Lớp Giáo Lý
Học Hỏi bằng Đức Tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô


Học Hỏi bằng Đức Tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô

Vai Trò của Học Viên

Hình Ảnh
Youth studying the scriptures in their seminary class.

Bài học này có thể giúp các em hiểu tầm quan trọng của việc hành động theo đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô khi các em học trong lớp giáo lý. Khi học bài học này, các em sẽ học cách nhận được lợi ích tối đa từ kinh nghiệm ở lớp giáo lý của mình.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm câu hỏi này: Các em đã làm gì mà giúp ích nhiều nhất cho việc học phúc âm của mình?

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Cho học viên cơ hội để đánh giá phương pháp hiện tại của họ trong việc học phúc âm. Một tình huống như sau có thể giúp ích.

Đọc tình huống sau đây:

Hai thiếu nữ học cùng lớp giáo lý. Một thiếu nữ cảm thấy ảnh hưởng của Đức Thánh Linh và tình yêu thương của Chúa trong lớp giáo lý. Em ấy đang tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi của mình, chứng ngôn của em ấy về Đấng Cứu Rỗi và Giáo Hội của Ngài đang gia tăng, và em ấy đang cải thiện theo những cách đáng kể trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, thiếu nữ kia thường cảm thấy buồn chán trong lớp giáo lý và cảm thấy rằng mình không nhận được lợi ích tối đa từ lớp này.

  • Đâu là một số lý do khả dĩ về nguyên do mà hai thiếu nữ này có những kinh nghiệm khác nhau đến thế trong lớp giáo lý?

Cân nhắc mời học viên viết câu trả lời của họ cho những câu hỏi sau đây.

  • Các em hiện đang làm gì để học hỏi một cách thuộc linh?

  • Các em có cảm thấy là các em đang đạt được kết quả mà mình muốn và cần không?

Khi học bài học này, hãy nghĩ về những cách mà các em muốn học và phát triển trong năm nay ở lớp giáo lý. Việc học tập bao gồm bất kỳ cách nào mà chúng ta cải thiện trong cuộc sống của mình. Các em cũng có thể nghĩ về bất kỳ mối bận tâm hoặc câu hỏi nào của mình. Qua lời cầu nguyện chân thành, hãy tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh để giúp các em biết cách áp dụng bài học này vào cuộc sống của mình.

Một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến việc học của chúng ta là mức độ chúng ta trông cậy và noi theo Chúa Giê Su Ky Tô. Một nguyên tắc mà bài học này sẽ tập trung vào đó là khi chúng ta cố gắng tích cực học hỏi bằng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể được ban phước và cải thiện bản thân.Khi các em đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, hãy tìm hiểu những sự hiểu biết sâu sắc về ý nghĩa của việc học bằng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Cân nhắc việc viết nguyên tắc đã được đề cập đến trước đó lên trên bảng. Hãy tìm cách để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trông cậy nơi Chúa Giê Su Ky Tô trong việc học tập của chúng ta.

Hình Ảnh
Elder David A. Bednar, Quorum of the Twelve Apostles official portrait. 2020.

Khi chúng ta nhìn về tương lai và dự đoán về thế giới hỗn độn và rối loạn hơn bao giờ hết mà chúng ta sẽ sống, tôi tin rằng điều cần thiết cho tất cả chúng ta là gia tăng khả năng tìm kiếm sự học hỏi bằng đức tin. … Đức tin chân thật thì tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô và dựa vào Ngài và luôn luôn dẫn đến hành động. … Việc học hỏi bằng đức tin đòi hỏi nỗ lực về mặt thuộc linh, tinh thần, và thể chất chứ không chỉ tiếp nhận một cách thụ động. Chính trong sự chân thành và kiên trì của hành động do đức tin soi dẫn mà chúng ta cho Cha Thiên Thượng và Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô, thấy rằng mình sẵn lòng để học hỏi và tiếp nhận sự chỉ dẫn từ Đức Thánh Linh.

(David A. Bednar, “Seek Learning by Faith”, Ensign hoặc Liahona, tháng Chín năm 2007, trang 61, 63–64)

  • Các em đã học được gì từ lời phát biểu này?

