Lớp Giáo Lý
2 Nê Phi 17–19: Những Danh Xưng và Vai Trò của Chúa Giê Su Ky Tô


“2 Nê Phi 17–19: Những Danh Xưng và Vai Trò của Chúa Giê Su Ky Tô”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“2 Nê Phi 17–19”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

2 Nê Phi 17–19

Những Danh Xưng và Vai Trò của Chúa Giê Su Ky Tô

Chúa Giê Su Ky Tô

Tại sao Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô là người mà em có thể tin tưởng? Trong các chương này, Chúa khuyến khích hai vị vua đang bị các đội quân hùng mạnh đe dọa cần tin tưởng Ngài. Sau đó, Ê Sai tiên tri về Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô, liệt kê một số danh xưng và thuộc tính của Ngài. Bài học này nhằm giúp em tin tưởng Chúa Giê Su Ky Tô qua việc nghiên cứu và hiểu về các thuộc tính và danh xưng của Ngài.

Suy ngẫm về các danh xưng của Chúa Giê Su Ky Tô.Thánh thư gồm có hơn một trăm cái tên và danh xưng khác nhau giúp nhận biết và mô tả Chúa Giê Su Ky Tô. Khi học viên nhận ra những vai trò và danh xưng khác nhau của Đấng Cứu Rỗi, hãy mời các em suy ngẫm cách Ngài đã làm trọn vẹn những danh xưng đó trong cuộc sống của chính các em và trong cuộc sống của những người xung quanh các em.

Học viên chuẩn bị: Trong khi học tập thánh thư hằng ngày, mời học viên nhận biết bất kỳ danh xưng nào của Đấng Cứu Rỗi và suy ngẫm về ý nghĩa của những danh xưng đó và cách những danh xưng đó có thể giúp các em tin tưởng và yêu mến Đấng Cứu Rỗi hơn.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Chúng ta có thể học được gì từ các chức vụ?

Cân nhắc viết các chức vụ sau đây lên trên bảng và đặt ra các câu hỏi sau đây.

Hãy tưởng tượng rằng em chưa bao giờ gặp bốn người sau đây, nhưng em biết các chức vụ của họ:

  • Bác Sĩ

  • Cảnh Sát

  • Giám Trợ

  • Chủ Tịch Hội Thiếu Nữ

  • Ai trong số những người này em sẽ tìm đến xin trợ giúp nếu có người nào đó đang cố cướp đồ của em? Nếu em gặp khó khăn về vấn đề sức khỏe? Để nhận lời khuyên về mặt thuộc linh?

  • Những người này có thể là người duy nhất đủ tư cách để giúp đỡ trong những tình huống nào khác?

  • Làm thế nào mà việc biết được các chức vụ của họ giúp em hiểu được những điều họ có đủ tư cách để trợ giúp?

Hãy dành chút thời gian để suy ngẫm về bất kỳ tình huống hoặc thử thách nào em có thể gặp phải mà muốn được giúp đỡ.

Cân nhắc chia bảng bằng một đường kẻ ở giữa và mời học viên liệt kê những tình huống khó khăn mà thanh thiếu niên có thể gặp phải ở một bên bảng. Anh chị em sẽ viết vào nửa bảng còn lại ở phần sau trong bài học.

Chúa Giê Su Ky Tô có nhiều vai trò và danh xưng. Mỗi vai trò và danh xưng đó dạy chúng ta một điều quan trọng về Ngài và khả năng của Ngài để giúp chúng ta. Khi em học hôm nay, hãy tìm kiếm các danh xưng và vai trò của Ngài và suy ngẫm xem làm thế nào Ngài là Đấng duy nhất có đủ tư cách để giúp em.

Lời của Chúa phán với hai vị vua của Giu Đa

Khi anh chị em giải thích thông tin sau đây, cân nhắc mời các học viên đóng vai Vua A Cha của Giu Đa, Vua Rê Xin của Sy Ri, Vua Phê Ca của Y Sơ Ra Ên, Vua Ê Xê Chia của Giu Đa, và vua của A Sy Ri cho cả lớp xem. Anh chị em có thể muốn chuẩn bị thẻ tên cho mỗi vai. Có lẽ mời học viên đóng vai Vua A Cha và Vua Ê Xê Chia đọc những câu tương ứng dưới đây.

Trong thời của Ê Sai, Vua A Cha của Giu Đa và sau đó là con trai ông, Vua Ê Xê Chia, đều gặp phải những tình huống cực kỳ khó khăn: các quốc gia hùng mạnh đe dọa tấn công họ. Trong cả hai trường hợp, Chúa khuyên nhủ các vị vua và dân của họ tin tưởng nơi Ngài thay vì liên minh với các quốc gia khác. Đọc các câu sau đây, tìm kiếm các cụm từ cho thấy Chúa đang mời gọi họ tin tưởng Ngài.

  • 2 Nê Phi 17:3–7.Vua A Cha đã bị Vua Rê Xin của Sy Ri và Vua Phê Ca của Y Sơ Ra Ên đe dọa, họ đã lên kế hoạch tấn công và đưa một vị vua mới lên ngôi.

  • 2 Nê Phi 18:11–13, 17.Vua Ê Xê Chia đang bị người A Si Ri xâm lược và biết rằng quân đội của mình không đủ mạnh để ngăn chặn chúng. (Từ kết đảng đề cập đến việc thành lập một liên minh với các quốc gia khác để phòng vệ.)

  • Em đã tìm thấy điều gì?

  • Tại sao một vị vua và dân của ông lại khó để tin tưởng nơi Chúa thay vì liên minh với một quốc gia khác?

  • Họ cần biết gì về Chúa để tin cậy nơi Ngài?

