Lớp Giáo Lý
Lời Giới Thiệu Phần Thông Thạo Giáo Lý


Lời Giới Thiệu Phần Thông Thạo Giáo Lý

Mục Đích của Việc Thông Thạo Giáo Lý

Hình Ảnh
Seminary student studying in Ecuador

Bài học này sẽ giới thiệu cho các em phần thông thạo giáo lý và làm thế nào mà việc thông thạo giáo lý có thể ban phước cho cuộc sống của các em và giúp các em xây dựng nền tảng thuộc linh của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Được soi dẫn đúng lúc. Chủ Tịch M. Russell Ballard thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã đưa ra lời tuyên bố sau đây với các giảng viên lớp giáo lý và viện giáo lý: “Sáng kiến [Thông Thạo Giáo lý] được soi dẫn vàđúng lúc. Sáng kiến này sẽ có ảnh hưởng tuyệt vời đến những người trẻ tuổi của chúng ta. Tuy nhiên, sự thành công của chương trình Thông Thạo Giáo Lý … sẽ phụ thuộc nhiều vào anh chị em (M. Russell Ballard, “The Opportunities and Responsibilities of CES Teachers in the 21st Century” [buổi họp tối với một Vị Thẩm Quyền Trung Ương, ngày 26 tháng Hai năm 2016], broadcasts.ChurchofJesusChrist.org).

Học viên chuẩn bị: Mời học viên chọn một trong những đoạn thông thạo giáo lý mà họ thấy hay, có thể giúp giải quyết nhu cầu cá nhân hoặc trả lời câu hỏi của họ. Bản liệt kê các đoạn thánh thư có trong ứng dụng Thông Thạo Giáo Lý hoặc gần phần cuối của Tài Liệu Chính Yếu để Thông Thạo Giáo Lý.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Xây dựng nền tảng nơi Chúa Giê Su Ky Tô

Hình Ảnh
Tornado, building and power lines in Cordele, Georgia, on April 5. 2017. (vert)

Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã cảnh báo về những cơn gió lốc thuộc linh:

Hình Ảnh
Official portrait of Elder Neil L. Andersen of the Quorum of the Twelve Apostles, 2010, August.

Đáng quan tâm hơn các trận động đất và các cuộc chiến tranh đã được tiên tri [trong những ngày sau] là những cơn lốc xoáy thuộc linh có thể giật các em ra khỏi những nền tảng thuộc linh và đặt các em vào những hoàn cảnh không bao giờ tưởng tượng được, đôi khi làm cho các em khó nhận thấy là mình đã bị dời đổi.

(Neil L. Andersen, “Những Cơn Gió Lốc Thuộc Linh”, Liahona, tháng Năm năm 2014, trang 18)

  • Một số cơn gió lốc thuộc linh nào mà có thể cố gắng giật chúng ta ra khỏi những nền tảng thuộc linh của mình?

Hãy nghĩ về một cơn gió lốc thuộc linh mà các em đã gặp phải gần đây. Đọc Hê La Man 5:12 và tìm những cách chống lại cơn gió lốc này.

  • Các em nhận thấy điều gì có thể giúp các em chống lại những cơn gió lốc thuộc linh này?

  • Các em nghĩ việc xây dựng nền tảng nơi Chúa Giê Su Ky Tô có nghĩa là gì?

  • Trong những phương diện nào mà cá nhân các em được lợi ích khi xây dựng nền tảng vững chắc nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

Những lời phát biểu sau đây nhằm giúp học viên suy ngẫm điều họ cảm thấy về nền tảng thuộc linh của họ. Những lời phát biểu đó cũng có thể giúp học viên nhận thấy những lĩnh vực khác mà việc thông thạo giáo lý có thể giúp ích cho họ. Cân nhắc việc trưng bày hoặc viết những lời phát biểu này lên trên bảng.

Nền Tảng Thuộc Linh Của Tôi

Hãy suy nghĩ về nền tảng thuộc linh của các em và tự đánh giá về những lời phát biểu sau đây bằng cách cho biết “Đồng ý”, “Đồng ý phần nào”, “Không đồng ý phần nào” hoặc “Không đồng ý”.

  1. Tôi đang xây dựng nền tảng vững chắc nơi Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài.

  2. Tôi đang gia tăng sự hiểu biết của mình về Chúa Giê Su Ky Tô và giáo lý của Ngài.

  3. Tôi cảm thấy thoải mái khi sử dụng thánh thư để giải thích giáo lý của Chúa Giê Su Ky Tô.

  4. Tôi có thể tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi của mình hoặc của những người khác về phúc âm.

Hình Ảnh
Spiritual Foundation handout

Phần Thông Thạo Giáo Lý

Lớp giáo lý có thể giúp các em xây dựng nền tảng của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô khi các em học giáo lý của Ngài, đến cùng Ngài và trở thành môn đồ của Ngài (xin xem 3 Nê Phi 11:39). Đọc hai đoạn đầu tiên trong chương “Lời Giới Thiệu Phần Thông Thạo Giáo Lý” của Tài Liệu Chính Yếu để Thông Thạo Giáo Lý (năm 2022), và tìm kiếm những cách thức mà lớp giáo lý có thể giúp các em xây dựng nền tảng của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Các em tìm thấy điều gì?

