Lớp Giáo Lý
1 Nê Phi 6–7: Nhận Ra “Những Sự Việc của Thượng Đế”


“1 Nê Phi 6–7: Nhận Ra ‘Những Sự Việc của Thượng Đế,’” Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“1 Nê Phi 6–7: Nhận Ra ‘Những Sự Việc của Thượng Đế,’” Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

1 Nê Phi 6–7

Nhận Ra “Những Sự Việc của Thượng Đế”

Nê Phi và các anh của mình nói chuyện với Ích Ma Ên

Nếu em phải viết một biên sử để lưu giữ cho các thế hệ tương lai học hỏi, thì em nên bao gồm những điều gì? Nê Phi bày tỏ mong muốn rằng những bài viết của ông sẽ làm hài lòng Thượng Đế và thuyết phục những người khác noi theo Chúa Giê Su Ky Tô. Bài học này sẽ giúp em hiểu được những mục đích của Sách Mặc Môn có thể giúp em như thế nào trong việc học tập và trong cuộc sống của mình.

Tập trung vào ý định của tác giả.Theo trang tựa, Sách Mặc Môn được viết “bằng tinh thần tiên tri và mặc khải” để thuyết phục mọi người rằng Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô. Khi học viên nghiên cứu, hãy khuyến khích các em suy ngẫm lý do tại sao mỗi tác giả đã ghi lại một lời giảng dạy hoặc sự kiện cụ thể và làm thế nào mà lời giảng dạy hoặc sự kiện đó giúp người đọc đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn.

Học viên chuẩn bị: Khuyến khích học viên hằng ngày học Sách Mặc Môn riêng cá nhân. Mời học viên suy ngẫm về kinh nghiệm của mình khi nghiên cứu Sách Mặc Môn cho đến nay và những điều các em đang học.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Tại sao nên nghiên cứu Sách Mặc Môn?

Phần sau đây nhằm giúp học viên nhận ra lý do của những điều Nê Phi đã viết vào biên sử của mình. Nếu anh chị em muốn sử dụng hình ảnh trực quan, thì hãy đặt một quyển Sách Mặc Môn bên cạnh các cuốn sách khác và mời học viên đóng diễn tình huống này cùng với cả lớp hoặc theo cặp.

Hãy tưởng tượng xem em có thể trả lời như thế nào nếu có người nào đó hỏi em những câu hỏi sau:

  • Có rất nhiều sách về tôn giáo và về cách trở thành một người tốt hơn; vậy tại sao tôi nên đọc Sách Mặc Môn? Sách này sẽ giúp gì cho tôi? Sách này khác biệt hay tốt hơn những cuốn sách khác như thế nào?

Mời một vài học viên chia sẻ những điều các em có thể nói. Hãy cảm ơn học viên vì câu trả lời của các em và khen ngợi các em về những gì các em trả lời tốt. Mời học viên tìm kiếm thêm những hiểu biết sâu sắc trong khi các em nghiên cứu.

Nê Phi đã chia sẻ ý định, hoặc những mục đích của ông, cho những điều ông đã ghi lại trong Sách Mặc Môn. Việc biết được những mục đích này có thể giúp chúng ta hiểu tại sao chúng ta nên đọc cuốn sách và những điều sách này có thể giúp chúng ta.

Đọc 1 Nê Phi 6:3–6 và cân nhắc đánh dấu các từ hoặc cụm từ cho thấy mục đích của Nê Phi trong việc lưu giữ biên sử của ông. Có thể là hữu ích khi biết rằng “Thượng Đế của Áp Ra Ham, … Y Sác, và … Gia Cốp” (câu 4) là một danh hiệu dành cho Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Em sẽ giải thích như thế nào về lý do tại sao Nê Phi ghi lại những điều ông đã ghi?

Theo Nê Phi, những phần ghi chép của ông nhằm thuyết phục chúng ta đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô và chỉ chứa đựng những điều làm hài lòng Thượng Đế.

Hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm về kinh nghiệm của em khi đọc Sách Mặc Môn cho đến nay.

Xác định cách nào sẽ tốt nhất cho học viên trả lời to các câu hỏi sau đây, suy ngẫm riêng về câu trả lời của các em, hay viết câu trả lời vào nhật ký ghi chép việc học tập.

