Lớp Giáo Lý
An Ma 15: Quyền Năng Chữa Lành của Chúa Giê Su Ky Tô


“An Ma 15: Quyền Năng Chữa Lành của Chúa Giê Su Ky Tô”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“An Ma 15”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

An Ma 15

Quyền Năng Chữa Lành của Chúa Giê Su Ky Tô

Giê Rôm được chữa lành

Việc tìm đến những người đau khổ là một ưu tiên trong giáo vụ trần thế của Chúa Giê Su Ky Tô. An Ma và A Mu Léc có cùng ưu tiên ấy sau khi được giải cứu một cách kỳ diệu khỏi ngục thất nhờ bàn tay của Thượng Đế. Bài học này có thể giúp em tiếp cận quyền năng chữa lành có sẵn qua Chúa Giê Su Ky Tô.

Khuyến khích việc siêng năng học tập. Hãy giúp học viên hiểu rằng việc học tập phúc âm không phải là một trải nghiệm thụ động. Nó đòi hỏi phải suy luận kỹ càng, nghiên cứu, cầu nguyện và hành động. Anh chị em có thể giúp học viên của mình bằng cách tạo ra những trải nghiệm mà sẽ khuyến khích các em tham gia vào các cuộc thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm của các em và đặt ra các câu hỏi.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên đọc ý tưởng cho việc học tập thánh thư chung với gia đình bên dưới phần An Ma 15:1–12 trong đề cương bài học “Ngày 24–30 tháng Sáu. An Ma 13–16: ‘Bước Vào Chốn An Nghỉ của Chúa’” trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Sách Mặc Môn năm 2024.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Bệnh tật thể chất và thuộc linh

Phần sau đây là nhằm giúp chuẩn bị cho học viên nhận ra các dấu hiệu, hoặc ảnh hưởng, của tội lỗi. Anh chị em có thể chọn các bệnh lý mà học viên quen thuộc hơn so với những bệnh lý trong bản liệt kê nếu cần.

Xem xét bản liệt kê các bệnh lý sau đây. Suy ngẫm về các triệu chứng cũng như bất kỳ phương pháp điều trị nào được sử dụng để khắc phục hoặc chữa trị những căn bệnh này.

  • Bệnh tim

  • Ung thư

  • Gãy xương

  • Điều gì sẽ xảy ra nếu người nào đó chỉ điều trị các triệu chứng của những bệnh lý này mà không tìm cách hiểu các vấn đề tiềm ẩn?

Khi giới thiệu đoạn sau đây và các câu hỏi có thể có, đừng tìm kiếm hoặc để cho học viên tiết lộ các tội lỗi cá nhân.

Giống như những căn bệnh thể chất, tội lỗi—hay là căn bệnh thuộc linh—cũng có các triệu chứng. Hãy suy ngẫm xem một số triệu chứng của tội lỗi có thể là gì, và dành một chút thời gian để suy nghĩ về tình trạng sức khỏe thuộc linh của em. Những câu hỏi sau đây có thể giúp em thực hiện điều này.

  • Tội lỗi có thể ảnh hưởng như thế nào đến cảm nghĩ của chúng ta về bản thân cũng như đến mối quan hệ của chúng ta với những người khác?

Trong khi nghiên cứu, hãy lắng nghe Đức Thánh Linh dạy em cách có thể tiếp cận tốt hơn quyền năng chữa lành của Chúa Giê Su Ky Tô để cải thiện sức khỏe thuộc linh của mình.

Tình trạng của Giê Rôm

Sau khi được giải cứu một cách kỳ diệu khỏi ngục thất ở Am Mô Ni Ha nhờ bàn tay của Thượng Đế, An Ma và A Mu Léc đã đi đến Si Đôm (xin xem An Ma 15:1–2). Trong khi ở Si Đôm, họ đã phục sự cho những người đã bị xua đuổi khỏi Am Mô Ni Ha vì tin vào sứ điệp của họ về Chúa Giê Su Ky Tô. Một người mà họ phục sự là Giê Rôm.

biểu tượng tài liệu phát tayCân nhắc phát tài liệu sau đây cho học viên. Các em có thể cùng nhau làm việc trong các nhóm nhỏ, sử dụng An Ma 15:4–12 để xác định các triệu chứng của Giê Rôm và quyết định đơn thuốc có thể chữa cho ông ấy.

