Lớp Giáo Lý
Ma Thi Ơ 5:17–47


Ma Thi Ơ 5:17–47

Luật Pháp Cao Hơn

Hình Ảnh
Jesus Christ in Sermon on the Mount

Khi Chúa Giê Su Ky Tô tiếp tục Bài Giảng trên Núi, Ngài đã dạy cách Ngài đã đến để làm tròn luật pháp của Môi Se ra sao, và Ngài đã giới thiệu luật pháp cao hơn của phúc âm. Bài học này có thể giúp em sống theo luật pháp cao hơn của Đấng Ky Tô để em có thể trở nên giống Cha Thiên Thượng hơn.

Giúp học viên làm trọn vẹn vai trò của họ trong tiến trình học tập. Việc học hỏi về phần thuộc linh đòi hỏi học viên phải nỗ lực và sử dụng quyền tự quyết. Khi học viên tích cực làm tròn vai trò của họ trong việc học hỏi phúc âm, họ mở rộng lòng mình hơn với Đức Thánh Linh. Hãy tìm cách để mời tất cả học viên tham gia vào tùy theo nhu cầu và khả năng của họ.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên cầu nguyện để Thánh Linh dạy họ trong lớp giáo lý. Cũng có thể mời học viên cầu nguyện cho giảng viên và các bạn cùng lớp của họ.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Chúa Giê Su Ky Tô dạy luật pháp cao hơn của phúc âm

Cân nhắc mời một học viên đứng trên ghế và mô tả những điều em ấy có thể nhìn thấy bây giờ mà đã không thể nhìn thấy khi đứng trên mặt đất.

  • Có khi nào việc đứng ở nơi cao hơn đã giúp em cải thiện tầm nhìn của mình?

  • Em có thể nhìn thấy điều gì mà trước đó em không thể thấy?

Giống như tầm nhìn khi đứng ở nơi cao hơn có thể giúp cho chúng ta quan sát rộng hơn, Đấng Cứu Rỗi đã dạy các môn đồ của Ngài một luật pháp cao hơn để mang lại cho họ quan điểm lớn lao hơn. Quan điểm lớn lao hơn này có thể giúp chúng ta trở nên giống như Ngài và Cha Thiên Thượng hơn.Trong Ma Thi Ơ 5:17–20 , Đấng Cứu Rỗi đã dạy rằng Ngài đến để làm tròn luật pháp của Môi Se—không phải để hủy bỏ bất kỳ lẽ thật vĩnh cửu nào trong luật pháp. Chúa Giê Su Ky Tô phục hồi sự trọn vẹn của phúc âm mà đã bị mất do sự tà ác và bội giáo. Ngài sửa chỉnh những lời dạy sai lầm và làm ứng nghiệm những lời tiên tri của các vị tiên tri trong Kinh Cựu Ước. Ma Thi Ơ 5:21–47 chứa đựng những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi về những luật pháp và truyền thống mà người Do Thái đã phát triển dựa theo luật pháp Môi Se. Trong những câu này, Chúa Giê Su Ky Tô đã giải thích ý nghĩa thật sự của luật pháp Môi Se và dạy một mức độ ngay chính cao hơn.

Hãy đọc Ma Thi Ơ 5:38–42 , tìm kiếm một ví dụ về một giáo lệnh trong luật pháp Môi Se và luật pháp cao hơn mà Chúa Giê Su đã dạy cho các môn đồ của Ngài để thay thế.

  • Một điều mà Đấng Cứu Rỗi đã chỉ ra trong luật pháp Môi Se hoặc các truyền thống khác mà dân chúng đã thiết lập là gì?

  • Đấng Cứu Rỗi đã đưa ra luật pháp cao hơn nào để thay thế cho luật pháp đó?

  • Làm thế nào việc sống theo luật pháp cao hơn này sẽ giúp ích cho một người hơn là luật cũ để trở nên giống Cha Thiên Thượng hơn?

