Lớp Giáo Lý
1 Nê Phi 10; 11:1–6: “Thì Tôi [Có Thể] Được Nghe Thấy và Biết”


“1 Nê Phi 10; 11:1–6: ‘Thì Tôi [Có Thể] Được Nghe Thấy và Biết” Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“1 Nê Phi 10; 11:1–6: ‘Thì Tôi [Có Thể] Được Nghe Thấy và Biết” Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

1 Nê Phi 10; 11:1–6

“Thì Tôi [Có Thể] Được Nghe Thấy và Biết”

Nê Phi đang cầu nguyện

Khi nào em được thúc đẩy để tìm hiểu xem điều gì đó mình đã nghe có đúng hay không? Em đã thực hiện những nỗ lực nào và trông cậy vào ai để được giúp đỡ? Sau khi nghe cha mình, Lê Hi, dạy về cây sự sống và lời tiên tri về sự giáng lâm của Chúa Giê Su Ky Tô, Nê Phi ước ao chính ông được biết sự thật về những lời của cha ông. Bài học này có thể giúp em trong nỗ lực của mình để siêng năng tìm kiếm sự hiểu biết từ Chúa.

Đặt ra các câu hỏi mời học viên khám phá.Việc đặt ra các câu hỏi mở có liên quan, sau đó để cho học viên tìm kiếm các câu trả lời trong thánh thư, có thể cung cấp cơ hội ý nghĩa và mạnh mẽ cho học viên khám phá giáo lý và nguyên tắc cho chính mình. Những loại câu hỏi này cho học viên thấy rằng các câu trả lời có thể được tìm thấy trong thánh thư và các em có khả năng tìm thấy những câu trả lời đó.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên hỏi cha mẹ hoặc một người lãnh đạo giới trẻ về những điều họ làm để siêng năng tìm kiếm lẽ thật từ Thượng Đế hoặc cách Đức Thánh Linh tiết lộ lẽ thật cho họ. Khuyến khích học viên chuẩn bị trước buổi học để chia sẻ một ý tưởng với cả lớp.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Khi các vị tiên tri đưa ra bài nói chuyện

Lễ Thành Lập BYU Pathway Toàn Cầu

Thay vì sử dụng tình huống dưới đây, anh chị em có thể bắt đầu bài học bằng cách chia sẻ một vài lời phát biểu của vị tiên tri và các sứ đồ hiện tại tuyên bố giáo lý hoặc mời các cá nhân hành động theo đức tin. Trưng ra hoặc đọc to các lời phát biểu và mời học viên thầm xác định câu nào trong ba câu phản ánh cảm nghĩ của các em: (1) Tôi tin điều đó và sẵn sàng hành động theo, (2) Tôi tin điều đó nhưng không có ý định hành động theo, và (3) Tôi không chắc rằng tôi tin điều đó. Hãy đảm bảo học viên hiểu rằng không có câu trả lời đúng hoặc sai và các em không cần phải chia sẻ điều các em đánh giá về bản thân mình.

Hãy tưởng tượng rằng trong buổi họp đặc biệt toàn cầu dành cho giới trẻ, vị tiên tri đã gửi lời mời cho giới trẻ để hành động theo đức tin.

  • Một số phản ứng khác nhau mà giới trẻ có thể có là gì?

  • Em nghĩ tại sao những phản ứng khác nhau này sẽ xảy ra?

  • Những phản ứng này có thể ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của em hiện tại hoặc trong tương lai?

Hãy suy ngẫm về cách em đã phản ứng với những lời dạy của các vị tiên tri và lý do tại sao. Những phản ứng của em đã ảnh hưởng như thế nào đến em? Khi em nghiên cứu bài học này, hãy tìm cách học hỏi từ các phản ứng khác nhau đối với những lời dạy từ các vị tiên tri trong thánh thư và suy ngẫm xem điều đó có thể áp dụng như thế nào cho em.

Ước ao được biết

Sau khi tiên tri Lê Hi kể lại khải tượng của ông về cây sự sống với gia đình (xin xem 1 Nê Phi 8), ông đã làm chứng rằng Chúa Giê Su Ky Tô sẽ hoàn thành Sự Chuộc Tội của Ngài (xin xem 1 Nê Phi 10:1–16). Các con trai của Lê Hi đã có những phản ứng khác nhau đối với những lời dạy được soi dẫn của ông.

Để tạo điều kiện cho học viên tham gia và thảo luận nhiều hơn, hãy cân nhắc chia lớp thành các nhóm nhỏ hơn để cùng nghiên cứu các câu này. Khi học viên làm việc theo nhóm, hãy nhận biết xem các em làm việc cùng nhau như thế nào và sử dụng ảnh hưởng của anh chị em để giúp các em thành công.

Hãy đọc 1 Nê Phi 10:17–1915:1–3, 8–9, so sánh cách Nê Phi, La Man và Lê Mu Ên phản ứng với những lời của cha họ. Em có thể muốn đánh dấu các từ và cụm từ nổi bật đối với mình.

Cân nhắc trưng ra các câu hỏi sau để các học viên trong lớp thảo luận. Anh chị em có thể muốn đi luân phiên giữa các nhóm và lắng nghe cách học viên trả lời.

  • Em đã nhận thấy những khác biệt nào giữa cách Nê Phi và các anh em của ông phản ứng trước cùng một sứ điệp?

  • Nê Phi đã tin điều gì về Thượng Đế? La Man và Lê Mu Ên đã tin vào điều gì? (Xin xem 1 Nê Phi 10:17–18; 15:9.)

  • Em nghĩ những niềm tin và phản ứng khác nhau của họ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến họ?

