Lớp Giáo Lý
Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 4


“Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 4”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 4”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 4

Áp Dụng Đoạn Thánh Thư Thông Thạo Giáo Lý

các quyển Sách Mặc Môn

Chúng ta áp dụng thánh thư trong cuộc sống bằng cách sử dụng giáo lý và các nguyên tắc trong thánh thư để giúp chúng ta trở nên giống như Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn. Bài học này nhằm giúp học viên áp dụng giáo lý được giảng dạy trong các đoạn thông thạo giáo lý khác nhau của Sách Mặc Môn.

Khuyến khích học viên tập sống theo phúc âm.Khi học viên áp dụng phúc âm trong cuộc sống hằng ngày của mình, các em có nhiều khả năng có được sự phát triển thuộc linh lâu dài và sâu sắc. Chia sẻ các ví dụ về cách anh chị em đã áp dụng các lẽ thật phúc âm và các phước lành nhờ đó mà có được. Thường xuyên mời học viên áp dụng lẽ thật trong cuộc sống của chính mình.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên chuẩn bị chia sẻ một đoạn thánh thư yêu thích và cho biết lý do tại sao đó là một trong những đoạn yêu thích của em. Anh chị em có thể yêu cầu học viên nêu cách áp dụng đoạn đó vào cuộc sống của các em. Có thể là hữu ích nếu yêu cầu một vài học viên chuẩn bị sẵn để chia sẻ khi đến lớp.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Có thể cần dạy bài học về đoạn thông thạo giáo lý thay cho bài học này. Hãy tham khảo tiến độ giảng dạy do giám đốc hoặc điều phối viên giáo vùng hay khu vực cung cấp để đảm bảo rằng mỗi bài học về đoạn thông thạo giáo lý sẽ được giảng dạy trong khi tổ chức lớp giáo lý.

Điều đó có tạo ra sự khác biệt không?

Cân nhắc bắt đầu lớp học bằng cách chia sẻ một trong những đoạn thánh thư yêu thích của anh chị em. Rồi đặt ra cho học viên những câu hỏi sau đây:

  • Các em có đoạn thánh thư nào yêu thích không? Tại sao đoạn đó lại trở thành đoạn ưa thích?

Thông thường, những đoạn có ý nghĩa nhất đối với chúng ta là những đoạn chúng ta áp dụng vào cuộc sống của chính mình. Ví dụ, những đoạn đó có thể giải đáp cho một câu hỏi khó, mang lại sự bình an cho chúng ta trong thời gian đầy thử thách, hoặc giúp xây đắp chứng ngôn của chúng ta.

Đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Russell M. Nelson ChurchofJesusChrist.org.

0:59

Chúng ta có thể tìm đến thánh thư. Thánh thư dạy chúng ta về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài, tầm quan trọng của Sự Chuộc Tội của Ngài, và kế hoạch hạnh phúc và cứu chuộc vĩ đại của Đức Chúa Cha. Việc hằng ngày chú tâm đến lời của Thượng Đế là rất thiết yếu cho sự sống còn thuộc linh, nhất là trong những ngày biến động càng ngày càng gia tăng này. Hằng ngày, khi chúng ta nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô, thì những lời này sẽ cho chúng ta biết cách đối phó với những khó khăn mà chúng ta không bao giờ nghĩ là mình sẽ gặp phải. (Chủ Tịch Russell M. Nelson, “Hãy Nghe Lời Người”, Liahona, tháng Năm năm 2020, trang 89)

  • Điều gì nổi bật với em trong lời phát biểu của Chủ Tịch Nelson?

Những phần tham khảo về thông thạo giáo lý và các cụm từ thánh thư then chốt trong Sách Mặc Môn

Áp dụng thánh thư có nghĩa là chúng ta xác định các đoạn thánh thư phù hợp với nhu cầu của chúng ta, sau đó hành động theo những gì các đoạn thánh thư đó dạy chúng ta. Để giúp em hiểu tiến trình này, hãy đọc các tình huống sau đây:

Thay vì sử dụng các tình huống sau, hãy cân nhắc chia học viên thành các nhóm nhỏ. Yêu cầu các em viết lên một tờ giấy từ hai đến ba vấn đề hoặc những thử thách thường gặp đối với giới trẻ. Sau đó mời học viên trao đổi tờ giấy của các em với một nhóm khác.

  • Guillermo có một quyết định khó khăn và anh ấy sợ rằng mình có thể đưa ra lựa chọn sai lầm.

  • Maggie đang gặp khó khăn để tuân giữ một lệnh truyền nào đó.

Hãy đọc phần tham khảo về thông thạo giáo lý và các cụm từ thánh thư then chốt trong Sách Mặc Môn sau đây. Hãy tìm những phần em nghĩ có thể áp dụng cho Guillermo hoặc Maggie. Nếu em nghĩ rằng một đoạn nào đó có thể giúp ích, thì hãy chắc chắn đọc toàn bộ đoạn chứ không chỉ đọc cụm từ thánh thư then chốt được liệt kê dưới đây.

