Lớp Giáo Lý
Giăng 8


Giăng 8

Người Đàn Bà Bị Bắt Đang Khi Phạm Tội Tà Dâm Bị Dẫn Đến trước Đấng Ky Tô

Depiction of Jesus and the woman taken in adultery. They are both kneeling on the ground. For Mormon Channel use.

Trong khi Chúa Giê Su đang giảng dạy trong đền thờ, một số thầy thông giáo và người Pha Ri Si đã đem một người đàn bà phạm tội tà dâm đến trước Ngài. Họ hỏi Ngài rằng liệu bà ấy có nên bị ném đá theo luật Môi Se hay không (xin xem Lê Vi Ký 20:10). Câu trả lời của Chúa Giê Su cho họ và cho người đàn bà có thể cung cấp cho em những hiểu biết sâu sắc về đặc tính của Ngài và giúp em cảm nhận được quyền năng từ lòng thương xót của Ngài.

Chú trọng vào học viên. Khi anh chị em dạy, hãy nhớ chú trọng vào nhu cầu cá nhân của học viên. Đừng để cho kế hoạch của anh chị em trở nên quan trọng hơn các học viên trong lớp học. Liên tục đánh giá mức độ tham gia của học viên và tìm cách mời học viên tham gia vào bài học.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về một thời điểm mà các em có lòng thương xót với người nào đó hoặc khi các em cần hoặc hy vọng nhận được lòng thương xót.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Các Thuộc Tính của Chúa Giê Su Ky Tô

Trưng ra những câu hỏi sau đây cho học viên xem khi các em đến lớp. Học viên có thể được lợi ích khi làm việc theo cặp hoặc nhóm nhỏ trước khi chia sẻ các câu trả lời của mình với cả lớp.

  • Có khi nào ai đó tốt với em ngay cả khi em cảm thấy mình không đáng được đối xử như thế không?

  • Điều đó có ảnh hưởng gì đến em?

Chúa Giê Su đã hết sức nhân từ đối với người đàn bà đã bị bắt đang khi phạm tội tà dâm, đổi lại, việc này đã ảnh hưởng sâu sắc đến bà.Hãy đọc Giăng 8:1–5 và tìm lý do tại sao tình huống này lại khó xử.

Khi các thầy thông giáo và người Pha Ri Si dẫn người đàn bà đến gặp Chúa Giê Su và hỏi xem liệu bà ấy có nên bị ném đá đến chết hay không, họ đã cố tình đặt Ngài vào tình thế khó xử (xin xem Giăng 8:6). Nếu Chúa Giê Su nói không với việc ném đá người đàn bà thì Ngài sẽ bị buộc tội coi thường luật Môi Se (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 20:14). Nếu Ngài nói có, thì Ngài sẽ đi ngược lại quan điểm phổ biến của dân chúng cũng như luật pháp của người La Mã. Ngài cũng sẽ không cho thấy lòng thương xót với người đàn bà, là điều mà Chúa Giê Su đã làm nhiều lần trong giáo vụ của Ngài (xin xem Sách Học Kinh Tân Ước dành cho Học Viên [năm 2018], ChurchofJesusChrist.org).

Khi nghiên cứu câu trả lời của Đấng Cứu Rỗi đối với tình huống đầy thử thách này, em có thể nhận ra một số thuộc tính mà có thể giúp em hiểu rõ hơn về Đấng Cứu Rỗi. Việc tìm kiếm các thuộc tính của Đấng Cứu Rỗi là một kỹ năng mà em có thể sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu Kinh Tân Ước. Việc hiểu những thuộc tính này có thể làm gia tăng mong muốn của em để đến gần Đấng Ky Tô hơn.

Hãy đọc Giăng 8:6–11 và tìm kiếm các thuộc tính của Chúa Giê Su Ky Tô mà chúng ta có thể nhìn thấy trong cách Ngài tiếp xúc với những người buộc tội và người đàn bà.

3:21

Có thể là hữu ích khi trưng ra các câu hỏi sau đây để học viên có thể tham khảo khi cần thiết.

  • Đấng Cứu Rỗi đã thể hiện những thuộc tính nào trong cách Ngài đối đáp với những người đàn ông đã buộc tội người đàn bà?

  • Đấng Cứu Rỗi đã thể hiện những thuộc tính nào trong cách Ngài đối xử với người đàn bà?

Nếu cần, hãy giúp học viên nhận thấy rằng trong khi Đấng Cứu Rỗi đang kiên nhẫn và đầy thương xót đối với người đàn bà, thì Ngài không ban sự tha thứ cho bà ấy vào lúc đó. (Xin xem lời phát biểu của Chủ Tịch Oaks trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình”.)