Một trong những lẽ thật Nê Phi đã hiểu là Thượng Đế mặc khải lẽ thật cho chúng ta qua Đức Thánh Linh khi chúng ta siêng năng tìm kiếm Ngài.

Cân nhắc viết câu được in đậm lên trên bảng.

  • Nê Phi đã trải qua những kinh nghiệm gì giúp ông có được sự hiểu biết này về Thượng Đế?

Nếu học viên gặp khó khăn để trả lời, thì anh chị em có thể mời học viên xem lại 1 Nê Phi 2:161 Nê Phi 4:6–13 hoặc tóm lược các sự kiện này.

Việc suy ngẫm về những kinh nghiệm của Nê Phi có thể gợi nhớ đến những kinh nghiệm em đã có trong quá khứ khi Cha Thiên Thượng mặc khải lẽ thật cho em. Em có thể muốn ghi lại cách Ngài đã ban phước cho em vào nhật ký ghi chép việc học tập.

Đây có thể là một trong một vài cơ hội trong cả bài học khi học viên có thể muốn chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân.

Tìm kiếm lẽ thật từ Thượng Đế

Nê Phi học được rằng Cha Thiên Thượng ban phước cho chúng ta qua Đức Thánh Linh khi chúng ta tìm kiếm lẽ thật từ Ngài. Để tìm hiểu kỹ hơn lẽ thật này, hãy tạo hai cột trên một trang trong nhật ký ghi chép việc học tập của em. Ghi tên một cột là “Những cách thức để siêng năng tìm kiếm lẽ thật từ Thượng Đế” và cột còn lại là “Những cách thức Thượng Đế mặc khải lẽ thật qua Đức Thánh Linh.” Ghi một số ý tưởng em có thể nghĩ đến vào mỗi cột. Em có thể muốn đưa vào những hiểu biết sâu sắc mình đã học được từ 1 Nê Phi 10:17–19.

Một lựa chọn khác có thể là cho các nhóm nhỏ sử dụng một tờ giấy, chuyển tờ giấy từ người này sang người kia vài lần. Mỗi học viên sẽ ghi thêm một ý tưởng vào một trong hai cột khi các em nhận được tờ giấy. Cũng có thể thực hiện sinh hoạt này ở trên bảng cùng với cả lớp. Nếu thời gian cho phép, hãy cân nhắc khuyến khích học viên đưa vào các câu thánh thư tham khảo mà hỗ trợ cho đề xuất của các em.

Hãy đọc 1 Nê Phi 11:1–6, tìm kiếm những điều Nê Phi đã làm để tìm ra lẽ thật và cách Thánh Linh đã giúp đỡ ông. Đánh dấu những từ hoặc cụm từ cụ thể nổi bật đối với em. Em có thể muốn thêm các cột trong nhật ký ghi chép việc học tập của mình.

Cân nhắc mời học viên chia sẻ những điều các em thấy có ý nghĩa. Sau khi học viên chia sẻ, anh chị em có thể hỏi các câu hỏi như “Các em nghĩ tại sao Thánh Linh hân hoan?” (xin xem câu 6) hoặc “Các em nghĩ làm thế nào mà việc suy ngẫm có thể dẫn đến sự mặc khải?”

Để xem cách một Vị Sứ Đồ thời hiện đại tìm kiếm câu trả lời từ Chúa khi còn trẻ, xin xem video “Cách mà Tôi #NgheLờiNgài: Anh Cả Ronald A. Rasband” (2:55), trên trang ChurchofJesusChrist.org. Hãy suy ngẫm về cách Anh Cả Rasband tuân theo một khuôn mẫu tương tự để tìm kiếm lẽ thật và được Chúa ban phước. Hãy thêm bất kỳ ý tưởng mới nào của em vào các cột trong nhật ký ghi chép việc học tập.

2:55

Xem qua những điều em đã ghi lại về cách Thượng Đế mặc khải lẽ thật qua Đức Thánh Linh khi chúng ta siêng năng tìm kiếm Ngài. Suy ngẫm xem em có thể đã nhìn thấy một số điều này trở thành sự thật trong cuộc sống của chính mình như thế nào. Mối quan hệ của em với Cha Thiên Thượng đã được củng cố bằng các cách thức nào khi em thành tâm tìm kiếm Ngài?

Nếu những kinh nghiệm này không quá riêng tư, thì hãy mời một số học viên chia sẻ những kinh nghiệm đó. Cũng hãy cân nhắc chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của anh chị em. Tìm cách nhấn mạnh nguyên tắc của bài học này có thật và liên quan ra sao trong cuộc sống của chúng ta ngày nay.

Sự mặc khải cá nhân rất quan trọng

Bởi vì Nê Phi ước ao được biết cho chính ông và tìm đến Chúa để có câu trả lời, ông đã nhìn thấy những điều cha mình là Lê Hi đã thấy và được cho thấy nhiều sự kiện trong tương lai sẽ xảy ra trên thế gian. (Để tìm hiểu thêm về khải tượng của Nê Phi, xin xem 1 Nê Phi 11–14.) Khải tượng của Nê Phi về con đường chật và hẹp đã làm thay đổi cuộc đời ông. Sau này, ông đã ghi lại lời khuyến khích của mình cho mọi người cùng đi theo con đường đó (xin xem 2 Nê Phi 31:18–21).

Hãy mời học viên trả lời những câu hỏi sau trong nhật ký ghi chép việc học tập của các em:

  • Em đã học được gì về lý do tại sao phản ứng của em đối với những lời dạy được soi dẫn lại quan trọng?

  • Em có thể áp dụng những điều mình vừa học được về việc siêng năng tìm kiếm lẽ thật như thế nào?

  • Em đã học được điều gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô giúp soi dẫn cho em đến gần hai Ngài hơn?