Lớp Giáo Lý
Ma Thi Ơ 18; Lu Ca 10


Ma Thi Ơ 18; Lu Ca 10

Khái Quát

Chúa Giê Su Ky Tô đã dạy rằng Ngài và Cha Thiên Thượng của chúng ta dành tình yêu thương và sự quan tâm cho mọi người. Ngài đã dạy hai truyện ngụ ngôn mà có thể giúp chúng ta hiểu được tình yêu thương của Hai Ngài và học cách đối xử với những người khác như cách Hai Ngài sẽ làm. Truyện ngụ ngôn về người tôi tớ không có lòng thương xót nhắc nhở chúng ta phải biết thương xót người khác, cũng giống như Thượng Đế thương xót chúng ta vậy. Truyện ngụ ngôn về Người Sa Ma Ri nhân lành có thể giúp chúng ta noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi về việc yêu thương người lân cận. Ngài cũng dạy cả Ma Thê và Ma Ri về tầm quan trọng của việc tập trung cuộc sống của chúng ta vào Ngài.

Chuẩn Bị Giảng Dạy

Thông tin sau đây cung cấp cho giảng viên ý tưởng về những điều có thể cần được chuẩn bị trước trong mỗi bài học.

Ma Thi Ơ 18:11–14

Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp em cảm thấy rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô đầy lòng thương xót và mong muốn cứu mọi linh hồn bị lạc lối.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên khi đến lớp chuẩn bị để chia sẻ những câu chuyện trong thánh thư thể hiện tình yêu thương của Thượng Đế đối với những người bị lạc lối về phương diện thuộc linh.

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Để bắt đầu bài học, hãy cân nhắc sử dụng công cụ khảo sát trực tuyến để mời học viên trả lời câu hỏi về điều mà Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô cảm thấy đối với những người đã phạm tội.

Ma Thi Ơ 18:21–35

Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên trở nên giống Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn khi họ nỗ lực tha thứ cho những người khác.

  • Học viên chuẩn bị: Trong một đoạn thông thạo giáo lý, Chúa phán rõ ràng: “Nhưng các ngươi được đòi hỏi phải biết tha thứ tất cả mọi người” ( Giáo Lý và Giao Ước 64:10). Mời học viên suy ngẫm lý do tại sao Chúa Giê Su Ky Tô truyền lệnh cho chúng ta phải tha thứ cho nhau. Cũng có thể hữu ích nếu mời học viên đọc Giáo Lý và Giao Ước 64:9–11 và suy ngẫm về sứ điệp của Chúa trong những câu đó.

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Để bắt đầu bài học, hãy cân nhắc trưng ra câu thánh thư sau đây để học viên suy ngẫm: “Ta, là Chúa, sẽ tha thứ cho ai mà ta muốn tha thứ, nhưng các ngươi được đòi hỏi phải biết tha thứ tất cả mọi người.” ( Giáo Lý và Giao Ước 64:10). Sau khi học viên đã có thời gian để suy ngẫm, hãy mời các em chia sẻ lý do lệnh truyền này là một phước lành trong cuộc sống của chúng ta. Yêu cầu các em cũng chia sẻ lý do tại sao đôi khi rất khó để có thể tuân giữ lệnh truyền này.

Lu Ca 10:25–37

Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp học viên noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi về việc yêu thương người lân cận.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên đọc Lu Ca 10:30–35 , tìm xem các em nhận thấy Chúa Giê Su Ky Tô ở đâu trong truyện ngụ ngôn này. Ngoài ra, yêu cầu học viên tìm kiếm xem các em ấy nhận thấy mình ở đâu trong truyện ngụ ngôn này.

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Trong phần này của bài học, khi học viên thảo luận các câu hỏi liên quan đến việc yêu thương người lân cận của chúng ta trong các bối cảnh khác nhau, hãy cân nhắc sử dụng phòng họp nhỏ. Chỉ định cho mỗi nhóm một trong các bối cảnh được liệt kê trong bài học và cho các nhóm thời gian thảo luận về ba câu hỏi khi các em suy ngẫm về bối cảnh đã được chỉ định.

Lu Ca 10:38–42

Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên nhận ra các lựa chọn và các sinh hoạt mà giúp các em làm cho Chúa Giê Su Ky Tô trở thành trọng tâm của cuộc sống mình.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên lập một bản liệt kê những sinh hoạt mà các em đã làm trong một ngày trước bài học này và mang bản liệt kê đến lớp.

  • Tài liệu về dụng cụ trực quan: Một thùng chứa và nhiều loại đá có kích thước khác nhau có thể để vừa trong thùng đó.

Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 6Mục đích của bài học: Tạo cơ hội cho học viên hiểu sâu hơn và giải thích các lẽ thật về một hoặc nhiều đoạn thánh thư thông thạo giáo lý từ Kinh Tân Ước.

Xin lưu ý: Có thể cần dạy bài học về đoạn thông thạo giáo lý thay cho bài học ôn tập này. Hãy tham khảo thời khóa biểu do vị giám đốc hoặc điều phối viên giáo vùng hoặc khu vực cung cấp để đảm bảo rằng mỗi bài học về đoạn thông thạo giáo lý sẽ được giảng dạy trong khi tổ chức lớp giáo lý.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên nhận ra một kỹ năng hoặc chiến lược học thánh thư phù hợp với các em và suy ngẫm về lý do tại sao kỹ năng hoặc chiến lược này hữu ích cho các em.

  • Giấy phát tay: Chuẩn bị để trưng ra bản liệt kê các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý và các cụm từ thánh thư then chốt có liên quan hoặc cung cấp bản liệt kê này cho học viên dưới dạng giấy phát tay.

  • Học cụ: Đảm bảo học viên có bút viết và nhật ký ghi chép việc học tập hoặc giấy để sử dụng trong các sinh hoạt của bài học.

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Học viên có thể tùy ý tạo trang kỹ thuật số “Từng Hàng Chữ Một” hoặc phần trình bày hình ảnh về một đoạn thánh thư thông thạo giáo lý. Sau đó, học viên có thể chia sẻ màn hình của các em để cho cả lớp xem và giải thích tác phẩm của các em.

In