Lớp Giáo Lý
Lu Ca 1:1–38


Lu Ca 1:1–38

“Không Việc Chi Đức Chúa Trời Chẳng Làm Được”

Hình Ảnh
The angel Gabriel (Noah) appearing to Mary and declaring to her that she would become the mother of Jesus Christ. Mary is depicted seated on a round stone ledge. The ledge borders a tree and flowers. The angel Gabriel is depicted wearing white robes. A stone wall and stairways are in the background. There are flowers in the foreground. Luke 1:26-38

Thiên sứ Gáp Ri Ên đến cùng Ma Ri để thông báo về sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô. Ông làm chứng rằng “không việc chi Đức Chúa Trời chẳng làm được” (Lu Ca 1:37). Lời đáp trung tín của Ma Ri có thể giúp các em học cách đáp lại ý muốn của Chúa với lòng tin cậy nơi Ngài nhiều hơn.

Mời học viên hành động. Học viên học hỏi khi tham gia tích cực vào tiến trình học tập và sống theo phúc âm. Khi anh chị em dạy, hãy tìm cách để học viên tham gia vào kinh nghiệm học tập. Khi học viên hành động theo đức tin, họ sẽ trở nên được cải đạo nhiều hơn theo Đấng Cứu Rỗi và phúc âm của Ngài.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm câu hỏi sau đây:

  • Các em biết gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô mà có thể giúp các em đặt niềm tin nơi Hai Ngài?

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Mời học viên trả lời câu hỏi sau đây. Cân nhắc mời học viên viết câu trả lời của họ lên trên bảng.

  • Đối với các em, những người phụ nữ nào có ảnh hưởng nhiều nhất đến cuộc sống của các em?

Cho học viên xem một bức hình của Ma Ri, chẳng hạn như bức hình có ở đầu bài học.

Trong bài học này, các em sẽ tìm hiểu thêm về Ma Ri, mẹ của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Các em nghĩ tại sao Ma Ri nên được xem là một trong những người phụ nữ có ảnh hưởng nhiều nhất trong lịch sử thế gian?

Cuộc sống và sứ mệnh của Ma Ri đã được tiên đoán khoảng nhiều năm trước khi bà sinh ra. Hãy nghiên cứu những lời tiên tri sau đây về Ma Ri, tìm kiếm những điều mà những lời tiên tri đó dạy cho các em về bà.

  • Các em học được điều gì về Ma Ri từ những câu thánh thư này?

Phần Giới Thiệu Sách Phúc Âm của Lu Ca

Lời tường thuật về việc Ma Ri biết rằng bà sẽ là mẹ của Chúa Giê Su Ky Tô được ghi lại trong Sách Phúc Âm của Lu Ca.

Giới thiệu với học viên về Sách Phúc Âm của Lu Ca. Một cách để thực hiện điều này là tóm tắt đoạn sau đây.

Cũng có thể là hữu ích khi chia sẻ một số thông tin trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình” với đề mục “Tại sao nên học Sách Phúc Âm của Lu Ca?”

Lu Ca là một bác sỹ (xin xem Cô Lô Se 4:14) và “một sứ giả của Chúa Giê Su Ky Tô” ( Bản Dịch Joseph Smith, Lu Ca 1:1 [Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, Bộ Ba Sách]). Nhiều sự kiện trong cuộc sống của Đấng Cứu Rỗi chỉ có trong Sách Phúc Âm của Lu Ca, bao gồm cả việc thiên sứ thông báo cho Ma Ri rằng bà sẽ là mẹ của Vị Nam Tử của Thượng Đế. Sự kiện này được gọi là Sự Loan Báo.

Khi các em nghiên cứu lời tường thuật này và tấm gương trung tín của Ma Ri, hãy chú ý đến những điều các em học được và những thúc giục thuộc linh mà các em nhận được.

Thiên sứ Gáp Ri Ên hiện đến cùng Ma Ri

Đọc Lu Ca 1:26–37 , tìm kiếm thông tin chi tiết xung quanh thông báo của thiên sứ cho Ma Ri.

  • Chi tiết nào từ thông báo đó nổi bật với các em?

  • Các em có câu hỏi gì về những điều các em đọc?

Một lẽ thật mà các em có thể nhận thấy từ lời tường thuật này là không việc chi Đức Chúa Trời chẳng làm được.Chủ Tịch Russell M. Nelson đã chia sẻ một trong những cách mà lẽ thật này áp dụng cho các em:

Hình Ảnh
Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Các em sẽ được yêu cầu chấp nhận những công việc chỉ định khó khăn, và trở thành một công cụ trong tay của Chúa. Và Ngài sẽ cho phép các em đạt được những việc không dễ dàng.

(Russell M. Nelson, “Trở Thành Những Người Thật Sự của Thiên Niên Kỷ” [buổi họp đặc biệt devotional toàn cầu dành cho những người thành niên trẻ tuổi, ngày 10 tháng Một năm 2016], broadcasts.ChurchofJesusChrist.org)

Cân nhắc viết lên trên bảng câu trả lời của học viên cho câu hỏi đầu tiên trong số các câu hỏi sau đây. Nếu cần, hãy giúp họ nghĩ ra nhiều cách khác nhau để trả lời câu hỏi này, bao gồm việc khắc phục thói quen xấu hoặc tội lỗi, sống tử tế, chia sẻ phúc âm với những người khác, làm tròn trách nhiệm trong Giáo Hội, phục vụ một công việc truyền giáo và những cách khác.

