Lớp Giáo Lý
Ma Thi Ơ 1:18–25; Lu Ca 1:26–35


Ma Thi Ơ 1:18–25; Lu Ca 1:26–35

Chúa Giê Su Ky Tô: Vị Nam Tử của Thượng Đế và của Ma Ri

Hình Ảnh
Frontal head and shoulders portrait of Jesus Christ. Christ is depicted wearing a pale red robe with a white and blue shawl over one shoulder. Light emanates from His face.

Thiên sứ Gáp Ri Ên đã báo cho Ma Ri rằng hài nhi mà bà sẽ sinh ra sẽ là “Con của Đấng Rất Cao” (Lu Ca 1:32). Bài học này có thể giúp các em hiểu làm thế nào mà những đặc điểm Chúa Giê Su được thừa hưởng từ một người mẹ trần thế và một Đức Chúa Cha bất diệt khiến Ngài có khả năng duy nhất giúp chúng ta vượt qua mọi thử thách trên trần thế.

Đưa ra lời chứng thuần khiết về Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy tìm cơ hội để thường xuyên đưa ra lời chứng thuần khiết và mạnh mẽ về Chúa Giê Su Ky Tô. Tạo cơ hội cho học viên làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô trong lớp. Học viên có thể làm chứng như là một phần của các bài tập, các sinh hoạt theo nhóm nhỏ hoặc thảo luận trong lớp. Hãy nhớ nhấn mạnh những lời chứng đã được đưa ra về Chúa Giê Su Ky Tô trong thánh thư và trong những lời của các vị tiên tri ngày sau.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về những thách thức mà những người ở độ tuổi của họ thường gặp phải.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Khắc phục những thử thách

Hãy trưng bày hình vẽ sau đây. Cân nhắc mời học viên viết lên trên bảng câu trả lời của họ cho câu hỏi đầu tiên trong số các câu hỏi sau đây.

Hình Ảnh
A stick figure being confused.
  • Các em nghĩ một số thử thách phổ biến nhất mà những người ở độ tuổi của các em gặp phải là gì?

  • Những người trẻ tuổi sẽ tìm đến điều gì khi họ cố gắng đương đầu với những thử thách này?

Anh Cả Ronald A. Rasband thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ chia sẻ chứng ngôn sau đây về Chúa Giê Su Ky Tô:

Hình Ảnh
Official Portrait (as of June 2016) of Elder Ronald A. Rasband of the Quorum of the Twelve Apostles.

Chúa Giê Su Ky Tô luôn là lời giải đáp. Khi hiểu được sứ mệnh và phúc âm của Ngài, thì tình yêu mến của chúng ta đối với Ngài và niềm tin cùng sự trông cậy của chúng ta nơi Ngài mang đến cho chúng ta sức mạnh.

(Ronald A. Rasband, “Jesus Christ Is the Answer”, [buổi họp tối với một Vị Thẩm Quyền Trung Ương, ngày 8 tháng Hai năm 2019], broadcasts.ChurchofJesusChrist.org)

Cân nhắc viết lời phát biểu “Chúa Giê Su luôn là lời giải đáp” gần hình vẽ trên bảng. Có thể hữu ích khi chuyển hướng các mũi tên trong hình vẽ đến lời phát biểu này.

  • Các em nghĩ tại sao Chúa Giê Su Ky Tô luôn là lời giải đáp khi chúng ta gặp phải những thử thách hoặc câu hỏi trong cuộc sống?

Hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm về đức tin và sự tin tưởng của các em nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Đã biết bao lần các em dựa vào Ngài để có được sức mạnh và sự hỗ trợ?Khi các em học bài hôm nay, hãy tìm kiếm sự soi dẫn từ Đức Thánh Linh để giúp các em học hỏi những lẽ thật về Chúa Giê Su Ky Tô, là điều sẽ làm gia tăng đức tin của các em nơi Ngài và dẫn dắt các em tìm đến Ngài để có được sự bình an và sức mạnh thường xuyên hơn.

Nguồn gốc cha mẹ của Chúa Giê Su Ky Tô

Chỉ duy nhất Chúa Giê Su Ky Tô có khả năng giúp chúng ta giải quyết bất kỳ thử thách hoặc thắc mắc nào mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống trên trần thế một phần là do những đặc điểm mà Ngài được thừa hưởng từ cha mẹ của Ngài.

Hãy nghiên cứu những câu thánh thư sau đây, tìm kiếm những lời giảng dạy về cha mẹ của Đấng Cứu Rỗi là ai:

  • Các em học được điều gì về Cha và mẹ của Chúa Giê Su Ky Tô?

Một lẽ thật mà chúng ta có thể học được từ những câu này là Chúa Giê Su Ky Tô là Vị Nam Tử thiêng liêng của Thượng Đế Đức Chúa Cha và của Ma Ri.

Nếu học viên cần làm sáng tỏ về nguồn gốc cha mẹ của Đấng Cứu Rỗi thì hãy cân nhắc chia sẻ một số lời phát biểu trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình” ở cuối bài học.

Vẽ biểu đồ sau đây lên trên bảng hoặc trưng bày hình ảnh.

