Lớp Giáo Lý
Học Hỏi bằng Thánh Linh


Học Hỏi bằng Thánh Linh

Mời Thánh Linh Giảng Dạy cho Các Em

Hình Ảnh
Young woman kneeling by her bed praying. Shot in Brazil.

Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô muốn mặc khải lẽ thật cho chúng ta bằng quyền năng của Đức Thánh Linh. Bài học này sẽ giúp các em hiểu cách Đức Thánh Linh giúp các em học lẽ thật và tiếp nhận sự mặc khải cá nhân. Các em cũng sẽ học cách mời Đức Thánh Linh giảng dạy cho mình và cách nhận biết khi nào các em đang học hỏi bằng Thánh Linh.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên đọc Giăng 14:26–27 và suy ngẫm về những kinh nghiệm khi họ cảm thấy hoặc học được điều gì đó từ Đức Thánh Linh theo các cách mà Đấng Cứu Rỗi đã mô tả trong những câu này.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Đọc to tình huống sau đây. Sau đó, cho học viên có thời gian để suy ngẫm về mong muốn của họ và sự tin tưởng trong việc nhận biết và học hỏi bằng Thánh Linh.

Hãy tưởng tượng rằng các em đã mời gọi một người bạn lần đầu tham dự lớp giáo lý. Trong một trong những kinh nghiệm đầu tiên ở lớp giáo lý của người bạn này, người giảng viên đã giải thích tầm quan trọng của việc mời Đức Thánh Linh làm thầy giảng thực sự trong quá trình học thánh thư riêng cá nhân và tại lớp giáo lý. Người giảng viên làm chứng rằng qua Đức Thánh Linh, học viên có thể tiếp nhận các sứ điệp cá nhân từ Cha Thiên Thượng mà thậm chí không được nói to trong lớp học. Người bạn này đã hỏi các em ý nghĩa của việc học hỏi từ Đức Thánh Linh.

Khi các em nghĩ về cách trả lời, hãy suy ngẫm các câu hỏi sau đây. Hãy lưu ý đến những suy nghĩ và cảm nghĩ nảy sinh khi các em học bài học này.

  • Các em nghĩ kinh nghiệm của bạn mình trong lớp giáo lý sẽ thay đổi như thế nào nếu bạn ấy cảm thấy Thượng Đế đang giao tiếp với mình khi bạn ấy học phúc âm?

  • Các em cảm thấy tự tin đến mức nào trong việc nhận ra ảnh hưởng của Đức Thánh Linh trong cuộc sống của mình và trong việc mời Ngài giảng dạy cho các em?

Thánh Linh làm gì cho chúng ta?

Khi các em nghiên cứu phúc âm, Đức Thánh Linh có thể ban cho các em sự mặc khải cá nhân. Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy:

Hình Ảnh
Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Anh chị em không phải tự hỏi về điều gì là thật [xin xem Mô Rô Ni 10:5 ]. Anh chị em không phải tự hỏi ai là người mình có thể tin cậy chắc chắn. Qua sự mặc khải cá nhân, anh chị em có thể nhận được lời chứng cho chính mình rằng Sách Mặc Môn là lời của Thượng Đế, rằng Joseph Smith là một vị tiên tri, và rằng đây là Giáo Hội của Chúa. Bất kể điều những người khác có thể nói hoặc làm, không ai có thể lấy đi một chứng ngôn đến trong tâm và trong trí anh chị em về điều gì là thật.

Tôi khẩn nài anh chị em hãy gia tăng khả năng thuộc linh hiện tại của mình để nhận được sự mặc khải cá nhân. … Ôi, có rất nhiều điều hơn nữa mà Cha Thiên Thượng muốn anh chị em biết được. …

… Lẽ thật quan trọng nhất mà Đức Thánh Linh sẽ làm chứng cho anh chị em là Chúa Giê Su Ky Tô Đấng Ky Tô, Vị Nam Tử của Thượng Đế hằng sống. Ngài hằng sống!