Các sinh hoạt sau đây cho học viên một cơ hội để tự họ nghiên cứu một yếu tố trong luật pháp cao hơn. Mời học viên thành tâm lựa chọn sinh hoạt mà họ cảm thấy có lợi nhất cho họ. Trưng bày các hướng dẫn khi cần thiết.

Sinh Hoạt A: Làm thế nào tôi có thể kiểm soát cơn tức giận của mình?

Suy ngẫm về lần gần đây nhất em tức giận.

  • Em nghĩ tại sao việc kiểm soát cơn tức giận là điều quan trọng?

Đọc Ma Thi Ơ 5:21–24 , tìm kiếm luật pháp cao hơn mà Đấng Cứu Rỗi đã dạy về cơn tức giận.

  • Có bất cứ điều gì em muốn cân nhắc đánh dấu trong những câu này không? Nếu có, thì tại sao?

&#160&#160

Hình Ảnh
Former Official Portrait of Elder Lynn G. Robbins. Photographed March 2017. Replaced October 2019 (with Telescope ID: 2298123)

&#160 &#160 &#160 &#160

&#160

Chủ Tịch Thomas S. Monson (1927–2018) đã làm rõ vai trò của chúng ta trong việc kiểm soát cơn tức giận của mình.

Hình Ảnh
Official portrait of President Thomas S. Monson, 2008.

Tức giận là đầu hàng ảnh hưởng của Sa Tan. Không một ai có thể làm cho chúng ta tức giận được. Đó là sự chọn lựa của chúng ta. Nếu muốn có được tinh thần trọn vẹn luôn luôn ở cùng chúng ta, thì chúng ta phải chọn không trở nên tức giận. Tôi làm chứng rằng điều như vậy có thể xảy ra được.

(Thomas S. Monson, “Hãy Kiềm Chế Những Cảm Nghĩ của Mình, Hỡi Người Anh Em của Tôi,” Liahona, tháng Mười Một năm 2009, trang 68)

  • Trong những phương diện nào Đấng Cứu Rỗi là tấm gương của việc sống theo luật pháp cao hơn này?

Học viên có thể được lợi ích từ việc thảo luận câu hỏi tiếp theo trong các nhóm nhỏ. Khuyến khích các em đưa ra các giải pháp thiết thực để giúp người đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát tính khí của họ.

  • Các em có thể làm gì để dựa vào quyền năng của Đấng Cứu Rỗi giúp các em sống theo luật pháp cao hơn này?

Sinh Hoạt B: Tại sao tôi phải thoát khỏi những ý nghĩ đầy dục vọng?

Hình Ảnh
A dandelion weed.
  • Điều gì xảy ra nếu không loại bỏ được cỏ dại khỏi vườn?

  • Làm thế nào những suy nghĩ không đứng đắn trong tâm trí của chúng ta có thể giống như cỏ dại trong vườn?

Hãy đọc Ma Thi Ơ 5:27–28 , tìm kiếm những tội lỗi mà Đấng Cứu Rỗi đã cảnh cáo.

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã thảo luận về mức độ nghiêm trọng của tội lỗi xuất phát từ lòng ham muốn:

Hình Ảnh
Official Portrait of Elder Jeffrey R. Holland. Photographed January 2018.

Tại sao lòng ham muốn là một tội lỗi gây chết người? Vâng, ngoài việc làm hại tâm hồn chúng ta bằng cách hoàn toàn làm cho Thánh Linh rút lui, tôi nghĩ rằng đó là một tội lỗi bởi vì nó làm vẩn đục mối quan hệ cao quý và thánh thiện nhất do Thượng Đế ban cho chúng ta trong cuộc sống hữu diệt —đó là tình yêu giữa người nam và người nữ dành cho nhau và lòng khát khao cặp vợ chồng này có nhằm mang con cái vào một gia đình với ý định được ở với nhau mãi mãi. … Tình yêu thương làm cho chúng ta, theo bản năng tự nhiên, tìm đến Thượng Đế và những người khác. Ngược lại, lòng ham muốn nhất định không phải là tin kính và tán dương sự đam mê của bản thân. Tình yêu thương khiến cho chúng ta mở rộng tấm lòng và dang tay giúp đỡ; lòng ham muốn chỉ là một sự thèm khát.

