Lớp Giáo Lý
Ma Thi Ơ 18:11–14


Ma Thi Ơ 18:11–14

Lòng Thương Xót của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô

Hình Ảnh
Blind man gains sight. Outtakes include Jesus anointing his eyes, and going to the pool of Siloam.

Chúa Giê Su Ky Tô đã dạy rằng Ngài và Cha Thiên Thượng của chúng ta dành tình yêu thương và sự quan tâm cho mọi người. Bài học này nhằm giúp em cảm thấy rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có lòng trắc ẩn và mong muốn cứu mọi linh hồn bị lạc lối.

Tập trung vào các thuộc tính và đặc tính của Đấng Cứu Rỗi. Việc sử dụng thánh thư không chỉ để dạy những điều Chúa Giê Su Ky Tô đã làm mà còn để nhấn mạnh các thuộc tính và đặc tính thiêng liêng của Ngài. Việc này sẽ mời Đức Thánh Linh làm chứng về Ngài, giúp học viên hiểu rõ hơn về Ngài là ai và mong muốn trở nên giống như Ngài.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên khi đến lớp chuẩn bị để chia sẻ những câu chuyện trong thánh thư thể hiện tình yêu thương của Thượng Đế đối với những người bị lạc lối về phương diện thuộc linh.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Thiên tính của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô

Để giúp học viên cảm thấy thoải mái khi trả lời câu hỏi sau đây một cách trung thực, hãy cân nhắc mời các em viết vào một tờ giấy nhỏ con số của câu trả lời mà các em đã chọn (không ghi tên của các em). Cân nhắc thu lại các tờ giấy và chia sẻ kết quả với cả lớp.

  • Em nghĩ lời phát biểu nào sau đây mô tả chính xác nhất cảm nghĩ của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô đối với những người đã phạm tội?

  1. Hai Ngài cảm thấy bực bội để tha thứ cho những người phạm tội nhưng Hai Ngài sẽ làm như vậy nếu chúng ta thành tâm hối cải.

  2. Hai Ngài thích chúng ta hối cải hơn để Hai Ngài có thể tha thứ cho chúng ta, nhưng Hai Ngài hài lòng với bất cứ điều gì chúng ta chọn.

  3. Hai Ngài cảm thấy niềm vui lớn lao khi tha thứ cho những người phạm tội biết hối cải.

  • Sự hiểu biết của một người về thiên tính của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có thể ảnh hưởng như thế nào đến những lựa chọn của họ?

Khi học bài học này, hãy suy ngẫm những điều em học được về thiên tính của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô và cách mà sự hiểu biết này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của em.Sau khi dạy các môn đồ của Ngài rằng tội lỗi xúc phạm hoặc làm hại con cái của Thượng Đế nghiêm trọng đến thế nào, Đấng Cứu Rỗi đã bày tỏ mong muốn nhân từ của Ngài để cứu “kẻ bị hư mất, và kêu gọi những người có tội hối cải” ( Bản Dịch Joseph Smith, Ma Thi Ơ 18:11 [Phần Giúp Đỡ Học Tập, Bản Dịch Joseph Smith Phụ Lục]).

Hãy đọc Ma Thi Ơ 18:11–14 , tìm kiếm xem Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô cảm thấy như thế nào về những người bị lạc lối về phương diện thuộc linh.

  • Những từ hoặc cụm từ nào trong những câu này giúp em hiểu được thiên tính của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Những cách khác nhau mà con người trở nên lạc lối về phương diện thuộc linh là gì?

Một trong những lẽ thật mà chúng ta có thể học được từ những câu này là Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có lòng trắc ẩn và mong muốn cứu những người bị lạc lối về phương diện thuộc linh.

Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, khi ấy thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, đã giải thích:

Hình Ảnh
Official portrait of Elder Dieter F. Uchtdorf of the Quorum of the Twelve Apostles, 2006. Called as Second Counselor in the First Presidency, 3 February 2008. Made official portrait in 2008 replacing portrait taken in 2004.

Qua nhiều thế kỷ, truyện ngụ ngôn này đã được hiểu theo truyền thống là một lệnh truyền cho chúng ta phải hành động để mang về những con chiên bị thất lạc và tìm đến những người đang bị thất lạc. Mặc dù điều này chắc chắn là thích hợp và tốt, nhưng tôi tự hỏi là còn có nhiều điều hơn nữa về việc này không.

Có thể đó là mục đích của Chúa Giê Su, đầu tiên và trước hết, là để giảng dạy về công việc của Đấng Chăn Hiền Lành chăng?

Có thể nào Ngài đang làm chứng về tình yêu thương của Thượng Đế cho con cái ương ngạnh của Ngài không? …

Làm thế nào các anh chị em trở nên bị thất lạc—cho dù có vì những lựa chọn sai hoặc vì những hoàn cảnh ngoài tầm kiểm soát của các anh chị em, thì cũng không quan trọng. …

Vì Ngài yêu thương các anh chị em, nên Ngài sẽ tìm ra các anh chị em. Ngài sẽ hân hoan vác các anh chị em lên vai. Và khi mang các anh chị em về nhà, thì Ngài sẽ nói cùng mọi người: “Hãy chung vui với ta, vì ta đã tìm được con chiên bị mất” [ Lu Ca 15:6 ].