Có hai kết quả chính cho việc thông thạo giáo lý mà có thể giúp các em xây dựng nền tảng của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Đọc hai kết quả cho việc thông thạo giáo lý trong chương “Lời Giới Thiệu Phần Thông Thạo Giáo Lý” của Tài Liệu Chính Yếu để Thông Thạo Giáo Lý.

Mỗi tuần trong lớp giáo lý, các em sẽ học cách thông thạo giáo lý. Trong hầu hết các bài học này, các em sẽ học một trong 24 đoạn thánh thư từ Kinh Tân Ước, được gọi là các đoạn thông thạo giáo lý. Sơ đồ sau đây minh họa những điều các em sẽ làm trong các bài học thông thạo giáo lý.

Cân nhắc việc trưng bày hoặc vẽ sơ đồ này lên trên bảng. Sơ đồ này thể hiện cách tổ chức các bài học thông thạo giáo lý.

Hình Ảnh
Flow chart for doctrinal mastery

Hiểu rõ và giải thích về giáo lý

Hãy nhạy cảm đối với sự trưởng thành thuộc linh của mỗi học viên. Hãy thành tâm tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh khi anh chị em làm cho bài học thích ứng với các nhu cầu của học viên.

Trước đó trong bài học, các em đã tự đánh giá về mức độ thoải mái của mình khi sử dụng thánh thư để giải thích về giáo lý của Chúa Giê Su Ky Tô. Bất kể các em đánh giá bản thân như thế nào thì việc học phần thông thạo giáo lý sẽ giúp các em gia tăng sự hiểu biết về Đấng Cứu Rỗi và giáo lý của Ngài. Khả năng của các em để giải thích giáo lý của Ngài bằng cách sử dụng thánh thư sẽ gia tăng.

Hãy xem qua bản liệt kê các đoạn thông thạo giáo lý trong Kinh Tân Ước và các cụm từ then chốt trong thánh thư. Các em có thể tìm thấy bản liệt kê này ở gần cuối Tài Liệu Chính Yếu để Thông Thạo Giáo Lý. Chọn một trong những đoạn mà các em thấy hay, có thể giúp giải quyết nhu cầu cá nhân hoặc có thể giúp giải đáp câu hỏi của các em.

Học viên có thể được lợi ích từ việc thảo luận những câu hỏi sau đây với một người bạn trong nhóm.

  • Các em đã lựa chọn đoạn thánh thư nào?

  • Đoạn này dạy cho các em điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô hoặc giáo lý của Ngài?

  • Việc biết cách giải thích giáo lý từ đoạn này sẽ ban phước cho cuộc sống của các em về những phương diện nào?

Đạt được sự hiểu biết thuộc linh

Học viên sẽ có kinh nghiệm khác nhau với các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Hãy làm cho phần này của bài học thích ứng với các nhu cầu và khả năng của học viên. Sau này có các bài học riêng biệt trong chương trình giảng dạy cho mỗi nguyên tắc của ba nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Nếu hầu hết học viên có ít hoặc không có kinh nghiệm sử dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh thì hãy cân nhắc giảng dạy các bài học về “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” phần 1, 2, và 3 trước khi giảng dạy bài học đầu tiên về thông thạo giáo lý.

Trong những bài học thông thạo giáo lý, các em sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm và thực hành sử dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh để giúp các em trả lời các câu hỏi của cá nhân và xã hội cũng như các câu hỏi về giáo lý, các lối thực hành hoặc lịch sử của Giáo Hội. Việc tìm hiểu và sử dụng các nguyên tắc này sẽ giúp các em xây dựng nền tảng của mình nơi Đấng Cứu Rỗi và tìm đến Ngài khi gặp phải các câu hỏi. Ba trong số các nguyên tắc đạt được sự hiểu biết thuộc linh mà các em sẽ thực hành khi sử dụng trong lớp giáo lý là:

  • Hành động theo đức tin.

  • Xem xét các khái niệm và câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu.

  • Tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua các nguồn phương tiện đã được Chúa quy định.

Nếu các em không quen thuộc với các nguyên tắc này thì các em có thể muốn đọc các đoạn 5–12 trong chương “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” của Tài Liệu Chính Yếu để Thông Thạo Giáo Lý.

  • Các em biết gì về các nguyên tắc này?

  • Các em đã có những kinh nghiệm nào với các nguyên tắc này?