(Russell M. Nelson, “Sự Mặc Khải cho Giáo Hội, Sự Mặc Khải cho Cuộc Đời Chúng Ta”, Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 95–96)

Xem xét việc nhắc nhở học viên về lời mời học viên chuẩn bị ở đầu bài học này. Thay vì trả lời hai câu hỏi tiếp theo, học viên có thể chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về sự chuẩn bị của họ.

  • Các em nhận thấy điều gì là nổi bật trong lời phát biểu của Chủ Tịch Nelson?

  • Các em nghĩ tại sao lẽ thật quan trọng nhất mà Đức Thánh Linh có thể làm chứng là Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô, Vị Nam Tử của Thượng Đế hằng sống?

Mời học viên trả lời câu hỏi sau đây theo cặp hoặc trong nhóm nhỏ. Đi quanh phòng và lắng nghe những câu trả lời để đánh giá mức độ hiểu biết của học viên về lẽ thật này.

  • Các em sẽ tóm tắt như thế nào cho người bạn của mình trong một đến hai câu về tầm quan trọng của sự mặc khải cá nhân trong việc học phúc âm của bạn ấy?

Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra ảnh hưởng của Đức Thánh Linh?

Hãy tưởng tượng rằng người bạn của các em bắt đầu thể hiện sự quan tâm chân thành đến việc tiếp nhận sự mặc khải từ Thượng Đế. Nhưng bạn ấy nói với các em rằng: “Tôi không chắc liệu mình đã từng tiếp nhận sự mặc khải trước đây hay chưa. Làm thế nào tôi có thể nhận ra Đức Thánh Linh?”

Để giúp các em trả lời, hãy đọc những đoạn thánh thư sau đây. Lưu ý cách mà ảnh hưởng của Thánh Linh được mô tả.

Cân nhắc viết các tài liệu tham khảo sau đây (hoặc những tài liệu tham khảo khác mà các em chọn) lên trên bảng và mời học viên chọn một hoặc hai tài liệu tham khảo để nghiên cứu. Mời họ viết lên trên bảng bên cạnh tài liệu tham khảo tương ứng với những điều họ học được về ảnh hưởng của Đức Thánh Linh.

Để giúp học viên trả lời những câu hỏi sau đây, hãy cân nhắc mời họ chọn một đoạn thánh thư và sử dụng đoạn đó để giảng dạy cho một người bạn về Đức Thánh Linh.

  • Các em muốn chia sẻ đoạn mô tả nào trong số những đoạn mô tả mà các em đọc về Đức Thánh Linh với người bạn của mình? Tại sao?

  • Các em sẽ mô tả như thế nào về những cách thức mà các em đã có được về sự ảnh hưởng của Đức Thánh Linh khi học phúc âm?

Câu hỏi trước có thể là một phần quan trọng của bài học này. Hãy ảm bảo cho học viên có đủ thời gian để trả lời. Cân nhắc đặt các câu hỏi tiếp theo cho học viên về những điều họ đã làm để chuẩn bị cho mình những kinh nghiệm cảm nhận được ảnh hưởng của Thánh Linh.

Làm thế nào chúng ta có thể mời Đức Thánh Linh giảng dạy cho chúng ta?

Cha Thiên Thượng yêu thương chúng ta và muốn phán bảo với chúng ta qua tiếng nói êm dịu nhỏ nhẹ của Đức Thánh Linh. Nhưng mỗi chúng ta phải quyết định xem chúng ta có sẵn lòng thiết tha tìm kiếm sự mặc khải từ Ngài hay không. Ngoài ra, khi chúng ta họp mặt với gia đình, lớp học hoặc tiểu giáo khu, những mong muốn, thái độ và hành động của chúng ta có thể ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy một số cách quan trọng mà chúng ta có thể mời Đức Thánh Linh giảng dạy cho chúng ta.