  • Sách Mặc Môn có đang giúp em biết được những điều làm hài lòng Thượng Đế hay không? Nếu có, thì bằng cách nào?

  • Em có cảm thấy rằng việc nghiên cứu Sách Mặc Môn đang giúp em đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn và được cứu rỗi không? Tại sao có hoặc tại sao không?

  • Làm thế nào mà việc biết những điều của Thượng Đế và đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn có thể là một phước lành trong cuộc sống của em?

Đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô và biết những điều làm hài lòng Thượng Đế

Một kỹ năng nghiên cứu thánh thư hữu ích là tìm kiếm những mục đích của Nê Phi khi em đọc Sách Mặc Môn. Em sẽ có cơ hội luyện tập kỹ năng này khi nghiên cứu 1 Nê Phi 7.

Cân nhắc trưng ra các chỉ dẫn, câu thánh thư tham khảo, các tóm lược sau đây và mời học viên chọn một phần để nghiên cứu. Xác định xem học viên nên nghiên cứu riêng lẻ, theo cặp hay theo nhóm nhỏ là tốt nhất. Đi xung quanh phòng và giúp đỡ bất kỳ học viên nào có thể có câu hỏi hoặc cần hỗ trợ để hiểu hoặc để giúp các em liên hệ những điều đang đọc với bản thân mình.

Các sự kiện Nê Phi kể lại trong 1 Nê Phi 7 có thể được chia thành ba phần lớn. Hãy đọc các tóm lược sau đây của mỗi phần. Chọn một phần và nghiên cứu sâu hơn, tìm kiếm bất cứ điều gì làm hài lòng Thượng Đế và giúp chúng ta đến cùng Đấng Ky Tô.

Phần 1. 1 Nê Phi 7:1–5. Nê Phi và các anh của ông lại trở về thành phố Giê Ru Sa Lem lần nữa để thuyết phục gia đình Ích Ma Ên tham gia hành trình của họ đến đất hứa. Điều này cho phép Nê Phi và các anh của ông kết hôn và có gia đình.

12:23

Phần 2. 1 Nê Phi 7:6–18. La Man và Lê Mu Ên trói Nê Phi, định để mặc cho ông chết trong vùng hoang dã. Nhưng Nê Phi thực hành đức tin lớn lao, và Chúa đã giải cứu ông một cách kỳ diệu.

12:23

Phần 3. 1 Nê Phi 7:17–22. Nê Phi chân thành tha thứ cho các anh của mình dù họ đã cố gắng giết ông, và cả nhóm trở lại với Lê Hi và Sa Ri A.

12:23

Khi học viên nghiên cứu xong, yêu cầu các em thảo luận về những điều đã học được và viết câu trả lời cho câu hỏi sau lên trên bảng.

  • Em đã học được gì từ những điều mình nghiên cứu mà em nghĩ rằng sẽ làm hài lòng Thượng Đế và giúp em đến cùng Đấng Ky Tô?

Học viên có thể chia sẻ các nguyên tắc như hôn nhân và gia đình là trọng tâm trong kế hoạch của Thượng Đế; nếu chúng ta thực hành đức tin nơi Chúa, thì Ngài có thể làm mọi việc cho chúng ta theo ý muốn của Ngài; và việc tha thứ cho người khác mang lại sự bình an.

  • Những điều em đã học được có thể giúp ích như thế nào cho em trong cuộc sống?

Nếu cần, hãy cân nhắc đặt ra các câu hỏi tiếp theo như sau: Việc áp dụng những điều em đã học được trong cuộc sống có thể như thế nào? Em có thể thực hiện những bước tiếp theo nào?

Hãy suy ngẫm về kinh nghiệm học tập của em hôm nay khi em đặc biệt tìm kiếm những điều sẽ giúp em đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô và làm hài lòng Thượng Đế.

  • Việc học thánh thư của em có thể cải thiện như thế nào nếu em luôn học tập theo cách này?

Cân nhắc kết thúc với chứng ngôn cá nhân hoặc để cho học viên chia sẻ những điều các em đã học được hoặc cảm nhận được từ sự nghiên cứu của mình.