Lớp Giáo Lý
2 Nê Phi 11: Các Nhân Chứng cho Đấng Ky Tô


“2 Nê Phi 11: Các Nhân Chứng cho Đấng Ky Tô”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“2 Nê Phi 11”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

2 Nê Phi 11

Các Nhân Chứng cho Đấng Ky Tô

Chúa Giê Su Ky Tô như một người chăn chiên

Ai xuất hiện trong tâm trí em khi em nghĩ về các nhân chứng cho Chúa Giê Su Ky Tô? Nê Phi yêu thích những lời chứng của Gia Cốp, em trai ông, và của tiên tri Ê Sai đến nỗi ông đã chép những lời ấy lại cùng với lời chứng của chính mình về Chúa Giê Su Ky Tô. Bài học này có thể giúp củng cố chứng ngôn của em về sự có thực của Chúa Giê Su Ky Tô.

Mời học viên làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô.Khi học viên biết và thương yêu Chúa Giê Su Ky Tô, hãy mời các em chia sẻ những cảm nhận của mình về Ngài. Bằng cách làm như vậy, các em mời Thánh Linh làm chứng rằng những gì các em đã nói là đúng. Chủ Tịch M. Russell Ballard thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ nhấn mạnh rằng “Thánh Linh không thể bị hạn chế khi chứng ngôn thuần khiết về Đấng Ky Tô được chia sẻ” (“Pure Testimony”, , tháng Mười Một năm 2004, trang 41).

Học viên chuẩn bị: Mời học viên hỏi một người bạn hoặc người thân chia sẻ cách họ đạt được chứng ngôn về Chúa Giê Su Ky Tô.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Tầm quan trọng của nhân chứng

Cân nhắc sử dụng tình huống đơn giản sau đây để giúp học viên thấy được tầm quan trọng của nhân chứng. Để giúp gia tăng sự hứng thú của các em, anh chị em có thể thêm chi tiết vào tình huống. Ví dụ, một người bạn có thể muốn biết các học viên đã đi đâu. Hoặc một tội ác có thể đã xảy ra vào thời điểm đó, và học viên có thể cần phải cung cấp bằng chứng ngoại phạm.

Một lựa chọn khác chỉ đơn giản là hỏi học viên liệu các em có cần phải dựa vào nhân chứng để khẳng định rằng những điều mình nói là đúng.

Hãy tưởng tượng rằng các em cần phải giải thích mình đã ở đâu tối qua từ 6:00 đến 7:00 tối.

  • Làm thế nào em có thể chứng thực những điều mình đang làm vào thời điểm đó?

  • Có nhân chứng nào có thể chứng thực em đã ở đâu không?

  • Tại sao nhân chứng lại quan trọng khi chúng ta tìm kiếm lẽ thật?

Đọc 2 Nê Phi 11:2–3, tìm kiếm những nhân chứng mà Nê Phi đã đề cập và những gì họ đã trải qua.

Mời học viên chia sẻ những điều các em đã tìm thấy và suy nghĩ của các em về điều đó. Nếu hữu ích, hãy cân nhắc đặt ra những câu hỏi sau:

  • Tại sao ba người này lại là những nhân chứng mạnh mẽ?

  • Em muốn học hỏi gì từ họ?

  • Em học được những lẽ thật nào về Thượng Đế trong câu 3?

Khi học viên trả lời, hãy cân nhắc viết một phần câu sau đây lên trên bảng: Cha Thiên Thượng gửi các nhân chứng đến để … Anh chị em có thể hoàn thành câu đó với những điều học viên nói.

Đọc 2 Nê Phi 11:4, 6, tìm kiếm những điều Nê Phi đặc biệt muốn người dân của ông biết.

Nếu học viên chưa hoàn thành câu trên bảng bằng một ý gì đó tương tự như nguyên tắc dưới đây, thì hãy cân nhắc bổ sung nguyên tắc đó.

Một trong những lẽ thật chúng ta có thể học được từ 2 Nê Phi 11Cha Thiên Thượng gửi các nhân chứng đến để làm chứng về sự có thực của Vị Nam Tử của Ngài.

  • Em nghĩ tại sao Cha Thiên Thượng sử dụng các nhân chứng để làm chứng về Vị Nam Tử của Ngài?

Hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm về niềm tin và cảm nghĩ của chính em về Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy nghĩ về các nhân chứng cho Đấng Cứu Rỗi và cách họ đã ảnh hưởng đến em và niềm tin của em về Ngài. Khi tiếp tục bài học này, hãy tìm những cách thức các nhân chứng có thể giúp đỡ và củng cố em trong cuộc sống.