(Jeffrey R. Holland, “Đừng Nhượng Bộ Kẻ Thù của Linh Hồn Ta,” Liahona, tháng Năm năm 2010, trang 44–45)

Giống như chúng ta có thể loại bỏ cỏ dại khỏi khu vườn, chúng ta có thể loại bỏ những suy nghĩ không thanh sạch khỏi tâm trí của mình. Đọc Ma Thi Ơ 5:29–30 . Bản Dịch Joseph Smith của Ma Thi Ơ 5:33–34 giải thích rằng Chúa Giê Su đã đưa ra câu thánh thư này như một câu chuyện ngụ ngôn liên quan đến tội lỗi của chúng ta và rằng chúng ta nên từ bỏ các tội lỗi của chúng ta, để chúng ta sẽ không bị đốn đi và ném vào lửa. Cân nhắc đánh dấu những điều Đấng Cứu Rỗi đã giảng dạy.

  • Em đã đọc được những gì mà nổi bật với em? Em có câu hỏi nào về những câu này?

&#160 &#160

Hình Ảnh
A dandelion weed.
  • Về các phương diện nào mà việc loại bỏ những tội lỗi khỏi cuộc sống của chúng ta có thể giống như móc một con mắt hay chặt một bàn tay?

  • Chúng ta có thể gặp phải những vấn đề gì nếu không tuân theo lời khuyên dạy của Đấng Cứu Rỗi để xóa bỏ tội lỗi khỏi cuộc sống của mình?

  • Em có thể làm gì để dựa vào quyền năng của Đấng Cứu Rỗi giúp em thoát khỏi ý nghĩ đầy dục vọng hoặc những suy nghĩ không đứng đắn khác?

Sinh Hoạt C: Tôi nên đối xử với những người mà tôi không hòa thuận như thế nào?

Hãy nghĩ về một người mà em không mấy hòa hợp.

  • Em nghĩ việc có những cảm nghĩ không tốt với người này ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của em với Cha Thiên Thượng?

Đọc Ma Thi Ơ 5:43–47 , tìm kiếm luật pháp cao hơn mà Chúa Giê Su đã dạy mà có thể giúp em.

  • Các từ hoặc cụm từ nào nổi bật đối với em? Tại sao em nghĩ những từ hoặc cụm từ đó quan trọng?

Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf giải thích rằng Chúa Giê Su Ky Tô là tấm gương hoàn hảo về điều này. Em có thể muốn xem video “Những Kẻ Có Lòng Thương Xót Sẽ Được Thương Xót” từ mã thời gian 10:46 đến 11:57, trên trang ChurchofJesusChrist.org, hoặc đọc văn bản bên dưới.

Hình Ảnh
A dandelion weed.
Hình Ảnh
Official portrait of Elder Dieter F. Uchtdorf of the Quorum of the Twelve Apostles, 2006. Called as Second Counselor in the First Presidency, 3 February 2008. Made official portrait in 2008 replacing portrait taken in 2004.

Đấng Ky Tô vẫn luôn luôn là Đấng gương mẫu của chúng ta. Trong những lời giảng dạy của Ngài cũng như trong cuộc sống của Ngài, Ngài đã cho chúng ta thấy con đường. Ngài đã tha thứ kẻ tà ác, kẻ thô bỉ và những người tìm cách làm tổn thương và làm hại Ngài.

Chúa Giê Su đã phán rằng rất dễ để yêu thương những người yêu thương chúng ta; ngay cả người tà ác cũng có thể làm như thế. Nhưng Chúa Giê Su Ky Tô đã dạy một luật pháp cao hơn. Những lời Ngài phán cách đây nhiều thế kỷ vẫn còn áp dụng cho chúng ta ngày nay. Những lời này dành cho tất cả những người mong muốn là các môn đồ của Ngài. Những lời này dành cho các anh chị em và tôi: “Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi” [ Ma Thi Ơ 5:44 ; xin xem thêm các câu 45–47 ].

