Nam Giới
Những Chỉ Dẫn Tổng Quát


“Những Chỉ Dẫn Tổng Quát,” Các Giáo Lễ và Các Phước Lành của Chức Tư Tế (năm 2018).

“Những Chỉ Dẫn Tổng Quát,” Các Giáo Lễ và Các Phước Lành của Chức Tư Tế.

Những Chỉ Dẫn Tổng Quát

Từ Sách Hướng Dẫn 2, chương 20

Hình Ảnh
những người nam ban phước cho một người nam

Ấn phẩm này phác thảo những chỉ dẫn cho việc thực hiện các giáo lễ và ban các phước lành của chức tư tế. Các vị chủ tịch giáo khu, các vị giám trợ, và những người thư ký cũng nên tham khảo các chính sách và thủ tục được vạch ra trong Sách Hướng Dẫn 1, chương 16, và Sách Hướng Dẫn 2, chương 20.

Một giáo lễ là một hành động thiêng liêng, như lễ báp têm, được thực hiện bởi thẩm quyền của chức tư tế. Các giáo lễ báp têm, lễ xác nhận, lễ sắc phong Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc (dành cho nam giới), lễ thiên ân trong đền thờ, và lễ gắn bó trong đền thờ được đòi hỏi cho sự tôn cao đối với tất cả những người hiểu biết trách nhiệm. Các giáo lễ này được gọi là các giáo lễ cứu rỗi. Là một phần của mỗi giáo lễ cứu rỗi, người thụ nhận lập giao ước với Thượng Đế.

Việc thực hiện các giáo lễ cứu rỗi đòi hỏi sự cho phép từ một vị lãnh đạo chức tư tế nắm giữ các chìa khóa thích hợp hoặc hành động dưới sự hướng dẫn của một người nắm giữ các chìa khóa đó. Sự cho phép như vậy cũng được đòi hỏi đối với việc đặt tên và ban phước cho một đứa trẻ; cung hiến mộ phần; ban cho phước lành tộc trưởng; và việc chuẩn bị, ban phước, và chuyền Tiệc Thánh. Những người nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc có thể thánh hóa dầu, ban phước lành cho người bệnh, ban các phước lành của người cha, và ban các phước lành khác để an ủi và khuyên dạy mà không cần sự xin phép trước từ một vị lãnh đạo chức tư tế.

Các anh em thực hiện các giáo lễ và ban các phước lành cần tự chuẩn bị mình bằng cách sống xứng đáng và cố gắng để được Đức Thánh Linh hướng dẫn. Họ nên thực hiện mỗi giáo lễ hoặc ban mỗi phước lành trong một cách thức tôn kính, đảm bảo rằng giáo lễ hoặc phước lành đó đáp ứng được các điều kiện tất yếu sau đây:

  1. Giáo lễ cần được thực hiện hoặc phước lành cần được ban cho trong danh của Chúa Giê Su Ky Tô.

  2. Giáo lễ cần được thực hiện hoặc phước lành cần được ban cho bởi thẩm quyền của chức tư tế.

  3. Giáo lễ cần được thực hiện hoặc phước lành cần được ban cho với bất cứ thủ tục nào cần thiết, như sử dụng những lời lẽ được quy định hoặc sử dụng dầu đã được thánh hóa.

  4. Giáo lễ cần được thực hiện hoặc phước lành cần được ban cho với sự cho phép của vị thẩm quyền chủ tọa nắm giữ những chìa khóa thích hợp (thường là vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu), nếu cần thiết, theo như những chỉ dẫn trong chương này.

Một vị lãnh đạo chức tư tế giám sát một giáo lễ hoặc một phước lành đảm bảo rằng người thực hiện giáo lễ có thẩm quyền chức tư tế cần thiết, là người xứng đáng, cùng biết và tuân theo đúng các thủ tục. Các vị lãnh đạo cũng tìm cách làm cho giáo lễ hoặc việc ban phước lành là một kinh nghiệm trang nghiêm và đầy thuộc linh.

Khi các giáo lễ được thực hiện hoặc các phước lành được ban cho trong buổi lễ Tiệc Thánh, thì vị giám trợ bảo đảm rằng các giáo lễ được thực hiện hoặc các phước lành được ban cho đúng cách. Để tránh làm cho một người nắm giữ chức tư tế cảm thấy ngượng ngùng, vị giám trợ chỉ nhẹ nhàng sửa lỗi khi các yếu tố thiết yếu của giáo lễ hoặc phước lành là không chính xác.

Những người ban các phước lành chức tư tế nói những lời của phước lành (“Tôi [hoặc chúng tôi] ban phước cho anh/chị/em rằng …”) thay vì nói một lời cầu nguyện (“Thưa Cha Thiên Thượng, xin Cha ban phước cho người này rằng …”).

Tham Gia vào Các Giáo Lễ và Các Phước Lành

Chỉ có các anh em nắm giữ chức tư tế cần thiết và là người xứng đáng mới có thể thực hiện một giáo lễ hoặc ban một phước lành hoặc đứng trong vòng tròn. Những người tham gia thường giới hạn chỉ một vài người, bao gồm các vị lãnh đạo chức tư tế, những người thân trong gia đình, và bạn bè thân thiết chẳng hạn như những người anh em phục sự. Việc mời một số lớn những người trong gia đình, bạn bè, và các vị lãnh đạo để phụ giúp trong một giáo lễ hoặc một phước lành đều không được khuyến khích. Việc có quá nhiều người tham gia có thể gây trở ngại và làm giảm tinh thần của giáo lễ. Những người thực hiện một giáo lễ và những người chủ tọa là những người duy nhất được đòi hỏi phải tham gia. Những người khác hỗ trợ và tán trợ người phát ngôn.