  • Chúa có thể yêu cầu các em làm điều gì dường như không thể?

  • Tại sao những điều này đôi khi dường như không thể nào hoàn thành được?

Đôi khi, khi chúng ta gặp phải những nhiệm vụ mà cảm thấy không thể nào hoàn thành được, có thể là hữu ích khi nhìn vào tấm gương của những người khác mà đã trung tín đương đầu với hoàn cảnh khó khăn riêng của họ.

Đọc Lu Ca 1:38 , và tìm kiếm cách Ma Ri phản ứng sau khi biết rằng bà sẽ là mẹ của Chúa Giê Su.

  • Phản ứng của Ma Ri giúp các em hiểu gì về bà?

  • Các em nghĩ lẽ thật nào sẽ giúp một người tin cậy Chúa như Ma Ri đã làm, ngay cả khi điều Chúa yêu cầu dường như bất khả thi?

Nếu học viên sẽ được lợi ích khi nghiên cứu thêm ví dụ về những người phản ứng với đức tin trong hoàn cảnh dường như bất khả thi của họ thì hãy cân nhắc dành thời gian để học viên tìm một ví dụ như vậy trong thánh thư. Có thể là hữu ích nếu hướng họ đến những câu chuyện như Nê Phi nhận được những bảng khắc bằng đồng (xin xem 1 Nê Phi 3–4), Môi Se rẽ Biển Đỏ (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 14:10–31), hoặc một câu chuyện khác trong thánh thư.

Trưng bày hoặc cung cấp cho học viên bản sao của phần tiếp theo trong lời phát biểu của Chủ Tịch Nelson.

Hãy suy ngẫm về một điều gì đó mà Chúa đã yêu cầu các em làm mà các em có thể cảm thấy là bất khả thi. Khi các em đọc thêm từ lời phát biểu của Chủ Tịch Nelson, hãy tìm những điều cụ thể các em có thể làm để giúp các em hoàn thành điều khó thực hiện được:

Hình Ảnh
Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Bằng cách nào các em đạt được những điều khó có thể thực hiện được? Bằng cách làm bất cứ điều gì cần thiết để củng cố đức tin của các em nơi Chúa Giê Su Ky Tô và gia tăng sự hiểu biết của các em về giáo lý đã được giảng dạy trong Giáo Hội phục hồi của Ngài, và bằng cách không ngừng tìm kiếm lẽ thật. … Khi các em được yêu cầu làm những việc không dễ dàng, các em sẽ có thể tiến bước với đức tin, luôn luôn kiên định và vui vẻ làm tất cả những gì nằm trong khả năng của các em để làm tròn các mục đích của Chúa.

Các em sẽ có những ngày mà mình sẽ hoàn toàn nản lòng. Vì vậy, hãy cầu nguyện để có can đảm và không bỏ cuộc.

(Russell M. Nelson, “Trở Thành Những Người Thật Sự của Thiên Niên Kỷ” [buổi họp đặc biệt devotional toàn cầu dành cho những người thành niên trẻ tuổi, ngày 10 tháng Một năm 2016], broadcasts.ChurchofJesusChrist.org)

Mời học viên ghi lại câu trả lời của họ cho các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của họ. Luôn trưng bày câu trích dẫn của Chủ Tịch Nelson trong khi họ viết để họ có thể tham khảo. Sau khi học viên đã có đủ thời giờ để viết, hãy mời một vài người tình nguyện chia sẻ câu trả lời của họ với lớp học.

  • Các em muốn làm tốt hơn một hành động nào trong lời phát biểu của Chủ Tịch Nelson?

  • Các em nghĩ việc cải thiện trong lĩnh vực này có thể giúp các em như thế nào trong việc hoàn thành những điều dường như bất khả thi trong cuộc sống của mình?

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Tại sao phải nghiên cứu Sách Phúc Âm của Lu Ca?

Một số câu chuyện nổi tiếng nhất về Ky Tô Giáo chỉ có trong Sách Phúc Âm của Lu Ca: hoàn cảnh xung quanh sự ra đời của Giăng Báp Tít (xin xem Lu Ca 1:5–25, 57–80); câu chuyện Giáng Sinh truyền thống (xin xem Lu Ca 2:1–20); câu chuyện về Chúa Giê Su khi còn là một cậu bé 12 tuổi trong đền thờ (xin xem Lu Ca 2:41–52); những truyện ngụ ngôn như truyện người Sa Ma Ri nhân lành (xin xem Lu Ca 10:30–37), đứa con trai hoang phí (xin xem Lu Ca 15:11–32), và người trai trẻ giàu có và La Xa Rơ (xin xem Lu Ca 16:19–31); câu chuyện về mười người bị bệnh phong (xin xem Lu Ca 17:11–19); và lời tường thuật về Chúa phục sinh đi bên cạnh các môn đồ của Ngài trên đường đến Em Ma Út (xin xem Lu Ca 24:13–32).