  • Trong những phương diện nào các em nghĩ các nguyên tắc này có thể giúp các em xây dựng nền tảng của mình nơi Đấng Ky Tô và chống lại những cơn gió lốc thuộc linh?

Các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý

Mỗi năm trong lớp giáo lý, các em sẽ được khuyến khích học thuộc lòng một cụm từ thánh thư chính yếu cho 24 đoạn thánh thư thông thạo giáo lý.

Anh Cả Richard G. Scott (1928–2015) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy về việc học thuộc lòng thánh thư.

Hình Ảnh
Final official portrait of Elder Richard G. Scott of the Quorum of the Twelve Apostles, 2004. Passed away 22 September 2015.

Quyền năng lớn lao có thể đến từ việc ghi nhớ thánh thư. Thuộc lòng một câu thánh thư tức là tạo ra một tình bạn mới. Điều đó giống như khám phá ra một người bạn mới là người có thể giúp đỡ trong lúc mình cần, để soi dẫn, an ủi, và là một nguồn động lực khi cần thay đổi.

(Richard G. Scott, “Quyền Năng của Thánh Thư”, Liahona, tháng Mười Một năm 2011, trang 6)

  • Các em nghĩ tại sao là hữu ích để học thuộc lòng nhiều đoạn thánh thư khác nhau?

  • Các em nghĩ việc học thuộc lòng thánh thư có thể giúp các em như thế nào trong việc xây dựng nền tảng của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô và chống lại những cơn gió lốc thuộc linh?

Hãy dành một chút thời gian để xem lại 24 đoạn thông thạo giáo lý và các cụm từ thánh thư chính yếu cho khóa học Kinh Tân Ước. Các em có thể sử dụng ứng dụng Thông Thạo Giáo Lý hoặc Tài Liệu Chính Yếu để Thông Thạo Giáo Lý. Các em có thể muốn bắt đầu học thuộc lòng phần tham khảo và cụm từ thánh thư chính yếu cho đoạn mà các em đã lựa chọn trước đó.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Tại sao là quan trọng để thông thạo giáo lý?

Chủ Tịch M. Russell Ballard thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Official portrait of President M. Russell Ballard of the Quorum of the Twelve Apostles, 2004.

[Thông thạo giáo lý] sẽ tập trung vào việc xây đắp và củng cố đức tin của học viên nơi Chúa Giê Su Ky Tô và củng cố họ với nhiều khả năng hơn để sống theo và áp dụng phúc âm trong cuộc sống của họ. Bằng cách sử dụng thánh thư và những lời nói của các vị tiên tri, họ sẽ biết cách hành động theo đức tin nơi Đấng Ky Tô để đạt được sự hiểu biết thuộc linh về phúc âm của Ngài. Và họ sẽ có cơ hội để học cách áp dụng giáo lý của Đấng Ky Tô và các nguyên tắc phúc âm cho những câu hỏi và thử thách mà họ nghe thấy hàng ngày ở giữa bạn bè và trên phương tiện truyền thông xã hội.

(M. Russell Ballard, “The Opportunities and Responsibilities of CES Teachers in the 21st Century” [một buổi họp tối với một Vị Thẩm Quyền Trung Ương, ngày 26 tháng Hai năm 2016], ChurchofJesusChrist.org)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Sinh hoạt đánh dấu thánh thư thông thạo giáo lý

Để giúp học viên đánh dấu các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý, hãy cân nhắc sử dụng sinh hoạt này. Xác định số đoạn sẽ sử dụng trong sinh hoạt này và chỉ định mỗi học viên một đoạn (có thể chỉ định nhiều học viên cùng một đoạn).

Cho học viên thời gian để chuẩn bị, sau đó mời họ làm những việc sau đây: (1) thăm một thành viên khác trong lớp học, (2) chia sẻ các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý của họ với nhau và (3) đánh dấu các đoạn đó. Lặp lại sinh hoạt này nhiều lần.

Để thêm phần đa dạng cho sinh hoạt này, hãy cân nhắc mời học viên trả lời một câu hỏi để giúp họ làm quen với nhau hoặc chia sẻ một tình huống mà họ nghĩ rằng việc biết câu thánh thư này sẽ hữu ích.

Ứng dụng Thông Thạo Giáo Lý

Giúp học viên tải xuống ứng dụng Thông Thạo Giáo Lý trên thiết bị di động. Sử dụng thời gian trên lớp để giúp học viên làm quen với ứng dụng và thực hiện một số sinh hoạt. Khuyến khích học viên sử dụng ứng dụng ngoài giờ học.

Học thuộc lòng các câu thánh thư

Mời học viên tưởng tượng mình là một người truyền giáo, là cha mẹ hoặc đang trả lời các câu hỏi của bạn bè về phúc âm. Yêu cầu học viên chia sẻ những cách thức mà việc học thuộc lòng thánh thư có thể giúp họ trong những tình huống đó.

In