Lớp Giáo Lý
2 Nê Phi 12–15: “Sẽ Xảy Ra trong Những Ngày Sau Cùng”


“2 Nê Phi 12–15: ‘Sẽ Xảy Ra trong Những Ngày Sau Cùng’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“2 Nê Phi 12–15”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

2 Nê Phi 12–15

“Sẽ Xảy Ra trong Những Ngày Sau Cùng”

ngọn núi và một cột lửa

Em có thấy rằng có một số vị tiên tri nói, dạy hoặc viết theo cách mà chạm đến lòng em không? Đối với Nê Phi, đó là Ê Sai. Nê Phi đã viết “vì tâm hồn tôi hân hoan về những lời của ông” (2 Nê Phi 11:2). Em cũng có thể thấy hân hoan với những điều Chúa đã mặc khải qua Ê Sai về những ngày sau cùng. Bài học này có thể giúp em hiểu được những lời tiên tri mang tính biểu tượng của Ê Sai và suy ngẫm xem những lời tiên tri này có thể giúp em như thế nào trong cuộc sống.

Hiểu về tính biểu tượng.Một biểu tượng phúc âm có thể là một sự vật, sự việc, hành động hoặc lời dạy tượng trưng cho một lẽ thật thuộc linh. Các biểu tượng giúp chúng ta hiểu những sự việc của Thượng Đế bằng cách hướng tâm trí của chúng ta đến những lẽ thật về kế hoạch cứu rỗi và mối quan hệ của chúng ta với Cha Thiên Thượng và Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô. Chúng ta có thể học và hiểu được ý nghĩa của các biểu tượng qua sự học tập của mình và qua quyền năng của Đức Thánh Linh.

Học viên chuẩn bị: Chỉ ra cho học viên rằng Nê Phi đã viết nhiều chương về những lời tiên tri của Ê Sai vào biên sử của riêng ông và Ê Sai đã sử dụng rất nhiều biểu tượng. Sau đó, mời học viên đọc 2 Nê Phi 12:1–3 hoặc 2 Nê Phi 14:5–6 và suy ngẫm về ý nghĩa của những câu này.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Tuyệt vời nhất và tồi tệ nhất

Mời một số học viên chia sẻ câu trả lời của các em cho các câu sau:

  • Những điều tuyệt vời nhất khi sống trong những ngày sau cùng là

  • Những điều tồi tệ nhất khi sống trong những ngày sau cùng là

Hãy suy ngẫm về những câu hỏi sau đây. Anh chị em sẽ trở lại những câu hỏi này một lần nữa vào cuối bài học.

  • Tại sao Chúa mặc khải những phước lành và cảnh báo về những ngày sau cùng cho chúng ta?

  • Việc này dạy cho em điều gì về Ngài?

  • Việc biết được những điều này có thể giúp ích gì cho em?

Hãy tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh để giúp em trả lời những câu hỏi này trong suốt bài học này.

Những thử thách trong thời kỳ của chúng ta

Ê Sai đã cảnh báo chúng ta về những hành vi và thái độ nhất định trong những ngày sau cùng. Hãy đọc các bộ câu thánh thư sau đây, tìm kiếm những điều Ê Sai đã tiên tri.

  • Điều gì nổi bật với em?

  • Thế gian ngày nay có một số những ví dụ nào về những điều này?

  • Tại sao việc Chúa bảo chúng ta coi chừng những điều đó là một phước lành?

Khi em tiếp tục học tập, hãy tìm kiếm những phước lành Chúa đã ban cho trong những ngày sau cùng. Hãy suy ngẫm xem những phước lành này có thể giúp chúng ta như thế nào khi chúng ta gặp những thử thách được Ê Sai dự đoán trước.

Cân nhắc vẽ một hình đơn giản về một ngọn núi ở một bên của bảng với phần tham khảo 2 Nê Phi 12:1–3 ghi bên dưới. Ở phía bên kia, vẽ hình một đám mây và một cột lửa với phần tham khảo 2 Nê Phi 14:5–6. Mời học viên chọn một trong các biểu tượng và đọc các câu tương ứng. Sau đó, yêu cầu học viên chia sẻ xem các em nghĩ những biểu tượng đó có nghĩa là gì và những nguyên tắc nào các em có thể học được sẽ giúp các em trong những ngày sau cùng này. Thông tin sau đây có thể giúp ích.

Núi của nhà Chúa

Ê Sai đã sử dụng nhiều biểu tượng trong các lời tiên tri của mình. Việc suy ngẫm xem các biểu tượng này tượng trưng cho điều gì có thể giúp em khám phá ý nghĩa cho cá nhân em từ thánh thư.

Đọc 2 Nê Phi 12:1–3, tìm kiếm biểu tượng chính được Ê Sai sử dụng để dạy về những điều sẽ “xảy ra trong những ngày sau cùng” (2 Nê Phi 12:2).

  • Em nghĩ “núi của nhà Chúa” có thể đề cập đến điều gì? Tại sao?