Hình Ảnh
Elder David A. Bednar, Quorum of the Twelve Apostles official portrait. 2020.

Việc tiếp nhận Đức Thánh Linh bắt đầu với ước muốn chân thành và liên tục để có được sự đồng hành của Ngài trong cuộc sống của chúng ta. …

Lời thỉnh mời của chúng ta để có được sự đồng hành của Đức Thánh Linh xảy ra bằng nhiều cách: qua việc lập và tuân giữ các giao ước; bằng cách cầu nguyện chân thành riêng cá nhân lẫn chung gia đình; bằng cách siêng năng tra cứu thánh thư; qua việc củng cố những mối quan hệ thích hợp với những người trong gia đình và bạn bè; bằng cách có được những ý nghĩ, hành động và lời lẽ đức hạnh; và bằng cách thờ phượng trong nhà của chúng ta, trong đền thờ và tại nhà thờ.

(David A. Bednar, “Nhận Được Đức Thánh Linh”, Liahona, tháng Mười Một năm 2010, trang 96)

  • Những thái độ hoặc hành động nào mà Anh Cả Bednar đề cập đã giúp các em mời Thánh Linh vào cuộc sống của mình?

  • Các em thấy thái độ hoặc lựa chọn của một người nào đó khiến những người khác trong gia đình hoặc lớp học thấy dễ dàng hơn (hoặc khó khăn hơn) như thế nào để được Thánh Linh dạy dỗ?

Cân nhắc mời học viên chia sẻ xem họ muốn cách xử sự trong lớp học cần phải như thế nào và làm thế nào họ mời Thánh Linh làm thầy giảng trong lớp.

Học viên có thể suy ngẫm về những điều họ đã học được trong bài học này bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập.

  • Mong muốn hoặc khả năng học hỏi bằng Thánh Linh của các em ảnh hưởng như thế nào bởi những điều các em học được hôm nay?

  • Các em muốn tìm hiểu thêm điều gì về sự mặc khải cá nhân và việc được Thánh Linh giảng dạy?

  • Các em sẽ làm gì ở nhà và trong lớp giáo lý để mời Thánh Linh ở cùng khi các em nghiên cứu Kinh Tân Ước?

Khuyến khích học viên ghi lại câu trả lời của họ cho câu hỏi trước ở một nơi mà họ có thể tham khảo trong suốt cả năm.

Chia sẻ chứng ngôn rằng Chúa mong muốn phán cùng mỗi học viên qua Đức Thánh Linh.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Chúa có thực sự sẵn lòng mặc khải cho tôi không?

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã giải thích:

Hình Ảnh
Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Một trong những điều mà Thánh Linh đã nhiều lần khắc ghi trong tâm trí tôi … là Chúa sẵn lòng biết bao để mặc khải tâm trí và ý muốn của Ngài. Đặc ân để nhận được sự mặc khải là một trong các ân tứ lớn nhất mà Thượng Đế ban cho con cái của Ngài.

(Russell M. Nelson, “Sự Mặc Khải cho Giáo Hội, Sự Mặc Khải cho Cuộc Đời Chúng Ta”, Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 94)

Làm thế nào tôi có thể mời Đức Thánh Linh giảng dạy cho tôi?

Anh Cả Ulisses Soares thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giúp trả lời câu hỏi này.

Hình Ảnh
Elder Ulisses Soares, Quorum of the Twelve Apostles official portrait.

Nó đòi hỏi sự khẩn cầu Thượng Đế và học cách mang phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô vào trọng tâm cuộc sống của chúng ta. Nếu chúng ta làm như vậy thì tôi hứa rằng ảnh hưởng của Đức Thánh Linh sẽ mang lại lẽ thật cho tâm trí chúng ta, sẽ làm chứng về lẽ thật đó và sẽ giảng dạy mọi điều.