Hình Ảnh
Diagram with the words Mary and Heavenly Father and arrows pointing to the words Jesus Christ.

Hãy đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Russell M. Nelson, tìm kiếm những đặc điểm mà Chúa Giê Su Ky Tô được thừa hưởng từ Cha Thiên Thượng và từ Ma Ri.

Hình Ảnh
Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Từ Đức Chúa Cha bất diệt của Ngài, Chúa Giê Su thừa hưởng quyền năng để sống mãi mãi. Từ người mẹ trần thế của mình, Ngài thừa hưởng số phận nếm trải cái chết thể xác.Những thuộc tính độc đáo đó là điều cần thiết cho sứ mệnh chuộc tội cho toàn thể nhân loại của Ngài. Do đó, Chúa Giê Su Ky Tô được sinh ra để chết (xin xem 3 Nê Phi 27:13–15). Ngài đã chết để chúng ta được sống. Ngài được sinh ra để tất cả nhân loại có thể sống lại sau cái chết.

(Russell M. Nelson, “Christ the Savior Is Born,” New Era, tháng Mười Hai năm 2006, trang 5)

  • Các em đã học hỏi được điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô từ lời phát biểu này?

Nếu biểu đồ được vẽ lên trên bảng thì có thể là hữu ích để liệt kê các câu trả lời của học viên bên dưới từ “Chúa Giê Su Ky Tô.”

Từ người mẹ của Ngài là Ma Ri, một người nữ trần thế, Chúa Giê Su thừa hưởng sự hữu diệt, bao gồm cả cái chết thể xác. Từ Thượng Đế, Cha Thiên Thượng của chúng ta, Chúa Giê Su thừa hưởng sự bất diệt, khả năng sống mãi mãi qua sự phục sinh. Ngài cũng có thể nếm trải những đau đớn, cám dỗ và ưu phiền gắn liền với sự hữu diệt và chịu đựng nỗi đau đớn và thống khổ của Sự Chuộc Tội mà không người trần thế nào có thể chịu đựng được (xin xem Mô Si A 3:7).

Hãy đọc Mô Si A 7:33 , và tìm kiếm những hiểu biết sâu sắc về việc làm thế nào chúng ta có thể nhận được sự trợ giúp của Đấng Cứu Rỗi trước những thử thách trần thế của mình.

  • Các em học được gì từ câu này về cách chúng ta có thể nhận được sự trợ giúp của Đấng Cứu Rỗi?

Có thể là hữu ích nếu mời học viên tìm kiếm trong thánh thư một ví dụ về thời điểm khi một người hoặc một nhóm người tìm đến Chúa để được giúp đỡ về một câu hỏi hoặc một vấn đề. Học viên có thể tìm kiếm những điều mà người đó hoặc những người đó đã làm mà đã giúp họ tìm đến Đấng Ky Tô và Ngài đã giúp họ như thế nào. Học viên cũng có thể tìm kiếm các thuộc tính của Đấng Cứu Rỗi được nêu bật trong câu chuyện mà các em nghiên cứu. Mời các học viên chia sẻ các ví dụ mà họ tìm thấy với cả lớp hoặc với một học viên khác.

Cân nhắc cho học viên thời gian để ghi lại câu trả lời cho các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của họ. Sau khi các học viên đã làm xong, hãy mời họ chia sẻ những câu trả lời của mình với một người bạn cùng nhóm hoặc với lớp học.

Bởi do Ngài

Hãy xem video “Bởi do Ngài” (2:36), và tìm một số điều Đấng Cứu Rỗi đã có thể làm bởi vì Ngài đã đến thế gian, trải qua cuộc sống hữu diệt, và vượt qua tất cả mọi điều. Video này có sẵn trên ChurchofJesusChrist.org.

Cân nhắc cung cấp cho học viên các tài liệu như bút chì màu và giấy để hoàn thành sinh hoạt sau đây.

Tạo sứ điệp của riêng các em về Đấng Cứu Rỗi bắt đầu bằng những từ “Bởi do Ngài.” Các em có thể hoàn thành cụm từ bằng một hoặc nhiều lời phát biểu về những điều mà chỉ duy nhất Đấng Cứu Rỗi có khả năng để giúp cho các em hoặc đã giúp cho các em trong cuộc sống. Cân nhắc sử dụng các vật liệu thủ công để nâng cao khả năng sáng tạo của các em nếu có đủ thời gian và vật liệu.

Khi các học viên đã làm xong, hãy mời họ giơ cao sứ điệp của mình để tất cả các học viên có thể nhìn thấy. Mời vài học viên chia sẻ điều họ viết xuống. Cân nhắc mời học viên chia sẻ lời phát biểu của họ với những người khác ở nhà hoặc ở giáo hội.

Cân nhắc chia sẻ chứng ngôn cá nhân về khả năng của Đấng Ky Tô để giúp chúng ta vượt qua những thử thách trên trần thế.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Ma Thi Ơ 1:18 . Ma Ri “chịu thai bởi Đức Thánh Linh” có nghĩa là gì?

