Lớp Giáo Lý
Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh, Phần 1


Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh, Phần 1

Hành Động theo Đức Tin

A young man holding scriptures and pondering.

Một trong những mục đích của việc thông thạo giáo lý là giúp các em học và áp dụng các nguyên tắc nhằm đạt được sự hiểu biết thuộc linh để trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn. Bài học này nhằm giúp các em hiểu và áp dụng nguyên tắc cụ thể để hành động theo đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô khi những thử thách khó khăn và các câu hỏi nảy sinh.

Xác định tốc độ giảng dạy. Hãy tránh dành ra quá nhiều thời giờ vào phần đầu của bài học để rồi lại phải vội vã dạy lướt qua phần còn lại của bài học. Khi anh chị em chuẩn bị, hãy ước lượng là sẽ cần bao nhiêu thời giờ để giúp học viên nhiệt tình tham gia vào mỗi phần của bài học.

Học viên chuẩn bị:Yêu cầu học viên suy ngẫm về những kinh nghiệm của họ khi gặp một thử thách khó khăn hoặc những câu hỏi không dễ giải quyết (từ cuộc sống của riêng họ hoặc từ cuộc sống của người khác). Đây có thể là câu hỏi thuộc linh chưa được trả lời hoặc một thử thách khó khăn. Mời học viên suy ngẫm xem họ đã trả lời như thế nào hoặc sẽ trả lời như thế nào trong những tình huống này.

Lưu ý: Tốt nhất là nên dạy bài học này vào đầu năm học. Nếu bài học này được giảng dạy vào một thời điểm khác trong năm thì hãy cân nhắc thay thế bài học này bằng một bài học thông thạo giáo lý mà học viên có thể đã bỏ lỡ khi trường học không mở cửa.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Khi những thử thách và các câu hỏi khó khăn nảy sinh

Mời những học viên đã tham gia vào sinh hoạt chuẩn bị của học viên cân nhắc chia sẻ những kinh nghiệm của họ khi gặp phải những thử thách và các câu hỏi khó khăn, nếu thích hợp. Cân nhắc sử dụng kinh nghiệm của họ thay cho các tình huống dưới đây.

Trong cuộc sống trần thế, tất cả chúng ta đều gặp phải những thử thách và các câu hỏi khó khăn mà có thể không dễ giải quyết. Hãy đọc các tình huống sau đây trong khi suy ngẫm về những kinh nghiệm tương tự mà các em hoặc người nào đó mà các em biết đã trải qua.

Một thiếu niên có rất nhiều câu hỏi về các chính sách của Giáo Hội và bắt đầu tự hỏi liệu Giáo Hội có thực sự là chân chính hay không.

Một thiếu nữ nhìn thấy một bài đăng trên mạng xã hội mà thắc mắc về một giáo lý của Giáo Hội. Bây giờ cô ấy bắt đầu cảm thấy nghi ngờ giáo lý đó.

Một thiếu nữ tự hỏi liệu những lời cầu nguyện có thực sự được đáp ứng sau khi anh trai cô phải khổ sở và qua đời vì bệnh nan y hay không, cho dù những lời cầu nguyện và các phước lành đã được dâng lên thay cho anh ấy.

  • Mọi người có thể chọn một số cách thức khác nhau nào để phản ứng khi đương đầu với những thử thách hoặc các câu hỏi khó khăn giống như vậy?

Học viên có thể được lợi ích khi thực hiện phần tự đánh giá sau đây như một bài tập viết vào nhật ký ghi chép việc học tập của mình. Cân nhắc cho học viên xem đoạn sau đây.

Hãy dành ra chút thời gian để suy ngẫm về những kinh nghiệm của các em khi gặp phải những thử thách và các câu hỏi khó khăn. Có thể là hữu ích khi suy nghĩ về những câu hỏi sau đây: Các em đã thành công trong việc tìm kiếm câu trả lời chưa? Điều gì đã giúp các em tìm thấy sự bình yên? Điều gì thì không?

Cân nhắc ghi chú và thậm chí là trưng bày câu trả lời của học viên cho câu hỏi tiếp theo. Nếu học viên đã chia sẻ những điều này từ quá trình chuẩn bị của mình thì hãy cân nhắc bỏ qua câu hỏi này. Những câu trả lời này sẽ được nhắc lại vào cuối bài học.

  • Một số câu hỏi hoặc thử thách mà các em gặp phải (hoặc những người khác mà các em biết đã gặp phải) mà không dễ giải quyết là gì?

  • Các em nghĩ tại sao Cha Thiên Thượng cho phép chúng ta có những câu hỏi chưa được giải đáp thay vì luôn cho chúng ta các câu trả lời?

Khi các câu hỏi nảy sinh, điều quan trọng cần nhớ là Chúa thúc giục chúng ta đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời (xin xem Ma Thi Ơ 7:7–8 ; Gia Cơ 1:5–6 ; Giáo Lý và Giao Ước 42:61). Việc đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời là một phần quan trọng trong nỗ lực của chúng ta để tìm hiểu về lẽ thật, tiếp theo là áp dụng và sống theo những điều chúng ta đã học được trong công cuộc trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi và Cha Thiên Thượng của chúng ta hơn.