Bệnh Tật Thuộc Linh

doctor note

Hãy đọc các câu thánh thư được liệt kê dưới tiêu đề “Triệu chứng”. Bên dưới đó, liệt kê bất kỳ từ hoặc cụm từ nào mô tả tình trạng của Giê Rôm.

  • Em có thể mô tả như thế nào về tình trạng của Giê Rôm, bao gồm cả sức khỏe thuộc linh của ông ấy?

  • Em nhớ có điều gì về Giê Rôm mà khiến cho ông ấy cảm thấy như vậy?

Cân nhắc mời một học viên chia sẻ một số câu chuyện về quá khứ của Giê Rôm. Các câu sau đây có thể giúp ích: An Ma 10:31; 11:21–22; 12:1, 7–8. Anh chị em cũng có thể cân nhắc chia sẻ lời phát biểu của Chủ Tịch Ezra Taft Benson trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin Tham Khảo”.

Bệnh tật thể chất không phải lúc nào cũng liên quan đến tội lỗi (xin xem Giăng 9:2–3). Hãy chú ý cảm giác tội lỗi của Giê Rôm trong An Ma 14:6. Mặc dù việc trải qua cảm giác tội lỗi không hề thú vị nhưng điều đó phục vụ cho một mục đích. Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích về mục đích mà những cảm giác này có thể mang lại. Xem video “Chúng Tôi Tin ở Sự Trinh Khiết” từ phút 13:15 đến 13:49, trên trang ChurchofJesusChrist.org, hoặc đọc văn bản dưới đây.

15:47

Tất cả chúng ta đã trải qua nỗi đau đớn liên quan đến thương tích về thể xác. Khi đau đớn, chúng ta thường tìm cách được giảm đau và biết ơn đối với thuốc men và phương pháp điều trị nhằm giúp làm giảm bớt cơn đau của chúng ta. Hãy xem tội lỗi như một vết thương tinh thần gây ra cảm giác tội lỗi hoặc, như được An Ma mô tả cho con trai của ông, Cô Ri An Tôn, “một hối hận trong lương tâm” (An Ma 42:18). Hiệu quả của [cảm giác] tội lỗi đối với tinh thần của chúng ta cũng tương tự như ảnh hưởng của cơn đau đớn trong cơ thể của chúng ta—[là] để cảnh báo về mối nguy hiểm và bảo vệ khỏi bị hư hại thêm. (David A. Bednar, “Chúng Tôi Tin ở Sự Trinh Khiết”, Liahona, tháng Năm năm 2013, trang 44)

  • Theo Anh Cả Bednar, một trong những mục đích của cảm giác tội lỗi là gì?

  • Điều này có thể thay đổi cách nhìn nhận hoặc quan điểm của chúng ta về cảm giác tội lỗi sau khi phạm sai lầm như thế nào?

  • Em nghĩ các triệu chứng của Giê Rôm giống như “[sự] cảnh báo về mối nguy hiểm và bảo vệ khỏi bị hư hại thêm” về những phương diện nào?

Chữa lành nhờ quyền năng của Chúa Giê Su Ky Tô

Hãy đọc kỹ về sự chữa lành của Giê Rôm trong An Ma 15:4–12. Khi em đọc, hãy chú ý đến những chi tiết góp phần vào sự chữa lành của Giê Rôm. Cân nhắc viết ghi chú về những chi tiết này dưới phần “Đơn Thuốc” trong phiếu khám bệnh của em.

2:42
  • Chúng ta có thể học được những nguyên tắc hay lẽ thật nào từ sự chữa lành của Giê Rôm?

Một nguyên tắc chúng ta học được từ những câu này là khi chúng ta thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô thì chúng ta có thể được chữa lành.

  • Em đã thấy bằng chứng nào trong những câu này về việc Giê Rôm thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô cả trước và sau khi ông được chữa lành?

  • Làm cách nào chúng ta có thể thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô theo cùng cách thức này?