  • Những cụm từ nào trong thánh thư minh họa những thuộc tính này?

Cân nhắc để cho học viên chia sẻ những điều các em quan sát được với nhau cùng với cả lớp hoặc trong các nhóm nhỏ. Nếu cần, hãy giúp học viên nhận ra các thuộc tính của Đấng Cứu Rỗi, chẳng hạn như kiên nhẫn trong một tình huống với nhiều cảm xúc giằng xé, nhận thức được tình huống, cho thấy lòng thương xót và lòng trắc ẩn dành cho người đàn bà, v.v.

Em có thể đánh dấu các cụm từ trong Giăng 8:6–11 cho thấy những thuộc tính này của Chúa Giê Su. Lưu ý rằng Đấng Cứu Rỗi đã không ban cho người đàn bà này sự tha thứ về tội lỗi của bà ấy vào thời điểm đó mà thay vào đó là khuyến khích bà “hãy đi, đừng phạm tội nữa” ( Giăng 8:11).

Có thể là hữu ích để mời một học viên đưa ra một ví dụ về cụm từ chỉ một thuộc tính của Chúa Giê Su hoặc để giảng viên chia sẻ một ví dụ. Nếu học viên có được lợi ích từ việc suy ngẫm về một thuộc tính cần được phát triển, thì những câu hỏi sau đây có thể hữu ích. Có thể cho học viên thời gian để suy ngẫm về các câu hỏi và trả lời các câu hỏi đó trong nhật ký ghi chép việc học tập của các em.

  • Em muốn phát triển thuộc tính nào hơn trong số những thuộc tính này? Tại sao?

  • Làm thế nào em có thể cho phép Đấng Cứu Rỗi giúp em phát triển hoặc củng cố thuộc tính này trong cuộc sống của em?

Lòng thương xót của Đấng Cứu Rỗi thúc đẩy chúng ta thay đổi

Một trong những thuộc tính thiêng liêng của Chúa Giê Su Ky Tô là Ngài có lòng thương xót. “Lòng thương xót là sự đối xử đầy trắc ẩn dành cho một người, hơn cả những gì người ấy đáng được nhận” (Gospel Topics, “Mercy,” topics.ChurchofJesusChrist.org).

Anh Cả Dale G. Renlund thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã đưa ra những hiểu biết sâu sắc sau đây về lòng thương xót đầy trắc ẩn của Đấng Cứu Rỗi và ảnh hưởng của điều này đối với người đàn bà:

15:21
Official portrait of Elder Dale G. Renlund of the Quorum of the Twelve Apostles, January 2016.

Chắc chắn là Đấng Cứu Rỗi đã không tha thứ cho tội tà dâm. Nhưng Ngài cũng không chỉ trích người đàn bà. Ngài đã khuyến khích [bà] ấy nên sửa đổi cuộc sống của mình. [Bà] ấy đã có ước muốn thay đổi bởi vì lòng trắc ẩn và thương xót của Ngài. Bản dịch Kinh Thánh của Joseph Smith làm chứng rằng điều này đưa đến vai trò làm môn đồ của người đàn bà đó: “Và người đàn bà đó đã tôn vinh Thượng Đế từ lúc đó, và tin vào danh Ngài.” [Joseph Smith Translation, John 8:11 (trong John 8:11 , cước chú c)].

(Dale G. Renlund, “Đấng Chăn Hiền Lành của Chúng Ta”, Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 30)

&#160

  • Lòng thương xót của Đấng Cứu Rỗi đã có ảnh hưởng gì đối với người đàn bà?

  • Em nghĩ tại sao lòng thương xót của Ngài có thể có ảnh hưởng đến như vậy?

  • Việc biết rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô yêu thích có lòng thương xót ảnh hưởng như thế nào đến cảm nghĩ của em về Hai Ngài?

Mặc dù Đấng Cứu Rỗi không bỏ qua cho tội lỗi nhưng Ngài đầy khoan dung. Ngài muốn em cảm thấy được thúc đẩy để hối cải và tiếp tục cố gắng trở nên tốt hơn.

Một số học viên có thể được lợi ích khi thảo luận về cách mà Đấng Cứu Rỗi muốn chúng ta tiếp tục cố gắng khi chúng ta lầm lỗi. Nếu đúng như vậy, hãy cân nhắc sử dụng lời phát biểu của Anh Cả Lynn G. Robbins trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình”.