Ba nguyên tắc có thể hướng dẫn chúng ta khi chúng ta tìm cách giải quyết các câu hỏi hoặc vấn đề và phát triển sự hiểu biết của chúng ta về lẽ thật vĩnh cửu bao gồm:

  • Hành động theo đức tin.

  • Xem xét các khái niệm và câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu.

  • Tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua các nguồn phương tiện đã được Chúa quy định.

Tất cả ba nguyên tắc này có thể quan trọng để sử dụng khi các em gặp phải với những câu hỏi và mối bận tâm không dễ dàng giải quyết hoặc khi các em gặp thử thách.

Hành động theo đức tin

Bài học này nhằm giúp các em hiểu nguyên tắc sau đây: khi chúng ta hành động theo đức tin thì Chúa ban cho chúng ta sự bình an và sức mạnh trong khi chúng ta tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi và mối bận tâm của mình.

Trả lời câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của các em.

  • Các em nghĩ hành động theo đức tin có nghĩa là gì?

Hãy gia tăng sự hiểu biết của các em về ý nghĩa của việc hành động theo đức tin bằng cách hoàn thành sinh hoạt học tập dưới đây. Có thể là hữu ích khi học với một người nào đó để các em có thể thực hành giải thích sự hiểu biết của mình và học hỏi từ người khác.

Color Handouts Icon

Đưa cho mỗi học viên một bản sao của giấy phát tay sau đây để học theo cặp hoặc nhóm nhỏ. Khi các học viên học với nhau, hãy lắng nghe kỹ những điều họ đang làm. Giúp củng cố việc học của học viên, giảng dạy và làm sáng tỏ những hiểu lầm và giúp họ tập trung vào nhiệm vụ.

Hành Động theo Đức Tin Có Nghĩa Là Gì?

Đọc Tài Liệu Chính Yếu để Thông Thạo Giáo Lý (năm 2022) “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh,” các đoạn 1–2, 5–7 và lời phát biểu sau đây của Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ. Khi các em học, hãy tìm ý nghĩa của việc hành động theo đức tin và điều gì có thể giúp các em áp dụng nguyên tắc này khi các em có câu hỏi.

Official portrait of Elder Neil L. Andersen of the Quorum of the Twelve Apostles, 2010, August.

Đức tin không tình cờ đến với chúng ta, hoặc ở lại với chúng ta bởi quyền thừa kế. … Đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô là một ân tứ từ thiên thượng, chúng ta có được ân tứ đó khi chọn để tin và tìm kiếm cùng giữ chặt đức tin đó. … Tương lai của đức tin của các anh em không phải là tình cờ mà là do các anh em chọn. …

Đức tin không bao giờ đòi hỏi câu trả lời cho mỗi câu hỏi nhưng tìm kiếm sự bảo đảm và lòng can đảm để tiến bước, đôi khi thừa nhận: “Tôi không biết hết mọi điều, nhưng tôi biết đủ để tiếp tục con đường của người môn đồ.”

Đức tin của một người nơi Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Phục Hồi sẽ suy giảm nếu người đó để cho mình có nỗi nghi ngờ dai dẳng, và bị thúc đẩy bởi những câu trả lời của những người kém đức tin và không trung tín. “Vả, người có tánh xác thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời; bởi chưngngười đó coi sự ấy như là sự rồ dại” [1 Cô Rinh Tô 2:14]. …

Mặc dù ngọn lửa đức tin của các anh em lúc bắt đầu có thể nhỏ, nhưng những lựa chọn ngay chính sẽ làm cho các anh em tin tưởng nhiều hơn nơi Thượng Đế và đức tin của các anh em tăng trưởng.

(Neil L. Andersen, “Đức Tin Không Đến Một Cách Tình Cờ mà là Do Chúng Ta Chọn”, Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 65–67)

  • Các em nghĩ tại sao là điều quan trọng để hành động theo đức tin khi chúng ta có câu hỏi và mối bận tâm?

  • Các em học được gì từ những bài đọc này về ý nghĩa của việc hành động theo đức tin?

Act in faith handout

Trước khi thực hiện sinh hoạt tiếp theo, hãy cân nhắc cho phép học viên có cơ hội thảo luận và dạy cho nhau những điều họ đã học được, những điều nổi bật đối với họ và những câu hỏi mà họ có. Họ có thể cân nhắc những điều sau đây:

  • Những đặc điểm và thuộc tính nào của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô giúp các em gia tăng sự tin tưởng và tin cậy nơi Hai Ngài? Làm thế nào mà việc biết hoặc tin những điều này về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp các em hành động theo đức tin?

  • Các em có thể thực hiện một số hành động nào khi cố gắng hành động theo đức tin khi gặp phải những câu hỏi hoặc thử thách khó khăn?

  • Có những nguồn tài liệu nào khác mà các em biết có thể giúp cho người khác học cách hành động theo đức tin không?