(Dieter F. Uchtdorf, “Ngài Sẽ Vác Ta lên Vai Ngài và Mang Ta Về Nhà”, Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 102)

  • Em nghĩ tại sao Chúa Giê Su Ky Tô muốn chúng ta biết Ngài và Cha Thiên Thượng của chúng ta có lòng trắc ẩn biết bao?

  • Làm thế nào mà việc hiểu được thiên tính đầy trắc ẩn của Hai Ngài có thể giúp em đương đầu với hoàn cảnh cuộc sống của mình bây giờ?

Bằng chứng về thiên tính đầy trắc ẩn của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô

Có nhiều cách để giúp học viên nhìn thấy bằng chứng về việc Thượng Đế đầy lòng thương xót và tha thứ biết bao. Hãy lựa chọn những phương pháp phù hợp nhất với học viên. Dưới đây là một số ý tưởng có thể hữu ích.

Một cách chúng ta có thể củng cố chứng ngôn của mình về các nguyên tắc phúc âm là tìm kiếm những ví dụ thực tế minh họa cho lẽ trung thực của các nguyên tắc đó. Khi em nhìn thấy bằng chứng về các nguyên tắc phúc âm trong cuộc sống của người khác, Đức Thánh Linh có thể giúp em cảm thấy hy vọng và tin tưởng rằng những nguyên tắc đó cũng sẽ ban phước cho cuộc sống của em. Những gợi ý sau đây có thể giúp em nhìn thấy những ví dụ thực tế về lẽ thật rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có lòng trắc ẩn và mong muốn cứu những người bị lạc lối về phương diện thuộc linh.

Đối với phần sau đây, hãy cân nhắc mời học viên làm việc theo nhóm nhỏ. Sau khi học viên tìm kiếm thánh thư, một học viên trong mỗi nhóm có thể viết lên trên bảng những ví dụ mà các em đã tìm thấy. Nếu học viên tham gia vào sinh hoạt chuẩn bị của học viên, thì các em có thể được mời để sử dụng một số thánh thư mà các em đã tìm thấy như một phần của sinh hoạt này.

Hãy tìm kiếm trong thánh thư những câu chuyện cho thấy Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô tha thứ và có lòng trắc ẩn biết bao. Nếu em cần giúp đỡ, thì hãy cân nhắc nghiên cứu một hoặc cả hai câu chuyện thánh thư sau đây: Giăng 8:1–11 ; An Ma 36:6–21 .

Hãy chọn một số ví dụ mà học viên đã viết lên trên bảng và cho cả lớp cùng nhau thảo luận. Giúp học viên nhận thấy rằng cũng giống như Thượng Đế đã thể hiện lòng thương xót đối với con người thời xưa, thì Ngài cũng sẽ thể hiện lòng thương xót đối với chúng ta.

  • Em cảm thấy Chúa muốn em học điều gì từ những ví dụ em đã chọn?

  • Em nhận thấy Đấng Cứu Rỗi thể hiện lòng trắc ẩn và tìm kiếm những người bị lạc lối bằng những cách thức nào?

Việc tìm kiếm ví dụ về các nguyên tắc phúc âm trong cuộc sống của riêng em và trong cuộc sống của những người mà em biết có thể là một cách đầy thuyết phục để giúp em cảm thấy rằng các nguyên tắc đó là đúng.

Nếu mời học viên chia sẻ thành tiếng những điều sau đây, thì hãy khuyến khích các em không chia sẻ tên hoặc những chi tiết quá riêng tư.

Không chia sẻ thông tin cá nhân hoặc tên riêng, hãy mô tả người nào đó mà em biết có cuộc đời là bằng chứng cho thấy Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có lòng trắc ẩn và tìm kiếm những người bị lạc lối trong thời kỳ của chúng ta.Hãy suy ngẫm xem những ví dụ này giúp củng cố chứng ngôn của em về thiên tính đầy trắc ẩn của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào. Hãy suy nghĩ về lý do mà việc biết điều này về Hai Ngài là điều quan trọng đối với em.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Con chiên đi lạc trong Ma Thi Ơ 18:12–13 tượng trưng cho ai?

Ê Sai đã giải thích: “Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy” ( Ê Sai 53:6 ; phần nhấn mạnh in đậm là được thêm vào). Vì vậy, những con chiên đi lạc cần được Đấng Chăn Hiền Lành giải cứu tượng trưng cho mỗi chúng ta.

Cha Thiên Thượng cảm thấy như thế nào về những người đang cố gắng noi theo Ngài nhưng lại sa ngã hết lần này đến lần khác?

Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, khi ấy thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, đã giúp trả lời câu hỏi này. Em có thể muốn xem video “Bốn Danh Hiệu” trên trang ChurchofJesusChrist.org, từ mã thời gian 3:07 đến 4:49.

