Lớp Giáo Lý
Ma Thi Ơ 1; Lu Ca 1


Ma Thi Ơ 1; Lu Ca 1

Khái Quát

Ma Thi Ơ, còn được gọi là Lê Vi, là tác giả sách Phúc Âm đầu tiên của Kinh Tân Ước. Một trong những mục đích của ông khi viết là để cho thấy rằng Chúa Giê Su đã làm ứng nghiệm những lời tiên tri trong Kinh Cựu Ước về Đấng Mê Si (xin xem Ma Thi Ơ 1:1–17). Thiên sứ Gáp Ri Ên đến cùng Ma Ri để loan báo về sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô, “Con của Đấng Rất Cao” (xin xem Lu Ca 1:1–38). Trong khi mang thai Chúa Giê Su, Ma Ri đến thăm chị họ là Ê Li Sa Bét và hân hoan cùng với bà về lòng nhân từ của Thượng Đế (xin xem Lu Ca 1:39–79).

Chuẩn Bị Giảng Dạy

Thông tin sau đây cung cấp cho giảng viên ý tưởng về những điều có thể cần phải chuẩn bị trước cho mỗi bài học.

Ma Thi Ơ 1:1–17

Mục đích của bài học:Bài học này sẽ giúp học viên tìm hiểu về Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Mê Si đã được hứa và cảm thấy biết ơn Ngài nhiều hơn.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên khi đến lớp suy ngẫm về lý do tại sao Chúa Giê Su Ky Tô lại quan trọng đối với họ. Họ cũng có thể hỏi gia đình hoặc bạn bè về việc họ cảm nghĩ như thế nào về Đấng Cứu Rỗi.

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Vào đầu bài học, khi học viên viết ra các chi tiết quan trọng về Chúa Giê Su Ky Tô vào một tờ giấy, hãy cân nhắc mời học viên nhập câu trả lời của họ và đăng lên bằng tính năng trò chuyện. Cho học viên thời gian thích hợp để đọc những điều các học viên khác đã viết.

Lu Ca 1:1–38

Mục đích của bài học:Bài học này có thể giúp học viên học cách đáp lại ý muốn của Chúa với lòng tin cậy nơi Ngài nhiều hơn.

  • Học viên chuẩn bị:Mời học viên suy ngẫm câu hỏi sau đây: Các em biết gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô mà có thể giúp các em đặt niềm tin nơi Hai Ngài?

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Nếu chức năng chia ra các phòng họp nhỏ có sẵn, thì có thể là điều hữu ích nếu chia học viên thành các nhóm để thảo luận về hai câu hỏi tiếp theo sau lời phát biểu của Chủ Tịch Nelson ở cuối bài học. Chỉ định một học viên trong từng nhóm để dẫn dắt cuộc thảo luận. Khi cả lớp họp lại, hãy mời người điều giải tóm tắt những điều nhóm của mình đã thảo luận.

Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh, Phần 1

Mục đích của bài học:Bài học này nhằm giúp học viên hiểu và áp dụng nguyên tắc cụ thể để hành động bằng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô khi có những thử thách và câu hỏi khó khăn.

  • Học viên chuẩn bị:Yêu cầu học viên suy ngẫm về những kinh nghiệm của họ khi gặp một thử thách khó khăn hoặc những câu hỏi không dễ giải quyết (từ cuộc sống của riêng họ hoặc từ cuộc sống của người khác). Đây có thể là câu hỏi thuộc linh chưa được trả lời hoặc một thử thách khó khăn. Mời học viên suy ngẫm xem họ đã trả lời như thế nào hoặc sẽ trả lời như thế nào trong những tình huống này.

  • Giấy phát tay: “Hành Động theo Đức Tin Có Nghĩa Là Gì?”

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Hãy cân nhắc chuẩn bị một phần trình bày dạng slide với thông tin từ giấy phát tay hoặc gửi giấy phát tay cho học viên qua email hoặc hệ thống quản lý học tập. Mời học viên truy cập thông tin từ giấy phát tay để họ có thể tham khảo trong giờ học.

Ma Thi Ơ 1:18–25; Lu Ca 1:26–35

Mục đích của bài học:Bài học này có thể giúp học viên hiểu làm thế nào mà những đặc điểm Chúa Giê Su được thừa hưởng từ một người mẹ trần thế và một Đức Chúa Cha bất diệt khiến chỉ duy Ngài có khả năng giúp chúng ta vượt qua mọi thử thách trên trần thế.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về những thách thức mà những người ở độ tuổi của họ thường gặp phải.

  • Những Tài Liệu cho Học Viên:Giấy, bút chì màu, bút sáp, v.v.

Lu Ca 1:39–79

Mục đích của bài học:Bài học này sẽ cho học viên cơ hội nhận ra lòng nhân từ của Thượng Đế và dâng lời ngợi khen Ngài vì điều đó.

  • Học viên chuẩn bị:Mời học viên khi đến lớp chuẩn bị chia sẻ một dòng từ một bài thánh ca nhấn mạnh lòng nhân từ của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Chuẩn bị để cho học viên xem những câu hỏi để suy ngẫm được liệt kê ở cuối bài học để học viên có thể tham khảo những câu hỏi đó. Nếu có thể, hãy cân nhắc cho phép học viên có quyền kiểm soát màn hình để họ có thể viết các đặc điểm và thuộc tính của Đấng Cứu Rỗi mà họ coi trọng nhất.

In