Nhớ lại những câu hỏi và thử thách khó khăn mà các em đang gặp phải hoặc xem lại các tình huống từ đầu bài học. Khi nhớ một trong những điều này, hãy thực hành áp dụng những điều các em đã học được về việc hành động theo đức tin bằng cách trả lời càng chi tiết càng tốt cho những câu hỏi sau đây.

  • Thử thách hoặc câu hỏi mà các em đã chọn để thực hành hành động theo đức tin là gì?

  • Hai hoặc ba cách mà người nào đó có thể hành động theo đức tin trong tình huống này là gì?

  • Điều gì trong tình huống này có thể khiến việc hành động theo đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô trở nên khó khăn? Các em có thể khắc phục những thử thách này như thế nào?

  • Các em đặc biệt muốn ghi nhớ điều gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô khi ở trong tình huống này? Việc ghi nhớ những điều đó có thể giúp ích gì cho các em?

Cân nhắc cho phép học viên chia sẻ với cả lớp về câu trả lời của họ, bao gồm cả chứng ngôn của họ về những điều Đức Thánh Linh đã giảng dạy cho họ trong bài học về hành động theo đức tin. Thông báo cho học viên rằng trong suốt thời gian học ở lớp giáo lý, họ sẽ tiếp tục có cơ hội để thực hành áp dụng nguyên tắc này. Mời họ bắt đầu hoặc tiếp tục thực hành sử dụng nguyên tắc này trong cuộc sống của riêng họ.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Việc có những thắc mắc về phúc âm có sai không?

Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy về giá trị của những câu hỏi chân thật:

Official portrait of Elder Dieter F. Uchtdorf of the Quorum of the Twelve Apostles, 2006. Called as Second Counselor in the First Presidency, 3 February 2008. Made official portrait in 2008 replacing portrait taken in 2004.

Thắc mắc là một điều tự nhiên---hạt giống của một điều thắc mắc chân thật thường mọc lên và chín muồi thành một cây cổ thụ của sự hiểu biết. Lúc này hay lúc khác, có rất ít tín hữu của Giáo Hội đã không vất vả với những câu hỏi nghiêm trọng hoặc nhạy cảm. Một trong các mục đích của Giáo Hội là nuôi dưỡng và vun trồng hạt giống đức tin–––ngay cả đôi khi trong đất cát của nỗi nghi ngờ và không biết chắc. Đức tin là hy vọng về những điều không trông thấy nhưng có thật.

Vì vậy, các anh chị em thân mến—các bạn thân mến—trước hết, xin hãy nghi ngờ những điều mình ngờ vực trước khi nghi ngờ đức tin của mình. Chúng ta đừng bao giờ để cho điều mình nghi ngờ giam giữ và ngăn không cho chúng ta xa lánh tình yêu thương, sự bình an, và các ân tứ quý giá của Chúa là những điều có được qua đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

(Dieter F. Uchtdorf, “Hãy Đến Tham Gia với Chúng Tôi”, Liahona, tháng Mười Một năm 2013, trang 23)

Làm thế nào tôi có thể gia tăng khả năng của mình để hành động theo đức tin?

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy về một tiến trình chúng ta có thể thực hiện để gia tăng đức tin của mình:

Official portrait of Elder Dieter F. Uchtdorf of the Quorum of the Twelve Apostles, 2006. Called as Second Counselor in the First Presidency, 3 February 2008. Made official portrait in 2008 replacing portrait taken in 2004.

Đức tin của chúng ta gia tăng mỗi khi chúng ta thực hành đức tin của mình nơi Ngài. Đó là ý nghĩa của việc học hỏi bằng đức tin.

Ví dụ, mỗi lần chúng ta có đức tin để tuân theo luật pháp của Thượng Đế—ngay cả khi có những ý kiến phổ biến coi thường chúng ta—hoặc mỗi lần chúng ta chống lại trò giải trí hoặc những ý thức hệ mà ca tụng việc vi phạm giao ước thì chúng ta đang thực hành đức tin của mình rồi sau đó gia tăng đức tin của mình.

(Russell M. Nelson, “Đón Nhận Tương Lai bằng Đức Tin,” Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 75)

Những tình huống thực tế của các cá nhân hành động theo đức tin

Cân nhắc xem một hoặc cả hai video sau đây, tìm kiếm những điều các em có thể học được từ những cá nhân này mà có thể giúp các em hành động theo đức tin khi gặp phải các câu hỏi hoặc thử thách khó khăn.

10:11
3:12

Tại sao tôi không nên sợ những câu hỏi chưa được giải đáp?

1:9

Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi

Để giúp học viên hiểu rõ hơn tại sao Cha Thiên Thượng cho phép chúng ta phát triển bằng cách để cho chúng ta tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi của mình, hãy cân nhắc cho học viên xem ví dụ về các trang mạng có mục “Các Câu Hỏi Thường Gặp” (FAQ). Giúp học viên hiểu rằng mục đích của trang FAQ là cung cấp các câu trả lời nhanh chóng, dễ tìm cho các vấn đề có thể xảy ra.

  • Các em nghĩ tại sao Cha Thiên Thượng không ban ngay cho chúng ta tất cả các câu trả lời cho những câu hỏi của chúng ta như trong các trang FAQ?