Các điểm độc đáo khác là Lu Ca đưa vào những lời giảng dạy của Giăng Báp Tít mà không có trong các Sách Phúc Âm khác (xin xem Lu Ca 3:10–14); sự nhấn mạnh của ông về sự chân thành cầu nguyện của Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Lu Ca 3:21 ; 5:16 ; 9:18, 28–29 ; 11:1); và việc ông gồm vào sự kêu gọi, huấn luyện và công việc truyền giáo của Thầy Bảy Mươi (xin xem Lu Ca 10:1–22). Hơn nữa, Lu Ca là tác giả sách Phúc Âm duy nhất ghi lại rằng Đấng Cứu Rỗi đã đổ máu của Ngài tại Ghết Sê Ma Nê và rằng một thiên sứ đã phục sự Ngài (xin xem Lu Ca 22:43–44).

Lu Ca 1:26.

Thiên sứ Gáp Ri Ên là ai?

Tiên Tri Joseph Smith (1805–1844) đã dạy về nguồn gốc của thiên sứ Gáp Ri Ên:

Hình Ảnh
Half-length frontal portrait of the Prophet Joseph Smith, Jr. Joseph’s head is turned to the side in a three-quarter view, right hand on hip and his left hand holds sheets of papers. He is depicted wearing a dark brown suit and a white shirt and tie.

Nô Ê … là Gáp Ri Ên; ông có thẩm quyền dưới A Đam trong Chức Tư Tế; ông được Thượng Đế kêu gọi vào chức phẩm này, và là cha của mọi người trong thời kỳ của ông, và ông đã được ban cho quyền thống trị.

Lu Ca 1:27.

Việc Ma Ri đã “gắn bó với … Giô Sép” có nghĩa là gì?

Ở Y Sơ Ra Ên thời xưa, sau khi cuộc hôn nhân đã được đồng thuận, một đám cưới bao gồm hai giai đoạn: đính hôn (còn gọi là hứa gả; xin xem Ma Thi Ơ 1:18) và một lễ cưới. Mặc dù các cặp đã hứa hôn được xem là vợ chồng hợp pháp (xin xem Phục Truyền Luật Lệ Ký 22:23–24), giữa thời điểm đính hôn và lễ cưới, một quy tắc nghiêm ngặt về sự trinh khiết phải được tuân thủ (xin xem Ma Thi Ơ 1:18–25 ; xin xem thêm Sách Học Kinh Tân Ước dành cho Học Viên[năm 2014], trang 13).

Lu Ca 1:30–35.

Chúng ta biết gì về sự mang thai kỳ diệu của Ma Ri?

Khi Ma Ri hỏi làm thế nào bà có thể trở thành mẹ của Chúa Giê Su, “[bởi] tôi chẳng hề nhận biết người nam nào” ( Lu Ca 1:34), Gáp Ri Ên chỉ thông báo cho bà biết rằng bà sẽ bị che phủ bởi Đức Thánh Linh và con của bà sẽ là Vị Nam Tử của Thượng Đế (xin xem Lu Ca 1:35). Các thánh thư khác đề cập đến sự thai nghén của Chúa Giê Su Ky Tô cũng nhấn mạnh rằng Ngài là Con Trai của Thượng Đế nhưng không mặc khải phép lạ này đã xảy ra như thế nào (xin xem Ma Thi Ơ 1:18–20 ; 1 Nê Phi 11:14–15, 18–21 ; An Ma 7:10).

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Lu Ca 1:5–25

. Các phước lành của Thượng Đế sẽ đến theo kỳ định của Ngài và cách thức của Ngài

Yêu cầu học viên suy ngẫm về một phước lành hoặc một câu trả lời từ Thượng Đế mà họ đang chờ đợi hoặc hy vọng nhận được.

Mời học viên nghiên cứu câu chuyện Xa Cha Ri và Ê Li Sa Bét trong Lu Ca 1:5–25 , tìm kiếm các bài học mà họ có thể học được về kỳ định của Chúa.

Sau khi học viên đã học những câu này, hãy mời họ chia sẻ những điều họ đã học được. Cân nhắc sử dụng các câu hỏi như sau để nâng cao cuộc thảo luận:

  • Các em nghĩ Xa Cha Ri và Ê Li Sa Bét đã học được gì về Chúa qua kinh nghiệm của họ như được mô tả trong những câu này?

  • Các em học hỏi được gì từ câu chuyện này về những điều các em có thể làm khi chờ đợi một phước lành hoặc câu trả lời từ Thượng Đế?

  • Các em có thể nghĩ ra những tấm gương nào khác về việc tin cậy vào ý muốn và kỳ định của Chúa từ cuộc sống của riêng mình hoặc từ những câu chuyện trong thánh thư?

  • Có khi nào trong cuộc sống của các em mà Chúa đáp ứng lời một cầu nguyện nhưng không theo cách thức hoặc kỳ định mà các em đã mong đợi không?

In