Khi tâm hồn của chúng ta chan hòa tình yêu thương của Thượng Đế, chúng ta bắt đầu “ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ [chúng ta] trong Đấng Ky Tô vậy” [ Ê Phê Sô 4:32 ].

(Dieter F. Uchtdorf, “Những Kẻ Có Lòng Thương Xót Sẽ Được Thương Xót,” Liahona, tháng Năm năm 2012, trang 76)

  • Đấng Cứu Rỗi cảm thấy thế nào về những người đối xử tệ bạc với Ngài?

  • Em có những kinh nghiệm gì khi cố gắng yêu thương kẻ thù nghịch của mình hoặc cầu nguyện cho những người đã đối xử không tốt với mình?

Học viên có thể được lợi ích từ việc thảo luận câu hỏi tiếp theo trong các nhóm nhỏ. Khuyến khích các em đưa ra các giải pháp thiết thực để giúp người đang gặp khó khăn trong việc yêu thương kẻ thù nghịch của mình.

  • Các em nghĩ mình có thể làm gì để dựa vào quyền năng của Đấng Cứu Rỗi giúp các em yêu thương kẻ thù nghịch của mình?

Cân nhắc mời học viên chia sẻ với cả lớp hoặc với một người bạn cùng lớp mà đã chọn lựa một sinh hoạt khác về những điều họ đã học được.

Sống theo luật pháp cao hơn

Hãy suy ngẫm xem yếu tố nào của luật pháp cao hơn mà em cảm thấy cần tập trung để sống theo. Cân nhắc việc cầu xin Cha Thiên Thượng tha thứ và giúp đỡ khi em cố gắng hối cải và sống theo luật pháp này. Tìm kiếm sự hướng dẫn của Thánh Linh để biết những hành động nào cần thực hiện. Em có thể muốn nói chuyện với cha mẹ, vị giám trợ, hoặc một vị lãnh đạo khác của Giáo Hội để họ có thể giúp em sống theo luật pháp này.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Ma Thi Ơ 5:18 . Chấm và nét là gì?

Chấm là chữ cái nhỏ nhất trong bảng chữ cái tiếng Hê Bơ Rơ. Nét là một dấu nhỏ cho biết cách phát âm khác nhau của các từ trong ngôn ngữ viết. Đấng Cứu Rỗi đề cập đến những yếu tố này của văn bản để chỉ ra rằng Ngài sẽ làm tròn mọi phần của luật pháp Môi Se cho đến từng chi tiết nhỏ nhất.

Ma Thi Ơ 5:22 . Từraca (đồ điên)

có nghĩa là gì?

Raca là một từ trong tiếng Aram và tiếng Hy Lạp có nghĩa là sự khinh miệt. Nó cũng có thể có nghĩa là “kẻ ngu ngốc, ngốc nghếch hoặc đầu óc trống rỗng.”

Ma Thi Ơ 5:27–28 . Ngoại tình là gì?

Ngoại tình là khi hai người có quan hệ tình dục mà một hoặc cả hai người đã kết hôn với người khác. (Xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “ Ngoại Tình, ” scriptures.ChurchofJesusChrist.org.)

Ma Thi Ơ 5:43 . Câu “Hãy yêu người lân cận, và hãy ghét kẻ thù nghịch mình” có từ đâu?

Lệnh truyền “yêu người lân cận” có trong Lê Vi Ký 19:18 , nhưng không có câu thánh thư nào trong Kinh Cựu Ước truyền lệnh cho chúng ta ghét kẻ thù nghịch của mình. Có vẻ như Đấng Cứu Rỗi đang đề cập đến một câu nói phổ biến trong thời kỳ của Ngài.

Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Sinh hoạt viết nhật ký về Bài Giảng trên Núi

Cân nhắc mời học viên thêm vào đề mục của họ nội dung sau đây: “ Ma Thi Ơ 5–7 : Tôi có thể trở nên giống như Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn bằng cách …”

In