Học viên có thể học thánh thư trong sinh hoạt sau đây riêng cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ. Cân nhắc cho học viên xem video phù hợp nhất với học viên hoặc chuẩn bị nhiều video và cho phép cả lớp chọn video mà họ sẽ xem.

Các em sẽ nhận được lợi ích tối đa từ việc học hỏi về mặt thuộc linh khi tích cực cố gắng học hỏi và tập trung nỗ lực của mình vào Chúa Giê Su Ky Tô. Những đoạn thánh thư đây cho thấy những cá nhân đã đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô và được Ngài ban phước. Đọc ít nhất một câu chuyện thánh thư, nếu có thể. Khi các em đọc, hãy suy ngẫm về kinh nghiệm của những cá nhân này liên quan như thế nào đến việc học tập phúc âm.

  • Người trong những câu thánh thư này đã làm gì để tích cực cho thấy đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô? Hành động của họ đã cho thấy đức tin của họ như thế nào?

  • Người đó đã vượt qua những trở ngại nào?

  • Chúa đã ban phước cho họ như thế nào?

  • Các em có thể học hỏi được gì từ kinh nghiệm của người này mà có thể áp dụng cho việc học tập phúc âm của riêng mình?

Chia một tờ giấy thành ba cột và ghi tiêu đề cho các cột là Trước Giờ Học, Trong Giờ HọcSau Giờ Học. Hãy suy nghĩ về những điều các em đã làm hoặc có thể làm trước giờ học, trong giờ học và sau giờ học để giúp các em học hỏi bằng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy thành tâm tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh khi các em nghĩ về những ví dụ và viết hoặc vẽ các ví dụ vào mỗi cột.

Mời học sinh chia sẻ ít nhất một ví dụ của họ khi trả lời câu hỏi sau đây.

  • Một điều các em đã làm trước, trong hoặc sau giờ học phúc âm mà đã giúp các em học hỏi và đến gần Chúa hơn là gì?

Có thể là hiệu quả nếu yêu cầu một vài học viên trả lời câu hỏi trước đó. Điều này có thể dẫn đến một loạt các câu trả lời. Khi học viên nghe ý kiến từ những người khác, hãy khuyến khích họ thêm những ý tưởng đó vào tờ giấy của họ dưới tiêu đề Trước Giờ Học, Trong Giờ Học hoặc Sau Giờ Học. Sau đây là một số ý kiến bổ sung cho học viên.

Mục tiêu cá nhân của các em

Khi các em học trong lớp giáo lý, các em sẽ có nhiều cơ hội để:

  • Chuẩn bị cho buổi học. Tìm kiếm sự mặc khải qua Đức Thánh Linh và đọc thánh thư hàng ngày là một số cách tốt nhất để chuẩn bị. Các em cũng có thể được mời suy ngẫm về các câu hỏi trước khi đến lớp hoặc học một đoạn ngắn trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta.

  • Thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô trong giờ học. Các em sẽ được mời thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và tích cực học hỏi theo những lời giảng dạy của Ngài, bằng cách nghiên cứu thánh thư, thực hiện các sinh hoạt, chia sẻ suy nghĩ của mình và thành tâm tìm kiếm sự soi dẫn từ Đức Thánh Linh để áp dụng những lẽ thật mà các em học được vào cuộc sống của mình.

  • Đánh giá những điều các em đang học. Các em sẽ có cơ hội thường xuyên để thực hiện mục tiêu của riêng mình và đánh giá tiến trình học tập và sự tiến bộ của bản thân. Các em cũng sẽ có thể đặt câu hỏi và tìm kiếm sự hướng dẫn cho bất kỳ vấn đề hoặc mối quan tâm nào.

  • Chia sẻ. Các em sẽ được khuyến khích chia sẻ những điều các em đang học với người khác, gồm cả gia đình mình.

