arms outstretched as an invitation for people to come to Him. Several people are gathered around Christ. Most of the people are looking up at Christ. An elderly man is kneeling on the ground. The man is clasping the robe of Christ and resting his head against Christ’s side. Another elderly man is seated by Christ. He is resting his head on Christ’s other side.

Kinh Tân Ước là biên sử về cuộc sống trần thế và sứ mệnh của Chúa Giê Su Ky Tô và Các Sứ Đồ của Ngài. Bài học này sẽ giúp chuẩn bị cho các em để đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô và noi theo Ngài khi các em học về Kinh Tân Ước.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về lý do tại sao việc học Kinh Tân Ước năm nay sẽ đáng làm. Có thể là điều hữu ích để mời họ hỏi một vài người trong gia đình tại sao họ nghĩ điều đó sẽ đáng làm.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Mời học viên suy ngẫm về câu trả lời của họ cho ba câu hỏi sau đây. Rồi thảo luận những câu hỏi được đánh dấu đầu dòng sau đây cùng cả lớp.

Hãy suy ngẫm về câu trả lời của các em cho các câu hỏi sau đây:

  1. Các em làm gì khi cảm thấy mệt mỏi về thể chất hoặc tinh thần?

  2. Các em làm gì khi cảm thấy sợ hãi?

  3. Các em sẽ đến gặp ai khi cần giúp đỡ một việc gì đó?

  • Các sinh hoạt hoặc những người mà các em nghĩ đến sẽ giúp đỡ các em như thế nào trong những hoàn cảnh khó khăn?

  • Đã bao giờ các em có một nhu cầu mà dường như không có sinh hoạt nào hoặc không có người nào có thể giúp các em giải quyết không?

Chủ Tịch Jean B. Bingham, cựu Chủ Tịch Trung Ương Hội Phụ Nữ, đã dạy cách chúng ta có thể đáp ứng những nhu cầu quan trọng nhất của mình.

Hình Ảnh
Official Portrait of Sister Jean B. Bingham. Photographed in 2017.

Niềm vui tràn ngập được tìm thấy trong việc tập trung vào Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, Chúa Giê Su Ky Tô, và sống theo phúc âm như đã được Ngài cho thấy và giảng dạy. Chúng ta càng học hỏi về, có đức tin nơinoi gương theo Chúa Giê Su Ky Tô thì chúng ta càng hiểu rằng Ngài là nguồn gốc của mọi sự chữa lành, bình an và sự tiến triển vĩnh cửu.

(Jean B. Bingham, “Hầu Cho Sự Vui Mừng của Các Ngươi Được Trọn Vẹn,” Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 85)

  • Theo lời phát biểu này, chúng ta có thể có được những phước lành nào nhờ Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Những phước lành nào trong số này quan trọng nhất đối với các em ngay bây giờ? Tại sao?

Nghiên cứu cuộc đời của Chúa Giê Su Ky Tô trong Kinh Tân Ước

Năm nay, chúng ta được mời học Kinh Tân Ước tại nhà, ở nhà thờ và lớp giáo lý. Khi chúng ta nỗ lực nghiên cứu Kinh Tân Ước và học hỏi bằng Đức Thánh Linh, sự hiểu biết và chứng ngôn của chúng ta về Chúa Giê Su Ky Tô là ai và những gì Ngài ban cho chúng ta sẽ gia tăng. Chúng ta sẽ học hỏi những điều chúng ta có thể làm để cảm nhận được niềm vui, sự chữa lành và bình an mà Ngài ban cho.

Trước khi đặt những câu hỏi sau đây, hãy cân nhắc mời học viên mở Kinh Tân Ước và xem qua một số trang hoặc chương trong đó. Hỏi học viên những điều họ nhận thấy và những điều họ biết về cách sắp xếp của Kinh Tân Ước.

  • Các em biết gì về Kinh Tân Ước?

  • Các em ưa thích một số câu chuyện nào trong Kinh Tân Ước? Tại sao?

  • Các em nghĩ tại sao việc học Kinh Tân Ước năm nay sẽ đáng làm?

Bốn quyển sách đầu tiên của Kinh Tân Ước chứa đựng bốn lời tường thuật về cuộc sống của Đấng Cứu Rỗi. Chúng được gọi là các sách Phúc Âm. Phần còn lại của Kinh Tân Ước bao gồm giáo vụ và những lời giảng dạy của một số vị sứ đồ trong số Mười Hai Vị Sứ Đồ của Đấng Cứu Rỗi và những vị lãnh đạo khác của Giáo Hội thời kỳ đầu.

Để có thêm thông tin, xin xem “Kinh Tân Ước được sắp xếp như thế nào?” trong phần“Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình”vào cuối bài học này.