Có thể là hữu ích để suy ngẫm liệu một biểu tượng, trong trường hợp này là một ngọn núi, có ý nghĩa đặc biệt trong các thánh thư khác không. Ví dụ, Môi Se và các vị tiên tri khác đã đến một ngọn núi để biết đến Chúa và nhận được sự hướng dẫn từ Ngài (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 320). Đôi khi, các ngọn núi phục vụ cho một mục đích tương tự như các đền thờ.

  • Một ngọn núi có thể giống như một đền thờ ra sao?

Một số câu trả lời có thể là cả núi và đền thờ có thể giúp chúng ta tách biệt với thế gian và cho chúng ta có một tầm nhìn tốt hơn. Cả hai nơi đều tươi đẹp, khuyến khích sự tự suy ngẫm, hướng những suy nghĩ của chúng ta đến Thượng Đế, và giúp chúng ta mở lòng cho sự mặc khải.

Sau khi xác định ý nghĩa của biểu tượng, hãy đọc lại những câu này và tìm kiếm những điều Chúa làm cho chúng ta trong nhà của Ngài.

Một trong những lẽ thật mà học viên có thể nhận ra từ 2 Nê Phi 12:3khi chúng ta thờ phượng trong đền thờ, Chúa sẽ dạy chúng ta về đường lối của Ngài và giúp chúng ta đi trong các nẻo của Ngài.

  • Làm thế nào mà việc thờ phượng trong đền thờ (hoặc chuẩn bị bước vào đền thờ) đã giúp em học về đường lối của Chúa hoặc đi trong các nẻo của Ngài?

  • Các đền thờ có thể giúp chúng ta như thế nào khi chúng ta gặp thử thách trong những ngày sau cùng?

Một đám mây và một ngọn lửa

Ê Sai đưa ra một lời tiên tri khác. Đọc 2 Nê Phi 14:5–6, tìm kiếm những điều Chúa sẽ làm cho dân Ngài. Thông tin sau đây có thể hữu ích cho em:

  • Nơi cư ngụ là một ngôi nhà.

  • Nơi hội họp ở Núi Si Ôn là nơi dân của Chúa tụ họp, giống như các chi nhánh, tiểu giáo khu, và giáo khu.

  • Một đền tạm trong thời Cựu Ước đặc biệt nói đến một chiếc lều di động đóng vai trò như một đền thờ cho người Y Sơ Ra Ên trong hàng trăm năm. Đền tạm này có thể tượng trưng cho đền thờ hoặc một nơi thờ phượng ngày nay.

  • Nơi dung thân là nơi che chở hoặc trú ẩn.

  • Em nghĩ đám mây vào ban ngày và ngọn lửa vào ban đêm tượng trưng cho điều gì?

    Cân nhắc hỏi xem liệu học viên có thể nghĩ ra phần nào trong thánh thư nói đến những hình ảnh quan trọng này không.

  • Đám mây và ngọn lửa quan trọng như thế nào đối với Môi Se và dân Y Sơ Ra Ên? (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 13:21).

  • Với sự hiểu biết đó, em nghĩ Chúa đã hứa Ngài sẽ làm gì cho dân của Ngài trong 2 Nê Phi 14:5–6?

Học viên có thể khám phá ra một nguyên tắc tương tự như: Chúa sẽ hướng dẫn và bảo vệ chúng ta khi chúng ta quy tụ trong nhà của chúng ta, trong giáo đoàn của Giáo Hội và trong các đền thờ.

Anh Cả Ronald A. Rasband thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã đưa ra một lời hứa tương tự:

Chứng ngôn của chúng ta về phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô, mái gia đình của chúng ta, và tư cách tín hữu của chúng ta trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô sẽ là các đồn lũy cá nhân cho sự bảo vệ xung quanh và chống đỡ khỏi quyền lực của quỷ dữ. (Ronald A. Rasband, “Xây Đắp một Đồn Lũy cho Nếp Sống Thuộc Linh và Sự Bảo Vệ”, Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 110)

  • Làm thế nào mà nhà của các em, tiểu giáo khu hoặc chi nhánh hoặc đền thờ là nơi bảo vệ và nương náu thuộc linh cho em?

  • Những lời hứa này có thể giúp chúng ta như thế nào khi chúng ta gặp thử thách trong những ngày sau cùng?

Những lời của Ê Sai trong cuộc sống của em

Dành chút thời gian để trả lời ba câu hỏi mà em đã suy ngẫm ở đầu bài học. Hãy cân nhắc ghi vào nhật ký ghi chép việc học tập những điều em đã học được về Chúa và cách mà những lời tiên tri này có thể giúp em. Em có thể bao gồm hành vi hoặc những thái độ mà em muốn tránh, cũng như cách em có thể tìm kiếm sự giúp đỡ thuộc linh từ Chúa trong nhà, tiểu giáo khu hoặc chi nhánh hoặc trong đền thờ.