Khi em tiếp tục học, hãy suy ngẫm về ý nghĩa của việc tin cậy nơi Chúa trong những thử thách cụ thể em gặp phải.

Những Danh Xưng của Đấng Cứu Rỗi

Trong một câu em đã học, Ê Sai sử dụng một danh xưng cụ thể cho Chúa Giê Su Ky Tô mà, nếu hiểu rõ, thì có thể giúp các vị vua này và dân của họ tin cậy nơi Ngài. Xem lại 2 Nê Phi 18:13 và cân nhắc đánh dấu danh xưng này.

Hãy cân nhắc viết Chúa Giê Su Ky Tô là … lên phần bảng trống và yêu cầu học viên hoàn thành câu đó với danh xưng các em tìm thấy.

Việc nhận ra và hiểu các danh xưng của Đấng Cứu Rỗi có thể giúp chúng ta biết, yêu mến và tin cậy nơi Ngài nhiều hơn trong cuộc sống của mình. Để giúp em hiểu rõ danh xưng “Chúa Muôn Quân”, hãy tìm hiểu ý nghĩa của danh xưng này trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư.

  • Em đã học được điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Làm thế nào mà chỉ riêng danh xưng này thôi là đã đủ điều kiện cho Đấng Cứu Rỗi giúp đỡ những vị vua này và dân của họ khi những đạo quân khác đe dọa họ?

Những Lời Tiên Tri của Ê Sai

Ê Sai cũng đã tiên tri cho các vị vua này và dân của họ về sự giáng sinh và trị vì ngàn năm của Đấng Cứu Rỗi. Đọc 2 Nê Phi 17:14–15; 19:2, 6–7, tìm kiếm những điều Ê Sai đã dạy về Chúa Giê Su Ky Tô, đặc biệt là các danh xưng của Ngài.

Nếu em muốn xác định các danh xưng khác của Đấng Cứu Rỗi được ghi lại trong Sách Mặc Môn cho đến nay, thì hãy cân nhắc đọc một số câu sau: 1 Nê Phi 10:4–6; 12:18; 13:41; 15:14–15; 17:30; 19:12; 2 Nê Phi 1:10; 2:6, 10; 9:5, 46; 10:3, 14; 15:16. Ngoài ra, còn có các danh xưng và phần tham khảo thánh thư trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư bên dưới mục “Chúa Giê Su Ky Tô”.

Mời học viên lên bảng và bổ sung vào bản liệt kê các danh xưng của Đấng Cứu Rỗi.

Chọn một danh xưng của Đấng Cứu Rỗi mà em muốn biết thêm. Sau đó, hãy làm những điều sau đây:

  • Giải thích ý nghĩa của danh xưng này đối với em. (Cân nhắc tra cứu danh xưng đó trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư. Nếu danh xưng đó không được liệt kê, thì hãy cân nhắc nghiên cứu phần khái quát về Chúa Giê Su Ky Tô và suy ngẫm xem danh xưng em đã chọn có thể liên quan như thế nào đến tính cách tổng thể và sứ mệnh của Ngài. Cũng có thể là hữu ích khi tra cứu danh xưng đó trong từ điển thông thường.)

  • Hãy nghĩ về một câu chuyện hoặc tìm một bức tranh cho thấy Đấng Cứu Rỗi hành động trong vai trò mà em đã chọn.

  • Giải thích những điều danh xưng đó dạy cho em về Đấng Cứu Rỗi là ai, động cơ của Ngài, tình thương yêu của Ngài và quyền năng của Ngài.

  • Giải thích làm thế nào mà chỉ riêng danh xưng này thôi đã đủ điều kiện để Đấng Cứu Rỗi giúp em trong cuộc sống hoặc tại sao em có thể tin cậy nơi Ngài. (Điều này có thể bao gồm cách Đấng Cứu Rỗi đã giúp em trong cuộc sống của em.)

Mời một số học viên chia sẻ những điều các em đã chuẩn bị về một trong các danh xưng. Một cách có thể là yêu cầu học viên lên trên bảng, khoanh tròn danh xưng mà các em đã chọn và chia sẻ những suy nghĩ của mình trước cả lớp. Cũng hãy cân nhắc chia sẻ suy nghĩ của anh chị em.

Sau đó, mời học viên nhìn vào cả hai bên của bảng và đưa ra những sự liên kết cụ thể giữa những vấn đề mà các em gặp phải và danh xưng của Đấng Cứu Rỗi cho thấy khả năng giúp đỡ của Ngài.

Tin cậy nơi Chúa

Thật không may, Vua A Cha và nhiều người dân Giu Đa đã chọn không tin Ê Sai và không tin cậy nơi Chúa để được bảo vệ. Dân của ông bị tấn công, và nhiều người bị bắt làm nô lệ. (Xin xem 2 Các Vua 16; 2 Sử Ký 28.) Vua Ê Xê Chia, khác với cha mình, đã chọn tin cậy nơi Chúa và vâng theo lời khuyên bảo của Ê Sai. Kết quả là, Chúa đã bảo vệ dân chúng ở Giê Ru Sa Lem bằng cách gửi một thiên sứ đến để tiêu diệt đạo quân tấn công họ. (Xin xem 2 Các Vua 19:15–20, 32–35.)

Hãy suy ngẫm về những điều em đã học được và cảm nhận về Chúa Giê Su Ky Tô trong bài học này. Trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy viết cách em có thể gia tăng sự tin cậy của mình nơi Ngài. Em có thể liệt kê một danh xưng hoặc vai trò cụ thể mà Ngài có và em muốn tin cậy nơi Ngài trong vai trò đó nhiều hơn ra sao.