Trong Kinh Tân Ước, Đấng Cứu Rỗi đưa ra một lời mời gọi mà chúng ta có thể thực hiện để tiếp nhận sự giúp đỡ mà Ngài muốn ban cho chúng ta.

Hãy đọc Ma Thi Ơ 11:28 , cùng tìm kiếm lời mời gọi của Đấng Cứu Rỗi.

  • Các em nghĩ “đến cùng [Đấng Ky Tô]” có nghĩa là gì?

  • Các em nghĩ Đấng Cứu Rỗi có thể ban cho chúng ta sự yên nghỉ nào khi chúng ta đến cùng Ngài?

  • Các em đã trải qua những phước lành nào trong cuộc sống của mình khi đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô?

Củng cố vai trò làm môn đồ của các em khi các em học Kinh Tân Ước

Kinh nghiệm của các em khi học Kinh Tân Ước trong năm nay sẽ mang lại cho các em nhiều cơ hội để đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô và trở thành những môn đồ của Ngài, tức là những người noi theo Ngài.

Trong suốt quá trình học, hãy chú ý đến không chỉ những điều các em đọc và nghe về Chúa Giê Su Ky Tô mà còn cả những điều Thánh Linh đang giảng dạy cho các em về Ngài. Hãy cân nhắc dành một vài trang trong nhật ký ghi chép việc học tập của các em để ghi lại những điều các em đang học và cảm nghĩ về Ngài cũng như những điều các em đang làm để noi theo Ngài. Trong suốt cả năm, hãy thêm cập nhật vào các trang này và xem lại tiến trình của các em.

Hãy mời các học viên suy ngẫm về kinh nghiệm của họ khi học Kinh Tân Ước trong năm nay bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của họ.

  • Các em hy vọng sẽ học hỏi hoặc có được những kinh nghiệm gì khi nghiên cứu cuộc sống và những lời giảng dạy của Chúa Giê Su Ky Tô trong năm nay?

  • Một số phương diện cụ thể mà các em hy vọng sẽ cải thiện với tư cách là một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô là gì?

Hãy cân nhắc làm chứng về Đấng Cứu Rỗi. Cũng có thể là hữu ích để mời một vài học viên chia sẻ chứng ngôn của họ về Đấng Cứu Rỗi. Khuyến khích học viên suy ngẫm những cách họ sẽ củng cố cam kết của họ để đến cùng Ngài và trở thành môn đồ của Ngài khi họ bắt đầu học Kinh Tân Ước.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Kinh Tân Ước được sắp xếp như thế nào?

Bốn sách đầu tiên của Kinh Tân Ước (Ma Thi Ơ, Mác, Lu Ca và Giăng) được gọi là các sách Phúc Âm. Các sách Phúc Âm là bốn chứng ngôn về cuộc sống trần thế và sứ mệnh của Chúa Giê Su. Trong tiếng Hy Lạp, từ phúc âm có nghĩa là “tin lành”. Để biết thêm thông tin về bốn sách Phúc Âm này, xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “ Các sách Phúc Âm ,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org.

Phần còn lại của Kinh Tân Ước (sách Công Vụ Các Sứ Đồ đến sách Khải Huyền) bao gồm các tác phẩm và giáo vụ của các vị lãnh đạo then chốt trong Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi. Sách Công Vụ Các Sứ Đồ ghi lại các sinh hoạt truyền giáo, giáo vụ và các phép lạ của Các Vị Sứ đồ. Sách Rô Ma cho đến sách Giu Đê là những bức thư do Phao Lô và các vị lãnh đạo khác của Giáo Hội viết để dạy dỗ và củng cố Các Thánh Hữu. Sách Khải Huyền chứa đựng sự mặc khải mà Giăng tiếp nhận về những ngày sau cùng.

Đức tin của tôi nơi Chúa Giê Su Ky Tô có thể đươc củng cố như thế nào khi tôi học Kinh Tân Ước?

Chủ Tịch Jean B. Bingham, cựu Chủ Tịch Trung Ương Hội Phụ Nữ, đã chia sẻ một số cách mà đức tin của chúng ta có thể được củng cố khi chúng ta nghiên cứu về cuộc sống và những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi.

Hình Ảnh
Official Portrait of Sister Jean B. Bingham. Photographed in 2017.

Khi anh chị em học về cuộc đời và những lời dạy của Đấng Ky Tô bằng đủ cách, đức tin của anh chị em nơi Ngài sẽ gia tăng. Anh chị em sẽ biết rằng Ngài hoàn toàn yêu thương và hiểu rõ mỗi anh chị em. Trong 33 năm sống trên trần thế, Ngài đã bị khước từ, ngược đãi, thể xác Ngài đói khát và mệt mỏi, cô đơn, bị hành hạ bằng lời nói và hành động, và cuối cùng là một cái chết đau đớn tột cùng dưới bàn tay của những người tội lỗi. Trong Vườn Ghết Sê Ma Nê và trên cây thập tự ở Đồi Sọ, Ngài đã cảm nhận tất cả những đau đớn, khổ sở, cám dỗ, bệnh hoạn và những sự yếu đuối của chúng ta.

