“2 Nê Phi 27: ‘Một Công Việc Lạ Lùng và Một Điều Kỳ Diệu’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)
“2 Nê Phi 27”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn
2 Nê Phi 27
“Một Công Việc Lạ Lùng và Một Điều Kỳ Diệu”
Hãy suy ngẫm về những sự kiện em cho là kỳ diệu và những sự kiện này đã ảnh hưởng như thế nào đến em và những người xung quanh. Chúa Giê Su Ky Tô đã hứa sẽ thực hiện công việc tuyệt vời trên thế gian trong những ngày sau, đó là phục hồi phúc âm của Ngài, bao gồm cả Sách Mặc Môn. Bài học này có thể giúp em cảm thấy biết ơn Chúa nhiều hơn vì đã khôi phục lại Sách Mặc Môn cho thế gian.
Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi
Một điều gì đó tuyệt vời
Hãy nghĩ về một người đã làm điều gì đó tuyệt vời cho em hoặc cho một người em biết.
-
Người này đã làm gì?
-
Em cảm thấy thế nào về người đã làm điều này? Tại sao?
Trong 2 Nê Phi 27, Chúa đã làm chứng về một điều kỳ diệu mà Ngài sẽ làm để giúp chúng ta chiến thắng sự tà ác và bội giáo của những ngày sau cùng. Khi em nghiên cứu, hãy suy ngẫm về những điều em học được ảnh hưởng như thế nào đến cảm nhận của em về Chúa.
Đọc 2 Nê Phi 27:25–26, tìm kiếm những điều Chúa đã hứa là sẽ làm.
Chủ Tịch Russell M. Nelson tuyên bố rằng “công việc tuyệt vời này sẽ bao gồm sự ra đời của Sách Mặc Môn và Sự Phục Hồi của phúc âm” (“Các Chứng Thư”, , tháng 11 năm 2007, trang 46).
Một lẽ thật mà chúng ta có thể học được từ lời tiên tri này là Chúa đã thực hiện một công việc lạ lùng và một điều kỳ diệu qua sự ra đời của Sách Mặc Môn và Sự Phục Hồi phúc âm của Ngài.
-
Em biết gì về Sách Mặc Môn và phúc âm được phục hồi mà có thể khiến em gọi đó là điều “lạ lùng”?
Sách Mặc Môn: Một công việc lạ lùng và một điều kỳ diệu
Phần lớn 2 Nê Phi 27 tập trung vào sự ra đời của Sách Mặc Môn. Trước khi nghiên cứu thêm từ chương này, hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm về những cảm nghĩ của chính em về Sách Mặc Môn. Cá nhân em có thấy sách này kỳ diệu không? Tại sao có hoặc tại sao không? Em có câu hỏi gì không? Khi em nghiên cứu, hãy tìm kiếm những lời dạy có thể giúp em nhận thấy rõ hơn Sách Mặc Môn là một “công việc lạ lùng và một điều kỳ diệu”.
Nê Phi tiên tri rằng Sách Mặc Môn sẽ ra đời để giúp đỡ các vấn đề của những ngày sau cùng (xin xem 2 Nê Phi 27:6). Ông cũng viết rằng Thượng Đế sẽ cho phép một vài nhân chứng nhìn thấy các bảng khắc mà Sách Mặc Môn được dịch từ đó và làm chứng về tính chân thật của cuốn sách với thế gian (xin xem 2 Nê Phi 27:12–14). Sau đó, Nê Phi đã chia sẻ một lời tiên tri về một số chi tiết liên quan đến việc phiên dịch Sách Mặc Môn.
Lời tiên tri về những điều người đó sẽ làm (2 Nê Phi 27:15–19) |
Tên của người làm ứng nghiệm lời tiên tri (Joseph Smith—Lịch Sử 1:63–65) | |
---|---|---|
Người đàn ông đầu tiên (“không có học thức”) | ||
Người đàn ông thứ hai (“một người khác”) | ||
Người đàn ông thứ ba (“học giả”) |
-
Tại sao em nghĩ rằng Chúa đã sử dụng Joseph Smith, một người không có học thức, để cho ra đời Sách Mặc Môn?
Đọc 2 Nê Phi 27:20–23, tìm kiếm lý do tại sao Thượng Đế chọn một người không có học thức để dịch Sách Mặc Môn.
-
Em học được điều gì về Chúa từ những câu này? Việc biết những điều này về Ngài có thể tác động như thế nào đến em?
-
Sự ra đời của Sách Mặc Môn là bằng chứng về lời phán của Chúa “Ta có thể làm được công việc riêng của ta” như thế nào? (câu 21).
Emma Smith (1804–1879), vợ của Vị Tiên Tri, đã làm chứng về sự trợ giúp thiêng liêng mà Joseph nhận được trong việc phiên dịch Sách Mặc Môn của ông:
Joseph Smith không thể viết và cũng không thể đọc chính tả cho người khác viết được một bức thư mạch lạc và chuẩn về từ ngữ, chứ đừng nói đến việc đọc chính tả một cuốn sách như Sách Mặc Môn. Và, mặc dù tôi tham gia tích cực vào những gì đã diễn ra, … nhưng đối với tôi, đó vẫn là một điều lạ lùng, “một điều lạ lùng và một điều kỳ diệu”. …
Tôi tin rằng Sách Mặc Môn có tính xác thực thiêng liêng—tôi chẳng có chút nghi ngờ nào về điều đó. … Một người có học thức có lẽ không thể nào làm được việc đó; và đối với một người ít học và thiếu hiểu biết như anh ấy, thì việc đó hoàn toàn là bất khả thi. (Emma Smith, trong “Last Testimony of Sister Emma”, The Saints’ Herald, ngày 1 tháng Mười, năm 1879, trang 290)
-
Dựa trên những gì em đã học được ngày hôm nay, sự ra đời của Sách Mặc Môn là một “công việc lạ lùng và một điều kỳ diệu” như thế nào?
-
Việc biết rằng Chúa đã ban cho chúng ta phước lành này ảnh hưởng như thế nào đến cảm nhận của em về Ngài?
-
Em hoặc những người khác đã có những kinh nghiệm nào minh họa cho sự kỳ diệu của Sách Mặc Môn?
Để xem các ví dụ về sự kỳ diệu của Sách Mặc Môn, em có thể xem “Sách Mặc Môn: Cuộc Sống Của Chúng Ta Sẽ Ra Sao Nếu Không Có Sách Này?” từ phút 5:38 đến 11:26. Video này có trên trang ChurchofJesusChrist.org.
Trước đó trong bài học, em đã được yêu cầu suy ngẫm về những cảm nhận của mình về Sách Mặc Môn. Hãy cân nhắc xem liệu có bất kỳ lẽ thật nào em đã nghiên cứu ngày hôm nay ảnh hưởng đến chứng ngôn của em về cuốn sách thiêng liêng này hay không. Trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy ghi chép những suy nghĩ và ấn tượng mà em đã tiếp nhận, bao gồm bất cứ hành động nào trong tương lai em cảm thấy được thúc giục để thực hiện.