Anh Cả David A. Bednar đã giải thích cách chúng ta có thể thực hành đức tin. Xem video “Chúng Tôi Tin ở Sự Trinh Khiết” từ phút 13:49 đến 14:17, trên trang​ChurchofJesusChrist.org, hoặc đọc văn bản bên dưới.

15:47

Đấng Cứu Rỗi thường được gọi là Đấng Thầy Thuốc Đại Tài, và danh hiệu này có cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. … Từ Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi tuôn chảy loại thuốc giảm đau có tác dụng chữa lành các vết thương thuộc linh của chúng ta và loại bỏ cảm giác tội lỗi. Tuy nhiên, thuốc giảm đau này chỉ có thể được áp dụng qua các nguyên tắc của đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, sự hối cải, và sự vâng lời liên tục. Kết quả của sự hối cải chân thành là cảm giác bình an của lương tâm, sự an ủi, và sự chữa lành và đổi mới phần thuộc linh. (David A. Bednar, “Chúng Tôi Tin ở Sự Trinh Khiết”, Liahona, tháng Năm năm 2013, trang 44)

Học viên sẽ cần đưa ra một số câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi đầu tiên để chuẩn bị cho sinh hoạt cuối cùng của bài học. Khi anh chị em thảo luận câu hỏi này với cả lớp, anh chị em có thể muốn liệt kê những ý kiến của học viên lên trên bảng. Hãy giúp các em đưa ra nhiều ý kiến khác nhau.

Có thể sử dụng hai câu hỏi khác trong cuộc thảo luận này.

  • Chúng ta có thể tiếp cận những quyền năng chữa lành của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô bằng một số cách thức nào?

  • Em nghĩ tại sao “Đấng Thầy Thuốc Đại Tài” là một danh hiệu phù hợp cho Đấng Cứu Rỗi? Em nghĩ tại sao Ngài có thể chữa lành cho chúng ta?

    Nếu học viên có được lợi ích từ một số câu thánh thư xác nhận rằng Đấng Ky Tô có quyền năng chữa lành thì hãy cân nhắc chia sẻ một số câu sau đây: Thi Thiên 30:2; 147:3; Ê Sai 53:5.

  • Khi nào em (hoặc khi nào có người nào đó mà em biết) đã trải qua sự chữa lành của Đấng Cứu Rỗi?

Mặc dù có thể không phải tất cả chúng ta đều trải qua nỗi đau khổ như Giê Rôm, nhưng tất cả chúng ta đều có những vấn đề và trải qua nỗi thống khổ mà Đấng Cứu Rỗi có thể giúp chúng ta vượt qua. Hãy suy nghĩ về một số ảnh hưởng của tội lỗi hoặc sai lầm mà thanh thiếu niên có thể gặp phải và các em có thể cần quyền năng chữa lành của Đấng Cứu Rỗi ra sao.

Cân nhắc liệt kê những ý kiến của học viên lên trên bảng. Các em cũng có thể làm việc theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ để tìm ý tưởng, sau đó cả lớp cùng nhau chia sẻ những ý tưởng đó.

Tạo một phiếu khám bệnh khác để giúp một người nào đó. Đọc 3 Nê Phi 9:13–14, và sử dụng những điều em đã học được ngày hôm nay để tạo một đơn thuốc. Em có thể tham khảo An Ma 15. Hãy chia sẻ cách Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp đỡ và việc thực hành đức tin nơi Ngài có thể là như thế nào. Hãy đảm bảo hoàn thành câu còn dang dở sau đây:

  • Nếu người nào đó cảm thấy [liệt kê các triệu chứng của tội lỗi] … , thì họ cần nhớ [liệt kê đơn thuốc hoặc các phương pháp điều trị] …

Hãy nhắc nhở học viên rằng tất cả chúng ta đều cần Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô và sự chữa lành mà hai Ngài có thể ban cho chúng ta. Làm chứng rằng việc thực hành đức tin và tin tưởng nơi Chúa Giê Su Ky Tô sẽ luôn giúp ích cho chúng ta. Cân nhắc mời học viên chia sẻ những điều các em đã học được hoặc những điều các em thấy là nổi bật nhất từ buổi học ngày hôm nay.