//media.ldscdn.org/webvtt/general-conference/april-2013-general-conference/2013-04-3040-president-dieter-f-uchtdorf-en.vtt

Hình Ảnh
Official portrait of Elder Dieter F. Uchtdorf of the Quorum of the Twelve Apostles, 2006. Called as Second Counselor in the First Presidency, 3 February 2008. Made official portrait in 2008 replacing portrait taken in 2004.

Chúng ta đều đã thấy một đứa bé tập đi. Nó đi chập chững từng bước nhỏ. Nó ngã xuống. Chúng ta có la mắng một nỗ lực như vậy không? Dĩ nhiên là không. Có người cha nào lại trừng phạt một đứa bé vấp ngã? Chúng ta khuyến khích, chúng ta tán thưởng, và chúng ta khen ngợi, vì với từng bước nhỏ, đứa bé đang càng ngày càng trở nên giống như cha mẹ của nó.

Thưa các anh em, bây giờ so với sự hoàn hảo của Thượng Đế, vì là người trần thế, chúng ta không khác gì những đứa bé vụng về, bước đi loạng choạng. Nhưng Cha Thiên Thượng nhân từ muốn chúng ta trở nên giống như Ngài, và thưa các anh em thân mến, điều đó cũng nên là mục tiêu vĩnh cửu của chúng ta. Thượng Đế hiểu rằng chúng ta không trở thành giống như Ngài ngay lập tức, mà thay vì thế là bằng cách bước đi từng bước một.

Tôi không tin là có một Thượng Đế thiết lập các quy tắc và giáo lệnh chỉ nhằm chờ đợi chúng ta thất bại để Ngài có thể trừng phạt chúng ta. Tôi tin rằng có một Cha Thiên Thượng yêu thương, chăm sóc và vui mừng trước mọi nỗ lực của chúng ta để tiến triển và trở thành giống như Ngài. Ngay cả khi chúng ta vấp ngã, Ngài cũng khuyên nhủ chúng ta đừng chán nản—đừng đầu hàng hoặc chạy trốn trách nhiệm của mình—mà phải lấy lại can đảm, tìm kiếm đức tin của mình, và tiếp tục cố gắng.

(Dieter F. Uchtdorf, “Bốn Danh Hiệu”, Liahona, tháng Năm năm 2013, trang 58)

Vì Thượng Đế rất nhân từ, chúng ta có thực sự cần cố gắng tuân giữ các giáo lệnh của Ngài để được cứu không?

Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy:

Hình Ảnh
Official portrait of Elder Dieter F. Uchtdorf of the Quorum of the Twelve Apostles, 2006. Called as Second Counselor in the First Presidency, 3 February 2008. Made official portrait in 2008 replacing portrait taken in 2004.

Một số người dường như quý trọng tình yêu thương của Thượng Đế vì họ hy vọng rằng tình yêu thương của Ngài bao la và vô điều kiện đến nỗi họ có thể được thương xót để miễn khỏi phải tuân theo luật pháp của Ngài. …

Nếu một người hiểu được những lời giảng dạy của Chúa Giê Su, thì người ấy không thể nào kết luận một cách hợp lý rằng Cha Thiên Thượng nhân từ hoặc Vị Nam Tử thiêng liêng lại tin rằng tình yêu thương của hai Ngài thay thế cho các giáo lệnh của hai Ngài. …

Chúa Giê Su dạy rằng: “Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi” ( Ma Thi Ơ 7:21).

(Dallin H. Oaks, “Tình Yêu Thương và Luật Pháp”, Liahona, tháng Mười Một năm 2009, trang 26, 28)

Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Ma Thi Ơ 18:1 . “Ai là lớn hơn hết trong nước thiên đàng?”

Hãy viết câu hỏi này lên trên lên bảng và mời học viên nghĩ ra nhiều cách khác nhau để trả lời câu hỏi này. Sau đó, mời các em hình dung những điều Đấng Cứu Rỗi đã làm trong Ma Thi Ơ 18:2 trước khi Ngài trả lời câu hỏi này thành lời. Hỏi học viên những điều các em có thể học được qua câu trả lời bằng hành động của Đấng Cứu Rỗi cho câu hỏi đó.

Hãy mời học viên đọc Ma Thi Ơ 18:3–4 và thảo luận về các thuộc tính giống như Đấng Ky Tô mà các trẻ em có. Chúng ta thường thấy điều gì ở trẻ em mà có thể nhắc nhở chúng ta về Chúa Giê Su Ky Tô? Làm thế nào việc trở nên giống như một đứa trẻ có thể giúp chúng ta chuẩn bị tốt hơn để bước vào vương quốc thiên thượng? Cân nhắc mời học viên liên kết Ma Thi Ơ 18:1–4 với Mô Si A 3:19 và thảo luận xem câu này bổ sung gì cho sự hiểu biết của các em.

Mời học viên thành tâm làm việc để phát triển một thuộc tính giống như Đấng Ky Tô mà các em đã nhìn thấy qua tấm gương của trẻ em.

In