Nam Giới
Truyền Giao Chức Tư Tế và Sắc Phong cho một Chức Phẩm


“Truyền Giao Chức Tư Tế và Sắc Phong cho một Chức Phẩm,” Các Giáo Lễ và Các Phước Lành của Chức Tư Tế (năm 2018).

“Truyền Giao Chức Tư Tế và Sắc Phong cho một Chức Phẩm,” Các Giáo Lễ và Các Phước Lành của Chức Tư Tế.

Truyền Giao Chức Tư Tế và Sắc Phong cho một Chức Phẩm

Hình Ảnh
người nam tiếp nhận chức tư tế

Việc thực hiện giáo lễ này đòi hỏi sự cho phép từ một vị lãnh đạo chức tư tế nắm giữ các chìa khóa thích hợp hoặc hành động dưới sự hướng dẫn của một người nắm giữ các chìa khóa đó.

Khi các cuộc phỏng vấn và sự chấp thuận cần thiết đã hoàn tất:

  1. Chủ tịch giáo khu (hoặc một người nào đó dưới sự hướng dẫn của ông) có thể sắc phong cho một người chức phẩm anh cả, hoặc ông có thể cho phép một người nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc để thực hiện lễ sắc phong. Chỉ những người nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc mới có thể đứng trong vòng tròn.

  2. Chủ tịch giáo khu (hoặc một người nào đó dưới sự hướng dẫn của ông) có thể sắc phong cho một người chức phẩm thầy tư tế thượng phẩm, hoặc có thể cho phép một thầy tư tế thượng phẩm khác thực hiện lễ sắc phong. Chỉ các thầy tư tế thượng phẩm mới có thể đứng trong vòng tròn.

  3. Vị giám trợ (hoặc một người nào đó dưới sự hướng dẫn của ông) có thể sắc phong cho một người chức phẩm thầy trợ tế, thầy giảng, hoặc thầy tư tế. Chỉ các thầy tư tế và những người nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc mới có thể hành động với tư cách là người nói lời hoặc đứng trong vòng tròn.

Để tham gia vào một lễ sắc phong, một người cần phải (1) là một thầy tư tế hoặc là người nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc và (2) có thẩm quyền chức tư tế ngang bằng hoặc cao hơn thẩm quyền được ban cho trong giáo lễ. Ví dụ, một anh cả không được đứng trong vòng tròn khi một thầy tư tế thượng phẩm được sắc phong hoặc khi một người được phong nhiệm một chức vụ mà đòi hỏi người ấy phải là một thầy tư tế thượng phẩm.

Để thực hiện lễ sắc phong chức tư tế, một hoặc nhiều hơn một người nắm giữ chức tư tế đã được cho phép đặt nhẹ tay của họ lên đầu của người thụ lễ. Rồi người nắm giữ chức tư tế mà thực hiện lễ sắc phong:

  1. Gọi người thụ lễ bằng họ và tên đầy đủ của người ấy.

  2. Nói rõ thẩm quyền mà qua đó lễ sắc phong được thực hiện (Chức Tư Tế A Rôn hoặc Mên Chi Xê Đéc).

  3. Truyền giao Chức Tư Tế A Rôn hoặc Mên Chi Xê Đéc trừ khi chức tư tế này đã được truyền giao rồi.

  4. Sắc phong cho người thụ lễ một chức phẩm trong Chức Tư Tế A Rôn hoặc Mên Chi Xê Đéc và ban cho quyền hạn, quyền năng, và thẩm quyền của chức phẩm đó. (Các chìa khóa của chức tư tế không được ban cho khi truyền giao chức tư tế hoặc sắc phong cho một trong số các chức phẩm này.)

  5. Đưa ra những lời ban phước theo như Thánh Linh hướng dẫn.

  6. Kết thúc trong tôn danh của Chúa Giê Su Ky Tô.

Lễ sắc phong là một cơ hội để ban phước. Lời khuyên bảo và chỉ dẫn chi tiết thường được đưa ra khi một người được giảng dạy về các bổn phận của mình thay vì trong lễ sắc phong.

Lễ sắc phong không nên được mở rộng thành một buổi họp long trọng. Những lời cầu nguyện, chứng ngôn, hoặc chỉ dẫn khi một người được sắc phong là không cần thiết.

In