Lớp Giáo Lý
Mác 9:14–29


Mác 9:14–29

“Tôi Tin; Xin Chúa Giúp Đỡ trong Sự Không Tin của Tôi”

A man holding his son in his arms as he presents the boy to Jesus Christ to be healed. Christ is depicted standing and reaching with His and toward the boy’s head. The painting depicts Jesus Christ healing and casting a devil out of the boy.

Chúa Giê Su Ky Tô đến gặp một nhóm người đang chất vấn các môn đồ của Ngài vì các môn đồ không thể xua đuổi ác linh ra khỏi con trai của một người đàn ông nào đó. Sau khi dạy cho người cha này về đức tin, Chúa Giê Su Ky Tô đã chữa lành cho người con trai. Bài học này sẽ giúp em xem xét đức tin của mình nơi Chúa và tìm kiếm sự mặc khải về cách em có thể củng cố đức tin đó.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về những kinh nghiệm đã củng cố đức tin của các em nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Học viên cũng có thể hỏi những người khác về kinh nghiệm xây đắp đức tin của riêng họ.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Những thử thách cho đức tin

Hãy tưởng tượng việc trải qua những thử thách sau đây:

Cân nhắc trưng ra các tình huống sau đây hoặc các tình huống khác gần gũi hơn với học viên.

Không cảm thấy được chào đón ở Nhà ThờTrầm cảmMột người trong gia đình rời khỏi Giáo HộiMột người bạn qua đời

  • Việc trải qua những tình huống này có thể ảnh hưởng như thế nào đến niềm tin và sự tin cậy của người nào đó nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Những tình huống nào khác có thể thử thách đức tin của một thanh thiếu niên nơi Đấng Ky Tô?

  • Em hoặc những người khác đã có những kinh nghiệm nào cho em thấy tầm quan trọng của việc có đức tin mạnh mẽ nơi Chúa Giê Su Ky Tô trong những lúc khó khăn?

Color Handouts Icon

Hãy cân nhắc đưa ra bài tự đánh giá sau đây dưới dạng giấy phát tay hoặc trưng ra bài tự đánh giá để học viên sử dụng khi các em ghi lại câu trả lời của mình trong nhật ký ghi chép việc học tập.

Attribute Activity Card

Hãy hoàn thành bài tự đánh giá sau đây:

Sinh Hoạt Thuộc Tính: Đức Tin

Chọn số mô tả giống nhất tần suất mà mỗi lời phát biểu áp dụng cho em. Hãy nhớ rằng sự phát triển thuộc linh là một tiến trình dần dần và không ai là toàn hảo.

1 = chưa bao giờ; 2 = thỉnh thoảng; 3 = thường xuyên; 4 = hầu như luôn luôn; 5 = luôn luôn

________ 1. Tôi tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và chấp nhận Ngài là Đấng Cứu Rỗi của tôi. ( 2 Nê Phi 25:29)________ 2. Tôi có đức tin cần thiết để giúp làm cho những việc tốt đẹp xảy ra trong cuộc sống của tôi hoặc cuộc sống của những người khác. ( Ê The12:12)________ 3. Tôi tin cậy Đấng Cứu Rỗi đủ để chấp nhận ý muốn của Ngài và làm bất cứ điều gì Ngài yêu cầu. ( 1 Nê Phi 3:7)

  • Hãy suy ngẫm về những lĩnh vực mà em có thế mạnh. Những kinh nghiệm nào đã giúp em mạnh mẽ trong những lĩnh vực này?

  • Em cần củng cố những lĩnh vực nào?

“Xin thương xót chúng tôi”

Sau kinh nghiệm của Ngài với Phi E Rơ, Gia Cơ và Giăng trên Núi Biến Hình, Chúa Giê Su đã gặp một người đàn ông mong muốn con trai mình được chữa lành khỏi ác linh.

Cân nhắc cho cả lớp đọc Mác 9:14–2223–27 , và mời một học viên đọc những lời của Đấng Cứu Rỗi, một học viên khác đọc những lời của người cha và một học viên khác đọc phần còn lại của đoạn với tư cách là một người kể chuyện. (Có thể hữu ích để chỉ định những phần này và mời học viên xác định các phần tương ứng của họ trước khi đến lớp.) Học viên cũng có thể sử dụng phương pháp này để đọc theo nhóm ba người.