Hãy cân nhắc cho học viên một giây phút yên tĩnh để suy ngẫm về những điều các em đã học được để giúp các em kết nối tốt hơn với Đấng Cứu Rỗi và cảm nhận được lòng thương xót của Ngài. Những câu hỏi được liệt kê dưới đây (hoặc những câu hỏi khác) có thể được liệt kê trên bảng và có thể mời học viên trả lời các câu hỏi đó trong nhật ký của các em.

  • Hôm nay em đã học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi mà thúc đẩy em hối cải và tiếp tục cố gắng trở nên giống như Ngài?

  • Em cảm thấy Đấng Cứu Rỗi muốn em làm gì hoặc thay đổi điều gì trong cuộc sống của mình khi em cố gắng trở nên giống Ngài hơn?

Hãy cân nhắc kết thúc bằng cách chia sẻ chứng ngôn và những cảm nghĩ cá nhân về lòng trắc ẩn và lòng thương xót của Đấng Cứu Rỗi.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Chúng ta được ban phước như thế nào nhờ có lòng thương xót của Đấng Cứu Rỗi?

Khi nói về mong muốn của Đấng Cứu Rỗi để chúng ta tiếp tục cố gắng khi phạm sai lầm, Anh Cả Lynn G. Robbins thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã dạy:

Former Official Portrait of Elder Lynn G. Robbins. Photographed March 2017. Replaced October 2019 (with Telescope ID: 2298123)

Trong khi chúng ta biết ơn về những cơ hội thứ hai sau khi mắc phải lỗi lầm, hoặc có những quyết định sai lầm, chúng ta hết sức kinh ngạc trước ân điển của Đấng Cứu Rỗi vì đã ban cho chúng ta các cơ hội thứ hai trong việc khắc phục tội lỗi, hoặc thất bại trong những lựa chọn.

Không một ai muốn chúng ta được thành công hơn Đấng Cứu Rỗi. … Việc trở thành giống như Ngài sẽ đòi hỏi vô số cơ hội thứ hai trong những khó khăn hằng ngày của chúng ta với con người thiên nhiên, chẳng hạn như kiềm chế sự ham muốn, học tính kiên nhẫn và tha thứ, khắc phục sự biếng nhác, tránh tội chểnh mảng, và còn một vài điều khác nữa. …

Tôi biết ơn về lòng nhân từ tử tế, kiên nhẫn và sự nhịn nhục của Cha Mẹ Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi, là các Đấng để cho chúng ta có vô số cơ hội thứ hai trong cuộc hành trình của mình trở lại nơi hiện diện của các Ngài.

(Lynn G. Robbins, “Đến Bảy Mươi Lần Bảy”, Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 22–23)

Làm thế nào tôi có thể học cách có lòng thương xót hơn như Đấng Cứu Rỗi?

Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy:

Official portrait of Elder Dieter F. Uchtdorf of the Quorum of the Twelve Apostles, 2006. Called as Second Counselor in the First Presidency, 3 February 2008. Made official portrait in 2008 replacing portrait taken in 2004.

Trong một thế giới đầy lời buộc tội và không thân thiện, thì rất dễ để tìm ra lý do để ghét nhau và đối xử với nhau một cách bất kính. Nhưng trước khi làm như vậy, chúng ta hãy nhớ tới những lời của Đấng Thầy và Đấng Gương Mẫu của chúng ta: “Ai trong các ngươi là người vô tội, hãy trước nhất ném đá vào người” [Giăng 8:7].

Thưa các anh chị em, chúng ta hãy đặt viên đá của mình xuống.

Hãy có lòng nhân từ.

Chúng ta hãy tha thứ.

Chúng ta hãy nói chuyện thân thiện với nhau.

Hãy để tình yêu thương của Thượng Đế chan hòa trong tâm hồn mình.

“Hãy làm điều thiện cho mọi người” [Ga La Ti 6:10].

(Dieter F. Uchtdorf, “Những Kẻ Có Lòng Thương Xót Sẽ Được Thương Xót”, Liahona, tháng Năm năm 2012, trang 76)

Anh Cả Dale G. Renlund thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Official portrait of Elder Dieter F. Uchtdorf of the Quorum of the Twelve Apostles, 2006. Called as Second Counselor in the First Presidency, 3 February 2008. Made official portrait in 2008 replacing portrait taken in 2004.