Bất kể điều gì chúng ta đã chịu đựng, thì Ngài cũng là nguồn gốc chữa lành. Những người nào đã chịu đựng bất cứ hành vi lạm dụng, sự mất mát thảm khốc, bệnh tật kinh niên hoặc khổ sở vì tật nguyền, những lời cáo gian, sự ngược đãi tàn nhẫn, hoặc tổn thương phần thuộc linh vì tội lỗi hoặc sự hiểu lầm cũng đều có thể được Đấng Cứu Chuộc của thế gian chữa lành. Tuy nhiên, Ngài sẽ không làm điều đó nếu không được mời. Chúng ta phải đến cùng Ngài và để cho Ngài làm phép lạ.

(Jean B. Bingham, “Hầu Cho Sự Vui Mừng của Các Ngươi Được Trọn Vẹn,” Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 86)

Anh Cả L. Tom Perry (1922–2015) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ làm chứng về tầm quan trọng của việc học Kinh Tân Ước.

Hình Ảnh
Final official portrait of Elder L. Tom Perry of the Quorum of the Twelve Apostles, 2004. Passed away 30 May 2015.

Thế gian ngày nay đầy dẫy các học thuyết của loài người đến nỗi người ta rất dễ quên và đánh mất đức tin [vào] câu chuyện vô cùng quan trọng về cuộc sống và giáo vụ của Đấng Cứu Rỗi—Kinh Tân Ước. Quyển kinh thánh này là trọng tâm của lịch sử thánh thư, cũng giống như Đấng Cứu Rỗi chính là trọng tâm của cuộc sống chúng ta vậy. Chúng ta cần phải tự mình cam kết để nghiên cứu và trân quý quyển sách ấy!

(L. Tom Perry, “Ngày Sa Bát và Tiệc Thánh”, Liahona, tháng Năm năm 2011, trang 6)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Tại sao Chúa Giê Su Ky Tô quan trọng với các em?

Trưng bày một hình ảnh của Chúa Giê Su Ky Tô, chẳng hạn như hình ảnh có ở đầu bài học. Mời học viên ghi lại câu trả lời cho câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của họ. Rồi mời một vài người tình nguyện chia sẻ các câu trả lời của họ với lớp học.

  • Tại sao Chúa Giê Su Ky Tô quan trọng với các em?

Khuyến khích học viên chú ý câu trả lời của họ cho câu hỏi này phát triển như thế nào khi họ học về cuộc sống của Chúa Giê Su Ky Tô trong Kinh Tân Ước năm nay.

Việc nghiên cứu Kinh Tân Ước có thể củng cố chứng ngôn của chúng ta rằng Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô

Mời các học viên nghiên cứu Giăng 20:30–31 , cùng tìm kiếm một trong những lý do mà Giăng viết lời tường thuật về cuộc sống của Đấng Cứu Rỗi. Giải thích rằng những lời của Giăng trong những câu này cũng có thể áp dụng cho các sách khác của Kinh Tân Ước.

Có thể hữu ích khi xem lại những lời tường thuật trong Kinh Tân Ước mà củng cố đức tin của chúng ta rằng Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô và Vị Nam Tử của Thượng Đế. Học viên có thể tự tìm một lời tường thuật hoặc anh chị em có thể cung cấp cho họ một số lựa chọn để chọn, bao gồm một số lựa chọn sau đây:

Ma Thi Ơ 8:23–27 ; Ma Thi Ơ 14:15–21 ; Lu Ca 22:39–44 ; Giăng 11:32–45 ; Công Vụ Các Sứ Đồ 3:1–8

Khi học viên nghiên cứu, hãy mời họ xem xét những điều họ học được có thể củng cố chứng ngôn của người nào đó rằng Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô.

Danh xưng và tước hiệu của Chúa Giê Su Ky Tô

Một trong những cách học viên sẽ học về Chúa Giê Su Ky Tô khi nghiên cứu Kinh Tân Ước là chú ý đến nhiều danh xưng và tước hiệu của Ngài. Mời học viên học một số câu sau đây, cùng tìm các danh xưng hoặc tước hiệu được sử dụng để mô tả Chúa Giê Su Ky Tô. Mời học viên suy ngẫm xem những danh xưng và tước hiệu đó dạy cho họ điều gì về Ngài.

Ma Thi Ơ 14:33 ; Lu Ca 2:11 ; Giăng 1:29 ; Giăng 3:2 ; Giăng 4:25–26

In