Nếu học viên trao đổi tờ giấy với một nhóm khác, thì các em có thể tìm kiếm trong bảng biểu sau các đoạn sẽ giúp một người nào đó mà đang phải đối mặt với các vấn đề hoặc thách thức được ghi trên tờ giấy các em nhận được. Cân nhắc trưng ra bảng biểu đó khi học viên thực hiện sinh hoạt này.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

Phần Tham Khảo Thánh Thư

1 Nê Phi 3:7

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Con sẽ đi và làm những gì Chúa đã truyền lệnh”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

2 Nê Phi 2:25

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“A Đam sa ngã để loài người sinh tồn, và loài người có sinh tồn thì họ mới hưởng được niềm vui”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

2 Nê Phi 2:27

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Họ được tự ý lựa chọn sự tự do và cuộc sống vĩnh cửu … hay là … cảnh tù đày và sự chết”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

2 Nê Phi 26:33

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Tất cả mọi người … đều như nhau trước mặt Thượng Đế”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

2 Nê Phi 28:30

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

Đức Chúa Trời “sẽ ban cho con cái loài người từng hàng chữ một, từng lời chỉ giáo một”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

2 Nê Phi 32:3

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Hãy nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô; vì này, những lời nói của Đấng Ky Tô sẽ cho các người biết tất cả những gì các người phải làm”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

2 Nê Phi 32:8–9

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Các ngươi phải cầu nguyện luôn luôn”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

Mô Si A 2:17

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Khi mình phục vụ đồng bào mình, thì tức là mình phục vụ Thượng Đế của mình vậy”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

Mô Si A 2:41

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Những người tuân giữ các lệnh truyền của Thượng Đế … được ban phước lành trong tất cả mọi điều”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

Mô Si A 3:19

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“[Hãy cởi bỏ] con người thiên nhiên và trở nên một thánh hữu nhờ sự chuộc tội của Đấng Ky Tô, là Chúa”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

Mô Si A 4:9

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Hãy tin nơi Thượng Đế; … hãy tin rằng Ngài có mọi sự thông sáng”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

Mô Si A 18:8–10

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

Hãy “được báp têm trong danh Chúa, để chứng tỏ … rằng các người đã lập giao ước với Ngài”.

Thánh thư có thể giúp bằng cách nào?

Nếu các học viên trao đổi tờ giấy, thay vì đặt ra các câu hỏi sau, hãy mời các em chia sẻ những đoạn mình đã tìm thấy với nhóm mà các em trao đổi tờ giấy.

  • Đoạn thông thạo giáo lý nào có thể giúp Guillermo hay Maggie? Tại sao?

  • Guillermo và Maggie có thể làm gì nhờ những lẽ thật được dạy trong những câu này?

Khi học viên chia sẻ, hãy nhấn mạnh rằng không chỉ có một câu trả lời đúng; nhiều phần thánh thư có thể giúp ích theo những cách khác nhau.

Áp dụng thánh thư vào cuộc sống của chúng ta

Hãy suy ngẫm về những nhu cầu hoặc thử thách của em. Có lẽ em cần sự giúp đỡ với việc học ở trường, một mối quan hệ tốt hơn với cha mẹ hoặc anh chị em, có nhiều đức tin hơn nơi Đấng Ky Tô để hối cải, hoặc cần kiên nhẫn. Hãy tạo ra một bản liệt kê những khó khăn hoặc thử thách trong nhật ký ghi chép việc học tập của em. Cố gắng đưa vào bất cứ điều gì em nghĩ đến.

Chọn một trong những nhu cầu hoặc thử thách em đã viết.

Đọc qua các cụm từ thánh thư then chốt của đoạn thông thạo giáo lý và xác định những cụm từ có thể giải quyết những nhu cầu, khó khăn hoặc thử thách của em. Nhiều đoạn thông thạo giáo lý có thể giúp ích. Hãy tìm kiếm sự hướng dẫn của Cha Thiên Thượng khi em nghiên cứu.

Những gợi ý sau đây hoặc lời phát biểu tương tự có thể giúp ích cho học viên. Anh chị em có thể viết những gợi ý này lên trên bảng để học viên chọn những gợi ý các em có thể sử dụng.

  • Em đã chọn cụm từ thánh thư then chốt thông thạo giáo lý nào?

    1. Câu thánh thư này có thể giúp tôi giải quyết những thử thách của mình bằng cách …

    2. Câu thánh thư này giúp tôi hiểu hoặc noi theo Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách …

    3. Tôi tin rằng việc sống theo những lẽ thật trong những câu này có thể mang lại cho tôi hạnh phúc bởi vì …

Kết thúc bằng cách cảm ơn học viên về những nhận xét của các em, đặc biệt là những em đã chia sẻ những câu có ý nghĩa đối với các em khi bắt đầu bài học.