Để trở nên giống như Đấng Ky Tô, một người phải yêu chuộng sự nhân từ. Những người yêu chuộng sự nhân từ sẽ không xét đoán; họ biểu lộ lòng trắc ẩn với người khác, đặc biệt là với những người kém may mắn; họ ân cần, tử tế, và đáng kính trọng. Những người này sẽ đối xử với người khác với lòng thương yêu và sự hiểu biết, bất kể những đặc điểm như chủng tộc, giới tính, tôn giáo, khuynh hướng tình dục, tình trạng kinh tế xã hội, và những khác biệt về bộ tộc, gia tộc, hoặc quốc gia. Tất cả những điều này được thay thế bởi tình thương yêu giống như Đấng Ky Tô.

(Dale G. Renlund, “Làm Sự Công Bình, Ưa Sự Nhân Từ, và Bước Đi Một Cách Khiêm Nhường với Thượng Đế”, Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 111)

Bằng cách nào Đấng Cứu Rỗi đã cho thấy lòng thương xót mà không tha thứ cho hành vi không ngay chính?

Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy:

Official portrait of Elder Dieter F. Uchtdorf of the Quorum of the Twelve Apostles, 2006. Called as Second Counselor in the First Presidency, 3 February 2008. Made official portrait in 2008 replacing portrait taken in 2004.

Hiển nhiên Chúa đã không biện hộ cho tội lỗi của người đàn bà. Ngài chỉ nói với bà ấy là Ngài không kết tội bà ấy—có nghĩa là Ngài đã không đưa ra lời phán xét cuối cùng cho bà ấy vào lúc đó. … Người đàn bà đã bị bắt đang khi phạm tội tà dâm đã được ban cho thời gian để hối cải, thời gian mà có lẽ sẽ bị khước từ bởi những người muốn ném đá vào bà ấy.

(Dallin H. Oaks, “‘Judge Not’ and Judging”, Ensign, tháng Tám năm 1999, trang 8)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Giăng 8:12 .“Ta là sự sáng của thế gian”

Cân nhắc đọc Giăng 8:12 và thảo luận về tước vị và vai trò của Đấng Cứu Rỗi với tư cách là “sự sáng của thế gian.”

Có thể sử dụng câu trích dẫn sau đây. Chủ Tịch Dallin H. Oaks đã nhận ra ba cách mà Chúa Giê Su Ky Tô là “sự sáng của thế gian”:

Official portrait of Elder Dieter F. Uchtdorf of the Quorum of the Twelve Apostles, 2006. Called as Second Counselor in the First Presidency, 3 February 2008. Made official portrait in 2008 replacing portrait taken in 2004.

Chúa Giê Su Ky Tô là sự sáng của thế gian vì Ngài là nguồn ánh sáng mà “từ nơi hiện diện của Thượng Đế chiếu ra để làm tràn ngập khoảng mênh mông của không gian” [ Giáo Lý và Giao Ước 88:12 ]. …

Chúa Giê Su Ky Tô cũng là sự sáng của thế gian bởi vì tấm gương của Ngài và những lời giảng dạy của Ngài soi sáng con đường mà chúng ta nên đi để trở về nơi hiện diện của Cha Thiên Thượng. …

Chúa Giê Su Ky Tô cũng là sự sáng của thế gian bởi vì quyền năng của Ngài thuyết phục chúng ta làm điều thiện.

(Dallin H. Oaks, “The Light and Life of the World”, Ensign, tháng Mười Một năm 1987, trang 63–64)

4:26

Giăng 8:13, 17–18, 25–29 . Mối quan hệ của Chúa Giê Su với Cha Ngài

Chúa Giê Su Ky Tô đã dạy rõ ràng về mối quan hệ của Ngài với Cha Ngài, bao gồm cả việc Ngài và Cha Ngài là những đấng riêng biệt. Hãy mời học viên đọc Giăng 8:13, 17–18, 25–29 , tìm kiếm các từ và cụm từ cho thấy mối quan hệ của Đấng Cứu Rỗi với Cha Ngài.

Giăng 8:30–36 . “Lẽ thật sẽ buông tha các ngươi”

Chúa Giê Su hướng về những người “tin nơi Ngài” và dạy về lẽ thật mà làm cho chúng ta được tự do. Học viên có thể đọc các câu 31–33 và tìm kiếm những điều cho phép các em biết được lẽ thật. Học viên có thể nhận ra một trong những tước vị của Đấng Cứu Rỗi là “lẽ thật” (xin xem Giăng 14:6) và đưa tên của Đấng Cứu Rỗi vào thay cho “lẽ thật” trong Giăng 8:31–36 .

Học viên cũng có thể thảo luận về việc làm thế nào mà tội lỗi dẫn đến cảnh nô lệ và cách mà Chúa Giê Su Ky Tô dẫn đến sự tự do, và cũng có thể thảo luận 2 Nê Phi 2:27 .