(Ulisses Soares, “Làm Sao Tôi Có Thể Hiểu Được?”, Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 7)

Điều gì có thể khiến tôi xao lãng khi tiếp nhận sự mặc khải mà Chúa muốn gửi đến cho tôi?

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ sự hiểu biết sâu sắc này:

Hình Ảnh
Elder David A. Bednar, Quorum of the Twelve Apostles official portrait. 2020.

Nếu một điều gì mà chúng ta suy nghĩ, nhìn thấy, lắng nghe hoặc dẫn mình xa lánh khỏi Đức Thánh Linh thì chúng ta chỉ cần ngừng suy nghĩ, nhìn, lắng nghe hoặc làm điều đó. Ví dụ, nếu có một điều nào nhằm để giải trí, lại làm chúng ta xa lánh khỏi Đức Thánh Linh, thì chắc chắn chúng ta không nên dự phần vào loại giải trí đó. Vì Thánh Linh không thể ngự với điều gì thô tục, thô bỉ hoặc khiếm nhã, thì dĩ nhiên chúng ta không nên làm những điều đó.

(David A. Bednar, “Để Chúng Ta Có Thể Luôn Được Thánh Linh của Ngài Ở cùng Chúng Ta”, Liahona, tháng Năm năm 2006, trang 30)

Chủ Tịch M. Russell Ballard thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Official portrait of President M. Russell Ballard of the Quorum of the Twelve Apostles, 2004.

Quá nhiều người cho phép mình gần như sống trực tuyến với các thiết bị thông minh của họ—màn hình chiếu sáng khuôn mặt của họ cả ngày lẫn đêm và tai nghe gắn vào tai họ ngăn cản tiếng nói nhỏ nhẹ êm ái của Thánh Linh. Nếu chúng ta không tìm ra thời gian để rời xa thiết bị của mình thì chúng ta có thể bỏ lỡ cơ hội để lắng nghe tiếng nói của Ngài, là Đấng đã phán: “Hãy yên lặng và biết rằng ta là Đức Chúa Trời” [Thi Thiên 46:10].

(M. Russell Ballard, “Các Ân Tứ Quý Báu từ Thượng Đế”, Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 10)

Làm thế nào tôi có thể nhận ra sự mặc khải đến với tâm trí mình?

Tiên Tri Joseph Smith đã dạy:

Hình Ảnh
Half-length frontal portrait of the Prophet Joseph Smith, Jr. Joseph’s head is turned to the side in a three-quarter view, right hand on hip and his left hand holds sheets of papers. He is depicted wearing a dark brown suit and a white shirt and tie.

Một người có thể có được lợi ích qua việc nhận thấy điềm báo trước đầu tiên của tinh thần mặc khải; ví dụ, khi các các anh chị em cảm thấy tri thức thuần khiết đang lan khắp châu thân mình, thì tinh thần mặc khải [có thể mang đến cho các anh chị em những ý tưởng đột ngột].

(Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith [năm 2007], trang 142)

Anh Cả Richard G. Scott (1928–2015) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ sự hiểu biết sâu sắc này:

Hình Ảnh
Half-length frontal portrait of the Prophet Joseph Smith, Jr. Joseph’s head is turned to the side in a three-quarter view, right hand on hip and his left hand holds sheets of papers. He is depicted wearing a dark brown suit and a white shirt and tie.

Ấn tượng đến với tâm trí là rất cụ thể. Những lời chi tiết có thể được nghe thấu hoặc cảm nhận và viết như thể lời chỉ dẫn đã được đọc ra.

(Richard G. Scott, “Helping Others to Be Spiritually Led” [bài nói chuyện dành cho các nhà giáo dục tôn giáo tại hội thảo chuyên đề về Giáo Lý và Giao Ước và lịch sử Giáo Hội, trường Brigham Young University, ngày 11 tháng Tám năm 1998]; xin xem thêm Teaching Seminary: Preservice Readings [năm 2004], trang 55)

In