Để thay thế việc đọc những câu này, có thể cân nhắc cho học viên xem video Anh Cả Jeffrey R. Holland kể lại câu chuyện này trong “Thưa Chúa, Tôi Tin” có trên trang ChurchofJesusChrist.org, từ mã thời gian 0:00 đến 3:33.

14:43

Hãy đọc Mác 9:14–22, tìm kiếm hoàn cảnh khó khăn mà người cha và đứa con này phải đối phó.

  • Em nghĩ người cha cảm thấy như thế nào khi các môn đồ của Đấng Cứu Rỗi không thể chữa lành cho con trai mình?

Hãy cẩn thận về việc yêu cầu học viên phát biểu cho câu hỏi tiếp theo. Các câu trả lời có thể quá riêng tư để chia sẻ.

  • Có khi nào em hoặc một người mà em biết có lý do để nói với Chúa: “Xin thương xót chúng tôi và giúp cho”?

  • Em biết gì từ những kinh nghiệm của mình về việc Chúa sẵn sàng thể hiện lòng thương xót?

  • Tại sao Chúa Giê Su Ky Tô có thể có lòng thương xót đối với mỗi người chúng ta?

Hãy đọc Mác 9:23–27 để xem điều gì xảy ra tiếp theo. Cân nhắc đánh dấu bất kỳ từ, cụm từ hoặc lẽ thật nào mà em cảm thấy quan trọng cần ghi nhớ.

  • Đấng Cứu Rỗi đã nói gì với người cha này khi ông cầu xin được giúp đỡ?

  • Điều gì nổi bật đối với em về lời đáp của người cha với Đấng Cứu Rỗi trong câu 24 ?

  • Em đã có những kinh nghiệm nào giúp em nói: “Thưa Chúa, con tin”?

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nhấn mạnh những lẽ thật quan trọng mà chúng ta có thể học được từ câu chuyện này:

Official Portrait of Elder Jeffrey R. Holland. Photographed January 2018.

Khi đối phó với thử thách của đức tin, trước hết người cha khẳng định sức mạnh của mình và chỉ lúc đó ông ta mới thừa nhận giới hạn của mình. Lời nói ban đầu của ông là lời khẳng định và không do dự: “Thưa Chúa, tôi tin.” Tôi sẽ nói với tất cả những người nào muốn có thêm đức tin, thì hãy nhớ tới người đàn ông này! Trong những giây phút đầy sợ hãi, nghi ngờ hoặc trong những lúc gặp rắc rối, hãy duy trì đức tin mà các anh chị em đã có được, ngay cả khi đức tin đó rất hạn chế. … Hãy bám chặt vào điều mà các anh chị em đã biết và đứng vững cho đến khi hiểu biết thêm. …

… Khi nỗi nghi ngờ hoặc khó khăn xảy đến, đừng ngại yêu cầu được giúp đỡ. … Thượng Đế sẽ gửi đến sự giúp đỡ từ cả hai phía của tấm màn che để củng cố niềm tin của chúng ta.

(Jeffrey R. Holland, “Thưa Chúa, Tôi Tin”, hoặc Liahona, tháng Năm năm 2013, trang 93–94)

  • Chúng ta có thể học được gì từ câu chuyện thánh thư này và những lời giảng dạy của Anh Cả Holland?

Một lẽ thật mà chúng ta học được từ câu chuyện này là khi chúng ta chọn tin nơi Cha Thiên Thượng và tìm kiếm sự giúp đỡ của Ngài qua lời cầu nguyện, Ngài sẽ giúp chúng ta củng cố đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Em nghĩ “duy trì đức tin mà các anh chị em đã có được” và “bám chặt vào điều mà các anh chị em đã biết” có nghĩa là gì?

Một cách để “duy trì đức tin mà các anh chị em đã có được” và “bám chặt vào điều mà các anh chị em đã biết” là ghi nhớ và trông cậy vào những kinh nghiệm trước đây để củng cố đức tin của mình. Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã mô tả những kinh nghiệm này:

Official Portrait of Elder Jeffrey R. Holland. Photographed January 2018.