Chủ Tịch Ezra Taft Benson (1899–1994) dạy:

Hình Ảnh
Photograph of President Ezra Taft Benson. He is seated in a leather chair in front of a fireplace. His hands are clasped in front of him and he is wearing a large turquoise ring on one finger. Official portrait. 1986

Chứng ngôn của những nhân chứng được chỉ định không để lại câu hỏi nào về nguồn gốc cha của Chúa Giê Su Ky Tô. Thượng Đế là Cha của đền tạm bằng xác thịt của Ngài, và Ma Ri, một người nữ trần thế, là mẹ của Ngài. …

… Ngài không phải là con trai của Giô Sép và Ngài cũng không phải do Đức Thánh Linh sinh ra. Ngài là Vị Nam Tử của Đức Cha Vĩnh Cửu!

(Ezra Taft Benson, “Five Marks of the Divinity of Jesus Christ”, Ensign, tháng Mười Hai năm 2001, trang 10, 11)

Chủ Tịch Harold B. Lee (1899–1973) nhắc nhở về việc cố gắng giải thích tất cả các chi tiết xung quanh sự giáng sinh kỳ diệu của Đấng Cứu Rỗi.

Hình Ảnh
Head and shoulders portrait of LDS Church President Harold B. Lee.

Nếu các giảng viên biết khôn ngoan khi nói về [việc Ma Ri thụ thai Chúa Giê Su Ky Tô], điều mà Chúa đã rất ít nhắc đến, thì họ chỉ nên kết thúc cuộc thảo luận về chủ đề này với những từ được ghi lại trong Lu Ca 1:34–35. … Hãy lấy lời tuyên phán của Chúa là đủ cho điều này và đợi cho đến khi Ngài thấy phù hợp để nói cho chúng ta biết thêm.

(The Teachings of Harold B. Lee, Clyde J. Williams biên tập [năm 1996], trang 14)

Những đặc điểm Chúa Giê Su được thừa hưởng từ cha mẹ Ngài làm cho Ngài có khả năng làm được điều gì?

Chủ Tịch Ezra Taft Benson (1899–1994) dạy:

Hình Ảnh
Photograph of President Ezra Taft Benson. He is seated in a leather chair in front of a fireplace. His hands are clasped in front of him and he is wearing a large turquoise ring on one finger. Official portrait. 1986

Khi Đấng Thượng Đế Vĩ Đại của Vũ Trụ hạ cố để được sinh ra bởi một người nữ trần thế, Ngài đã tự tuân phục theo sự yếu đuối của trạng thái hữu diệt, để “chịu đựng những cám dỗ, nỗi đau đớn của thể xác, sự đói khát, sự mệt nhọc, ngay cả hơn những gì loài người có thể chịu đựng được, trừ cái chết” ( Mô Si A 3:7). Những yếu đuối này Ngài được thừa hưởng từ người mẹ trần thế của Ngài. Nhưng vì cha của Ngài là Thượng Đế nên Chúa Giê Su Ky Tô có những quyền năng mà trước đây hay kể từ đó không ai có được. Ngài là Thượng Đế trong xác thịt—thậm chí là Vị Nam Tử của Thượng Đế. Những quyền năng này làm cho Ngài có khả năng thực hiện các phép lạ, điềm triệu, điều kỳ diệu, Sự Chuộc Tội vĩ đại và Sự Phục Sinh—tất cả đều là những dấu chỉ bổ sung cho thiên tính của Ngài.

(Ezra Taft Benson, “Five Marks of the Divinity of Jesus Christ,” Ensign, tháng Mười Hai năm 2001, trang 10)

Ma Thi Ơ 1:25 . Giô Sép “không ăn ở với nàng” có nghĩa là gì?

Từ ăn ở hoặc đã ăn ở trong Kinh Thánh có thể nói về việc quan hệ tình dục (xin xem Sáng Thế Ký 4:1). Giô Sép không có quan hệ tình dục với Ma Ri trước khi Chúa Giê Su được sinh ra. Chi tiết này củng cố sự thật rằng ông không thể là cha của Chúa Giê Su và việc Mai Ri thụ thai Chúa Giê Su thật kỳ diệu.

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Những danh hiệu của Đấng Cứu Rỗi

Cân nhắc học các tên gọi và danh hiệu của Đấng Cứu Rỗi được ghi lại trong Ma Thi Ơ 1Lu Ca 1 . (Các em có thể tìm thông tin trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư.) Chúng ta có thể học được điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô từ những danh hiệu này?Giê Su ( Ma Thi Ơ 1:21 ; Lu ca 1:31)Em Ma Nu Ên ( Ma Thi Ơ 1:23)Con của Đấng Rất Cao ( Lu Ca 1:32)Con Đức Chúa Trời ( Lu Ca 1:35)

Sự vâng lời của Giô Sép

Cân nhắc nghiên cứu về sự giằng xé/vật lộn/đấu tranh của Giô Sép về việc phải làm khi ông biết Ma Ri mang thai. Giô Sép là một tấm gương sáng về việc làm theo lời khuyên bảo của Chúa với đức tin (xin xem Ma Thi Ơ 1:18–24).&#160 &#160

In