Trong nhật ký ghi chép việc học tập hoặc trên tờ giấy mà các em đã viết hoặc vẽ các sinh hoạt mà giúp các em học hỏi và đến gần Chúa hơn, hãy viết những điều các em muốn làm trước, trong và sau giờ học để học hỏi bằng đức tin. Đơn giản như là khoanh tròn hoặc đặt một ngôi sao bên cạnh những ý tưởng mà các em cảm thấy Chúa muốn các em cố gắng. Cân nhắc đặt mục tiêu của các em ở một nơi nào đó mà các em sẽ nhìn thấy thường xuyên và ghi nhớ mục tiêu đó.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Làm thế nào tôi có thể chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với việc học hỏi của riêng mình?

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Elder David A. Bednar, Quorum of the Twelve Apostles official portrait. 2020.

Mỗi tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô đều có một trách nhiệm cá nhân là học hỏi và sống theo những lời giảng dạy của Chúa. … Chúng ta không nên kỳ vọng Giáo Hội là một tổ chức giảng dạy hoặc nói cho chúng ta mọi điều chúng ta cần phải biết và làm để trở thành những môn đồ tận tụy và kiên trì một cách dũng cảm cho đến cùng. Thay vì thế, trách nhiệm cá nhân của chúng ta là học điều chúng ta nên học, và sống theo điều chúng ta biết là nên sống, và trở thành người mà Đấng Thầy muốn chúng ta trở thành.

(David A. Bednar, “Được Chuẩn Bị để Thu Nhận Mọi Điều Cần Thiết,”Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 102)

Tại sao tôi nên cố gắng học tập tích cực trong lớp giáo lý?

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy:

Hình Ảnh
Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Các em càng noi theo tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô, thì các em sẽ càng thành công hơn.

Sau đó, điều gì sẽ giúp các em trở thành một môn đồ tận tâm của Chúa Giê Su Ky Tô? Một câu trả lời là lớp giáo lý và viện giáo lý—không chỉ tham dự mà còn tích cực tham gia trong lớp học và hoàn thành một cách thành tâm với bất kỳ sự chỉ định nào được đưa ra. …

Việc tốt nghiệp lớp giáo lý và viện giáo lý sẽ gia tăng khả năng của các em để làm tốt những điều quan trọng nhất mà các em sẽ thực hiện trong cuộc sống. Niềm vui thật sự sẽ thuộc về các em!

Anh Cả Richard G. Scott (1928–2015) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy những điều sau đây về việc tham gia một kinh nghiệm học tập phúc âm:

Hình Ảnh
Final official portrait of Elder Richard G. Scott of the Quorum of the Twelve Apostles, 2004. Passed away 22 September 2015.

Quyết định [của các học viên] để tham dự là một cách sử dụng quyền tự quyết mà cho phép Đức Thánh Linh truyền đạt một sứ điệp riêng và phù hợp với nhu cầu cá nhân [của học viên]. Việc tạo ra một bầu không khí hào hứng tham gia làm cho Thánh Linh có thể giảng dạy các bài học quan trọng hơn là [giảng viên] có thể truyền đạt.

Sự tham gia như vậy sẽ mang sự hướng dẫn của Thánh Linh vào cuộc sống [của học viên]. Khi … học viên … giơ tay lên để trả lời một câu hỏi, thì mặc dù họ có thể không nhận ra điều đó, họ biểu thị cho Đức Thánh Linh sự sẵn lòng học hỏi của họ. Việc sử dụng quyền tự quyết về mặt đạo đức sẽ cho phép Thánh Linh thúc đẩy họ và cung cấp cho họ sự hướng dẫn mạnh mẽ hơn trong thời gian ở cùng nhau. Sự tham gia cho phép các cá nhânđượcThánh Linh hướng dẫn. Họ học cách nhận biết và cảm nhận được sự hướng dẫn thuộc linh là gì.

(Richard G. Scott, “To Learn and to Teach More Effectively” [Buổi họp đặc biệt devotional tại trường Brigham Young University, ngày 21 tháng Tám năm 2007], trang 4–5, speeches.byu.edu)

Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Một sinh hoạt học tập thay thế

Trước khi cho học viên vẽ hoặc viết những cách họ có thể học hỏi bằng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô trước, trong và sau giờ học, hãy cân nhắc mời học viên trả lời một hoặc nhiều câu hỏi sau đây và chia sẻ xem mỗi câu hỏi có thể giúp họ và những người khác như thế nào trong việc học hỏi bằng đức tin.

In