Khi có nhiều anh em tham gia vào một giáo lễ hoặc phước lành, thì mỗi người đặt nhẹ tay phải của mình lên trên đầu của người thụ lễ (hoặc ở bên dưới đứa trẻ đang được ban phước) và đặt tay trái lên trên vai của người đứng ở bên trái mình.

Mặc dù chỉ có một con số giới hạn các anh em đứng trong vòng tròn khi một người nhận được một giáo lễ hoặc một phước lành, nhưng những người trong gia đình thường được mời tham gia.

Các vị lãnh đạo khuyến khích các anh em xứng đáng nắm giữ chức tư tế cần thiết hãy thực hiện hoặc tham gia vào các giáo lễ và các phước lành cho những người trong gia đình họ.

Sự Xứng Đáng để Tham Gia vào một Giáo Lễ hoặc Phước Lành

Chỉ có người nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc xứng đáng nắm giữ một giấy giới thiệu đi đền thờ mới có thể hành động với tư cách là người nói lời trong khi làm lễ xác nhận một người là tín hữu của Giáo Hội, truyền giao Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc, sắc phong một người vào một chức phẩm của chức tư tế đó, hoặc phong nhiệm một người để phục vụ trong một chức vụ kêu gọi trong Giáo Hội.

Như được hướng dẫn bởi Thánh Linh và những chỉ dẫn trong đoạn kế tiếp, các vị giám trợ và chủ tịch giáo khu có quyền quyết định để cho phép những người nắm giữ chức tư tế mà chưa hoàn toàn xứng đáng để đi đến đền thờ thực hiện hoặc tham gia vào một số giáo lễ và phước lành. Tuy nhiên, các chức sắc chủ tọa không nên cho phép sự tham gia như vậy nếu một người nắm giữ chức tư tế có tội lỗi trầm trọng mà chưa được giải quyết.

Một vị giám trợ có thể cho phép một người cha nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc làm lễ đặt tên và ban phước lành cho con cái mình thậm chí nếu người cha chưa hoàn toàn xứng đáng để đi đến đền thờ. Tương tự, một vị giám trợ có thể cho phép một người cha, là một thầy tư tế hoặc người nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc, làm phép báp têm cho con của người ấy hoặc làm lễ sắc phong con trai của người ấy vào các chức phẩm trong Chức Tư Tế A Rôn. Một người nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc có hoàn cảnh tương tự có thể được cho phép để đứng trong vòng tròn cho lễ xác nhận của con của người ấy, cho lễ truyền giao Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc cho con trai của người ấy, hoặc cho lễ phong nhiệm vợ hoặc con của người ấy. Tuy nhiên, người ấy không được hành động với tư cách là người nói lời trong khi làm lễ.

Thực Hiện một Giáo Lễ hoặc Ban một Phước Lành trong một Tiểu Giáo Khu Khác

Để hành động với tư cách là người nói lời khi đặt tên và ban phước cho một đứa trẻ, làm phép báp têm hoặc xác nhận một người, sắc phong một người vào một chức phẩm trong chức tư tế, hoặc cung hiến mộ phần, một người nắm giữ chức tư tế ở bên ngoài tiểu giáo khu của mình cần phải cho chức sắc chủ tọa xem giấy giới thiệu đi đền thờ hoặc mẫu Giấy Giới Thiệu để Thực Hiện một Giáo Lễ do một thành viên của giám trợ đoàn của người ấy ký.

Thực Hiện Các Giáo Lễ bởi và cho Những Người Khuyết Tật

Những hướng dẫn cho việc thực hiện các giáo lễ bởi và cho những người khuyết tật được cung cấp trong Sách Hướng Dẫn 1, mục 16.1.8 và 16.1.9.

Để được hướng dẫn về việc phiên dịch các giáo lễ cho người điếc hoặc người khiếm thính, xin xem Sách Hướng Dẫn 1, mục 21.1.26.

Phiên Dịch Các Giáo Lễ và Phước Lành

Những hướng dẫn cho việc phiên dịch các giáo lễ và các phước lành được cung cấp trong Sách Hướng Dẫn 1, mục 16.1.2.

Những Chỉ Dẫn về Việc Thực Hiện Các Giáo Lễ và Ban Các Phước Lành

Các ấn phẩm sau đây cung cấp những chỉ dẫn về việc thực hiện các giáo lễ và ban các phước lành:

  1. Sách Hướng Dẫn 2, chương 20

  2. Sách Hướng Dẫn Gia Đình, trang 18–25

  3. Các Bổn Phận và Phước Lành của Chức Tư Tế, Phần B, trang 42–47

Khi sử dụng các ẩn phẩm này, các vị lãnh đạo chức tư tế giảng dạy các anh em cách thức thực hiện các giáo lễ và ban các phước lành. Các vị lãnh đạo đảm bảo rằng mỗi người nắm giữ chức tư tế đều có một quyển Sách Hướng Dẫn Gia Đình hoặc Các Bổn Phận và Phước Lành của Chức Tư Tế, Phần B, để người ấy có thể có sách riêng của mình về những chỉ dẫn này.

Các vị lãnh đạo không nên sao lại hoặc sử dụng các ấn phẩm khác mà đưa ra những chỉ dẫn về các giáo lễ, phước lành, hoặc lời cầu nguyện trừ khi Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã cho phép các ấn phẩm như vậy.

In