Trước 2 Nê Phi 11, Nê Phi đã thêm vào những lời dạy và chứng ngôn từ em trai Gia Cốp của mình. Sau 2 Nê Phi 11, Nê Phi đưa vào những lời dạy và chứng ngôn của tiên tri Ê Sai. Em có thể muốn viết “2 Nê Phi 9–10 là lời chứng của Gia Cốp” bên cạnh tên của Gia Cốp trong câu 3 và “2 Nê Phi 12–24 là lời chứng của Ê Sai” bên cạnh tên của Ê Sai trong câu 2.

Những nhân chứng cho Chúa Giê Su Ky Tô

Các vị sứ đồ xung quanh tượng Chúa ở Rô Ma

Bài học này có thể giúp em củng cố thêm chứng ngôn cá nhân về Chúa Giê Su Ky Tô. Cho dù bản thân em đã biết rằng Ngài hằng sống hay em vẫn đang tự hỏi liệu Ngài có thật hay không, Đức Thánh Linh có thể giúp em biết Ngài rõ hơn qua các nhân chứng được Thượng Đế chọn lọc. Mức độ sâu sắc hiện tại của chứng ngôn của em về Ngài không quan trọng bằng mong muốn của em để biết Ngài rõ hơn khi tiến bước về phía trước.

Đối với gợi ý học tập sau đây, hãy cân nhắc xếp học viên vào nhóm ba người với mỗi học viên nghiên cứu một nhân chứng khác nhau. Sau khi đã thấy có đủ thời gian, hãy mời học viên chia sẻ những điều các em đã học được với nhóm của mình.

  1. Gia Cốp—Tìm một lời dạy hoặc chứng ngôn về Đấng Ky Tô có ý nghĩa đối với em được Gia Cốp chia sẻ trong 2 Nê Phi 9–10. (Các câu có thể bao gồm 2 Nê Phi 9:10–12, 20–23, 41; 10:25.)

  2. Ê Sai—Tìm một lời dạy hoặc chứng ngôn về Đấng Ky Tô có ý nghĩa đối với em được Ê Sai chia sẻ trong 2 Nê Phi 12–24. (Các câu có thể bao gồm 2 Nê Phi 16: 1–3; 17:14; 19:6–7; 22:2; 24:3.)

  3. Nê Phi—Tìm một lời dạy hoặc chứng ngôn về Đấng Ky Tô có ý nghĩa đối với em từ những phần ghi chép cá nhân của Nê Phi. (Các câu có thể bao gồm 1 Nê Phi 11:31–33; 19:8–10; 2 Nê Phi 4:18–21; 25:26, 29.

Những nhân chứng thời hiện đại cho Đấng Ky Tô

Hãy nhớ lại rằng Nê Phi đã làm chứng rằng “Thượng Đế còn gửi thêm những nhân chứng khác” (2 Nê Phi 11:3). Một vài nhân chứng này là Các Vị Sứ Đồ ngày sau của Ngài.

5:47
3:45
4:57
5:24
5:51

Lời chứng của em về Chúa Giê Su Ky Tô

Lưu ý rằng Nê Phi đã chọn một vị tiên tri mà ông ngưỡng mộ (Ê Sai), một người mà ông biết rõ (em trai Gia Cốp của ông), và chứng ngôn của chính ông làm ba lời chứng để làm chứng về sự có thực của Chúa Giê Su Ky Tô.

Cân nhắc mời học viên ghi lại suy nghĩ của các em về bài tập sau trong nhật ký ghi chép việc học tập. Có thể là hữu ích khi trưng ra các gạch đầu dòng sau trong khi học viên đang viết. Trước khi bắt đầu, hãy cân nhắc nhắc các em nhớ lại những điều đã học được trong phần chuẩn bị của học viên.

  • Ghi lại một lời dạy về Đấng Cứu Rỗi có ý nghĩa đối với em từ Nê Phi, Gia Cốp, Ê Sai, hoặc một vị tiên tri thời hiện đại.

  • Ghi lại tên của một người em quen biết mà được em xem là nhân chứng cho Chúa Giê Su Ky Tô. Bao gồm những điều em đã học được từ chứng ngôn của họ. (Em có thể muốn nói chuyện hoặc nhắn tin cho người đó để hỏi làm thế nào người đó có được chứng ngôn về Đấng Ky Tô.)

  • Ghi lại cảm nhận của em về chứng ngôn của chính em về Chúa Giê Su Ky Tô. Cảm nhận này có thể bao gồm những kinh nghiệm em đã có hoặc những điều em đã học được về Ngài. Hoặc em có thể chọn ghi lại mong muốn của mình để đạt được một chứng ngôn về Chúa Giê Su Ky Tô và những điều em sẵn sàng làm để giúp chứng ngôn đó phát triển.

Mời những học viên tình nguyện chia sẻ một phần của những điều các em đã viết.

Cân nhắc hát hoặc nghe một bài thánh ca về Chúa Giê Su Ky Tô để kết thúc bài học.