Cùng với sự hướng dẫn dịu dàng mà chúng ta nhận được từ Đức Thánh Linh, thỉnh thoảng, Thượng Đế cam đoan một cách mạnh mẽ và rất riêng tư với mỗi người chúng ta rằng Ngài biết chúng ta và yêu thương chúng ta và rằng Ngài đang ban phước cho chúng ta một cách cụ thể và công khai. …

… Khi những khó khăn, nghi ngờ hoặc chán nản cá nhân làm cho con đường của chúng ta trở nên chông gai … thì những ký ức thuộc linh tối quan trọng … giống như những viên đá phát sáng giúp con đường phía trước được chiếu sáng, để bảo đảm với chúng ta rằng Thượng Đế biết chúng ta, yêu thương chúng ta và đã gửi Con Trai của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô, đến giúp chúng ta trở về nhà.

(Neil L. Andersen, “Những Ký Ức Thuộc Linh Tối Quan Trọng”, Liahona, tháng Năm năm 2020, trang 19, 21)

Trong nhật ký ghi chép việc học tập hay trên một tờ giấy, hãy đồ một bàn tay của em. Ở giữa hình bàn tay này, hãy viết cụm từ “Thưa Chúa, con tin” để thể hiện việc bám chặt vào những điều em đã biết. Xung quanh cụm từ này, hãy liệt kê ngắn gọn những lý do chi tiết mà em biết hoặc tin rằng “Thượng Đế biết [em], yêu thương [em] và đã gửi Con Trai của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô, đến giúp [em] trở về nhà.”

Thay vì đồ bàn tay, học viên có thể chỉ cần ghi vào nhật ký những lý do mà các em tin nơi Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Học viên có thể gồm vào những kinh nghiệm thuộc linh mà các em đã có. Cân nhắc mời học viên chia sẻ những điều các em đã viết, nếu thích hợp, và câu trả lời của các em cho câu hỏi sau đây.

  • Làm thế nào mà việc nhớ lại những kinh nghiệm mà Thượng Đế đã ban cho em và những bài học mà Ngài đã dạy cho em có thể giúp củng cố em trong những lúc khó khăn?

Hãy suy ngẫm về những điều em sẽ làm hoặc tiếp tục làm, để có những kinh nghiệm giúp em biết rằng Thượng Đế biết em và yêu thương em.

Hãy cân nhắc kết thúc bằng cách làm chứng, hoặc mời một học viên làm chứng, về cách Đấng Cứu Rỗi củng cố chúng ta trong những lúc khó khăn và cách Ngài thưởng cho bất kỳ nỗ lực chân thành nào để tin cậy nơi Ngài.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Mác 9:29. Đấng Cứu Rỗi có ý gì khi Ngài nói: “Nếu không cầu nguyện, thì chẳng ai đuổi thứ quỉ ấy ra được”?

Việc nhịn ăn và cầu nguyện có thể mời quyền năng thuộc linh lớn lao hơn từ Chúa. Một số thử thách, như khi các Vị Sứ đồ cố gắng xua đuổi tà ma, có thể đòi hỏi quyền năng lớn lao hơn đó. Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy: “Quyền năng tuyệt diệu của sự cầu nguyện có thể được củng cố thêm bằng việc nhịn ăn … khi thích hợp, cho một nhu cầu đặc biệt” (“Quyền Năng Tuyệt Diệu của Sự Cầu Nguyện”, Liahona, tháng Năm năm 2003, trang 7).

Tôi có thể tìm hiểu thêm về đức tin và sự nghi ngờ ở đâu?

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy thêm những lẽ thật khác về việc củng cố đức tin và đối phó với những nghi ngờ. Để nghe thêm một số lẽ thật này, hãy cân nhắc xem video “Thưa Chúa, Tôi Tin” từ mã thời gian 5:57 đến 10:28.

14:43

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

3:5
5:55

Sự cầu nguyện và nhịn ăn

Anh chị em có thể tìm thấy một cách khác để khuyến khích học viên củng cố đức tin của các em nơi Chúa Giê Su Ky Tô trong Mác 9:28–29. Đấng Cứu Rỗi đã nêu lên trong câu 29 rằng các môn đồ của Ngài không thể xua đuổi được quỷ dữ vì họ thiếu đức tin. Hãy cân nhắc mời học viên nghiên cứu những câu này để tìm kiếm một nguyên tắc tương tự như sau: Chúng ta có thể gia tăng đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô qua sự cầu nguyện và nhịn ăn. Học viên có thể thảo luận về lý do Chúa ban một số phước lành chỉ nhờ vào sự cầu nguyện và nhịn ăn. Anh chị em cũng có thể sử dụng lời phát biểu về sự cầu nguyện và nhịn ăn trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình” làm một phần của cuộc thảo luận này.